Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Biến chứng nguy hiểm của căn bệnh Gút

Bệnh Gút là bệnh viêm khớp mạn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Ngày nay,bệnh gút đã trở nên phổ biến. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm.
bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-gut
Ảnh minh họa
Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân gút là những đợt viêm cấp tính xuất hiện đột ngột, dữ dội, hay xảy ra vào ban đêm với biểu hiện: viêm sưng các khớp xương, nhất là ngón chân cái có thể bị sưng to, phù nề, căng bóng; kèm theo những dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, khát nước... Trường hợp không có chế độ dự phòng và điều trị thích hợp, những đợt viêm cấp tiếp tục tái diễn, xuất hiện các hạt tophi dưới da (các u cục), nếu vỡ sẽ gây loét và hoại tử rất khó chữa lành. Ngoài ra, gút còn gây hủy hoại khớp, đầu xương, tổn thương thận (sỏi thận, thận ứ nước ứ mủ, suy thận), tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...

Bệnh gút dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn, nếu điều trị bằng nhiều loại kháng sinh khác nhau sẽ có nguy cơ bị dị ứng thuốc, thậm chí có thể gây tử vong. Bên cạnh đó, bệnh gút còn dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm khớp dạng thấp. Nếu điều trị tràn lan bằng thuốc corticoid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm sẽ dễ bị biến chứng loãng xương, loét đường tiêu hóa, hoặc biến chứng trên cơ quan tạo máu...

Ăn uống không hợp lý là yếu tố làm xuất hiện bệnh và tăng nguy cơ tái phát cơn gút cấp. Vì vậy thực hiện chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân có thể phòng tránh và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm do bệnh gút gây ra.

Hiện nay, gút thường được điều trị bằng Colchicin hoặc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, Corticoid, nhóm thuốc làm giảm axit uric máu như: Allopurinol, Probenecid... Tuy nhiên, các thuốc này gây nhiều tác dụng không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, suy thận, giảm bạch cầu...

Xem thêm:
Suy thận – Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com








Bệnh Gút căn bệnh nhà giàu

Gút , hay còn gọi là bệnh thống phong, thực chất là một loại viêm khớp. Chỉ có điều, tất cả các loại thuốc chữa thấp khớp đều tỏ ra bất lực với bệnh này. Bệnh có các biểu hiện: đau nhức, sưng, nóng, đỏ, căng bóng ở các khớp.

benh-gut-can-benh-nha-giau
Bệnh Gút căn bệnh nhà giàu

Nhiều axit uric

Bệnh xảy ra do nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, tạo thành các tinh thể lắng đọng tại khớp, gây ra những cơn đau đớn vô cùng khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng axit uric tăng:

1. Sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất purin như:
- Các loại thịt đỏ (chó, bò, thú…).
- Phủ tạng động vật: gan, bầu dục…
- Một số cá (cá mòi, cá hồi, cá trích…).
- Tôm, cua, ốc …

2. Sử dụng một số thuốc như:
- Nhóm cortison.
- Aspirin, các thuốc có chứa salicylate.
- Pyrazinamid, thuốc lợi tiểu.

Bệnh gút tiến triển qua 2 giai đoạn.

1. Giai đoạn cấp tính:
- Người bệnh bỗng thấy ngón tay, ngón chân cái bị sưng tấy (cũng có khi ở cổ chân, khớp gối hoặc ở những ngón chân khác). Xuất hiện những cơn đau dữ dội, đau đến mức không thể chịu đựng được, nhất là về đêm. Có thể kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi và sợ lạnh.
- Cơn sưng đau kéo dài từ vài ngày đến hàng tuần, rồi tự nhiên giảm dần và trở lại gần như bình thường.
- Vài tuần hoặc vài tháng sau, những cơn đau khác lại xuất hiện, cũng dữ dội và bất ngờ như những cơn đau trước. Cứ như vậy, những cơn sưng đau trở đi trở lại, có khi tới hàng chục lần trong năm.
- Cơn gút thường xảy ra vào quá nửa đêm, hoặc sau một bữa ăn nhiều rượu và thịt.
Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ kéo dài vài năm rồi chuyển thành mạn tính.

2. Giai đoạn mạn tính
Người bệnh bị sưng đau nhiều khớp, nhất là ngón chân cái, mắt cá, khớp gối và khớp đốt ngón tay. Các u cục này to nhỏ không đều, đường kính từ 2 mm đến 5 cm, hơi mềm, không đau, có thể nhìn thấy cặn trắng ở bên dưới lớp da mỏng. Khi bị vỡ, từ các u này sẽ chảy ra một thứ bột trắng như phấn, đó là axit uric lắng đọng dưới dạng muối urat. Các muối urat không những lắng đọng ở dưới da, quanh khớp mà còn lắng đọng cả ở thận, gây sỏi thận, dẫn đến tăng huyết áp, suy tim, suy thận và có thể dẫn đến tử vong.

Cách điều trị bệnh gút

Bệnh thường “đe doạ” nam giới từ 30 tuổi trở lên, to béo, ăn uống thừa thãi (rất hiếm gặp ở phụ nữ và lứa tuổi trẻ). Theo các chuyên gia y tế, vì bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được, nên những người trên 30 tuổi, có mức sống cao, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ axit uric trong máu.
- Nếu lượng axit uric cao hơn mức bình thường (50-60 mg/l) thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm axit uric trong máu.
- Khi đã xuất hiện cơn đau, có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau, nhưng không nên quá ỉ lại vào thuốc, vì chúng chỉ có thể cắt cơn đau mà không điều trị dứt bệnh được.
- Tuyệt đối không được uống rượu và các chất kích thích.
- Uống nhiều nước (2-3 lít /ngày), tốt nhất là nước khoáng có độ kiềm cao, để tăng thải axit uricqua đường tiểu tiện.
- Tránh dùng các thực phẩm có chứa nhiều chất purin như thịt, cá, phủ tạng động vật (chỉ nên dùng dưới 100 g/ngày hoặc không quá 2 lần mỗi tuần).

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com


Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Bệnh gút làm suy giảm chức năng tình dục

Vì sao bệnh gút lại làm suy giảm khả năng tình dục? Có cách nào để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh gút tới "chuyện ấy" không?
Hỏi:
Chồng tôi năm nay 45 tuổi, tôi kém chồng 10 tuổi. Hai vợ chồng tôi kết hôn 15 năm, đã có 2 con trai. Quan hệ tình cảm của chúng tôi không có gì mâu thuẫn. Tuy nhiên gần 1 năm nay chồng tôi bị bệnh gút, khả năng quan hệ tình dục có suy giảm, hai vợ chồng cũng không còn ham muốn như trước. Chồng tôi rất buồn vì chỉ loay hoay một lúc là đã hết hứng. Xin hỏi bác sĩ, bệnh gút có ảnh hưởng nhiều tới quan hệ tình dục không? 

benh-gut-suy-giam-chuc-nang-tinh-duc
Bệnh gút suy giảm chức năng tình dục
Trả lời:
Thực tế đàn ông 45 tuổi chưa hẳn là đã suy giảm khả năng tình dục. Tuy nhiên bệnh tật và các vấn đề khác trong cuộc sống như căng thẳng, mệt mỏi cũng khiến cho ham muốn tình dục suy giảm.

Thực tế có nhiều bệnh nhân gút than phiền về khả năng tình dục bị suy giảm. Có thể do những đợt viêm cấp hay mạn tính của bệnh gây ảnh hưởng các chức năng gan, thận, làm biến dạng các khớp ở chân, tay... 

1. Thận suy giảm

Bệnh gút ảnh hưởng trước tiên do chức năng hoạt động của thận suy giảm. Thận không chỉ có chức năng đào thải chất cặn bã, mà còn có tác dụng duy trì chức năng sinh lý ở đàn ông, nên các chứng di tinh, hoạt tinh, tiết tinh... đều xuất phát từ thận.

Suy giảm chức năng hoạt động của thận khiến cho bệnh gút nặng thêm, ngược lại, bệnh gút cũng làm cho thận hoạt động kém. Đây là lý do dẫn tới yếu sinh lý và giảm ham muốn tình dục của bệnh nhân gút. 

2. Ăn uống kiêng khem

Bệnh nhân gút thường có chế độ ăn kiêng chặt chẽ. Nhiều người bị gút ăn kiêng không hợp lý khiến cho sức khỏe suy kiệt vì thiếu chất khiến cho khả năng tình dục lại càng suy giảm nghiêm trọng hơn.

3. Đau đớn làm giảm ham muốn

Ngoài ra, người bị bệnh gút thường phải đối mặt với những cơn đau khiến cho ham muốn tình dục suy giảm. Thậm chí những cơn đau cấp tính khiến cho người bệnh trở nên cáu kỉnh, gắt gỏng làm ảnh hưởng tới mối quan hệ vợ chồng.

Bị bệnh gút lâu ngày, acid uric sẽ kết tủa thành muối urate lắng đọng ở các khớp tay, chân làm cho người bệnh bị cứng khớp, biến dạng khớp, cử động khó khăn vì đau cũng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt tình dục. Để cải thiện tình hình, bạn cần động viên giúp đỡ chồng thực hiện nghiêm túc chỉ định điều trị và kiêng cữ của bác sĩ.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com


Chữa dứt điểm bệnh gút (gout) bằng y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền thì gút là bệnh thống phong. Nguyên nhân bên ngoài là do khí phong, hàn, thử, thấp xâm phạm vào cơ thể làm khí trệ, huyết ứ, kinh mạch bất thông, tân dịch ứ trệ thành đàm, đàm kết tụ thành cục quanh khớp từ các khớp ngón tay chân rồi chuyển lên khớp gối. 
chua-benh-gut-bang-y-hoc-co-truyen
Chữa bệnh gút bằng y học cổ truyền
Bệnh thường khởi phát lần đầu ở khớp ngón chân cái, sau lan sang các khớp khác. Bệnh nhân đau dữ dội và sưng, nóng, đỏ các khớp. Đau kèm theo rát bỏng rất khó chịu. Phép trị chủ yếu là khu phong tán hàn trừ thấp. Xin giới thiệu một số bài thuốc Nam và cách xoa bóp bấm huyệt chữa trị bệnh gút

Các bài thuốc chữa bệnh gút

Bài 1: Tam diệu thang: đương quy 15g, xích thược 15g, hoàng bá 12g, ý dĩ nhân 30g, ngưu tất 12g, mộc qua 12g, thanh đại 6g, hoạt thạch 15g, tri mẫu 9g, độc hoạt 12g, kê huyết đằng 30g, tỳ giải 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Bài 2: độc hoạt 12g, bạch truật 12g, thương truật 12g, thục địa 6g, ý dĩ nhân 12g, mộc qua 10g, thạch hộc 10g, hoàng bá 8g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Bài 3: (kinh nghiệm dân gian): lá lốt, ngải cứu, trinh nữ hoàng cung, lá mơ lông, quả mướp đắng (khổ qua) lượng bằng nhau cho vào cối sinh tố xay, lấy nước uống, ngày 2 cốc sáng và tối sau bữa ăn 45 – 60 phút. 

chua-benh-gut-bang-y-hoc-co-truyen

Người bệnh tự xoa bóp, day bấm huyệt 

Xoa hai bàn tay cho nóng, ôm đầu gối trái trước, xoa lên xuống từ 3 – 5 phút rồi dùng 2 ngón trỏ chà xát nửa vòng tròn đầu gối bên dưới, còn 2 ngón cái cũng làm động tác như thế ở nửa vòng tròn đầu gối bên trên, tạo thành vòng tròn của khớp gối được xoa bóp. Tuần đầu, mỗi bên đầu gối xoa bóp 5 – 7 phút, cả hai bên được 10 – 15 phút. Hằng ngày tự xoa bóp 2 lần sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Tuần sau tăng thêm thời gian.

Ngoài ra, có thể hơ nóng các huyệt bằng điếu ngải cứu: dương lăng tuyền, độc tỵ, ủy trung, côn lôn. 
Vị trí các huyệt 
Dương lăng tuyền: dưới đầu gối tại chỗ lõm phía ngoài đầu xương mác. 
Độc tỵ: chỗ lõm dưới xương bánh chè, trên xương ống chân ngoài đường gân lớn ở đầu gối. 
Ủy trung: điểm chính giữa lằn ngang khoeo chân. 
Côn lôn: sau mắt cá ngoài 5 phân, trên bờ xương gót chân.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com


Chữa trị bệnh gút bằng những bài thuốc nam

Gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa chất purin làm tăng lượng Acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện của người bị mắc gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. 
Thuốc được bào chế hoàn toàn từ những cây thảo dược rất dễ kiếm trong vườn tược, đồi núi, thậm chí ngay bên vỉa hè lề đường. Bài thuốc chữa trị bệnh gút mãn tính gồm 12 loại thảo dược có tên sau: Cam thảo đất, táo mèo, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh. 

Tác dụng chung của những vị thuốc này là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt. 
dieu-tri-gut-bang-thuoc-nam
Bệnh gút làm sưng đau xương khớp
Cách thức sử dụng bài thuốc rất đơn giản. Đó là đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống, liều lượng mỗi vị 8 gam, mỗi ngày sắc một thang và uống đều sau bữa ăn. Sắc một lít nước, đến khi còn lại nửa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn một chén để uống. Ngoài ra có thể xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3 - 4 ấm là tốt nhất. 

Thuốc nam cho tác dụng từ từ chứ không thể “uống ngày trước, ngày sau lành bệnh” nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Thông thường bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1 - 2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động chân tay ít đau, khớp xương không bị sưng tấy. 

Điều cần lưu ý đối với bệnh nhân điều trị gút là tuyệt đối kiêng tránh những thức ăn như thịt chó (thịt cầy), đồ hải sản, thịt đỏ (như thịt bò) và nội tạng động vật bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều rau quả, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tùy theo sức khỏe bản thân để khí huyết lưu thông đều đặn. 

Nếu có điều kiện người bệnh có thể kết hợp thêm điều trị bằng phương thức châm cứu, mát xa các huyệt đạo bởi các phương pháp hỗ trợ này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắt bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm. 

Nói về ưu điểm của phương pháp chữa trị bệnh bằng 12 loại thảo dược này là thuốc hoàn toàn không cho tác dụng phụ, hiệu quả chữa trị tuy “chậm mà chắc”. Đó là chưa kể đến lợi ích kinh tế bởi không phải ai đều có đủ điều kiện mua các loại thuốc Tây y vốn rất đắt đỏ. 

Người bị bệnh gout phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn: 
- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn… 
- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như : 
+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch… 
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến. 
- Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. 
- Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh. 
- Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than… Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com


Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Những thảo dược tốt cho bệnh gút

Bệnh gút hay thống phong theo y học cổ truyền là rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Người bị gút thường sưng đau khớp, hạn chế vận động. Nhiều vị thuốc trong thiên nhiên có thể giảm đau, kháng viêm cho bệnh này.
nhung-thao-duoc-tot-cho-benh-gout
Ảnh minh họa

Dưới đây là 3 thảo dược quý mà người bị bệnh gút nên biết

1 Cây sói rừng
Loại cây này còn gọi là "cửu tiết trà", "tiếp cốt mộc", "cửu tiết phong"… và có tên khoa học là Sarcandra grabra (Thunb), mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Theo dược học cổ truyền, cây sói rừng vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng rộng rãi trong dân gian với công dụng thải trừ độc, giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch, thường dùng trong các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, thống phong (bệnh gút). Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, dịch chiết từ cây sói rừng có tác dụng chống viêm đạt hiệu quả 97,6%, không gây tác dụng phụ, đặc biệt phần lá cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất. Các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã bào chế sói rừng thành dạng thuốc tiêm bắp để trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp một cách hiệu quả. 
2 Hy thiêm
Cây dược liệu hy thiêm còn có tên gọi khác là chó đẻ hoa vàng, được dùng phổ biến trong y học cổ truyền và công nghiệp dược ở Việt Nam. Hy thiêm chứa chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin giúp người mắc bệnh gout hạ acid uric trong máu. Hiện nay, nhiều nghiên cứu của đại học Dược Hà Nội cho thấy tác dụng hạ acid uric và chống viêm, giảm đau rõ rệt của loại cây này. Hy thiêm còn có tác dụng dược lý như trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng an thần, hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của những vết loét trên cơ thể. Nhờ vậy, dược liệu sẽ làm giảm biến chứng ở bệnh nhân gút. Lá hy thiêm có tác dụng ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính và ức chế yếu giai đoạn viêm mãn tính thực nghiệm. Mặt khác, độc tính cấp của hy thiêm tương đối thấp (77,7g trên mỗi kg trọng lượng), do đó chúng đã được bào chế thành thuốc điều trị bệnh gút. 
3 Mã tiền chế 
Để trị chứng phong thấp, từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng hạt mã tiền để chữa trị theo nguyên tắc "lấy độc trị độc". Đây là một kinh nghiệm có giá trị hết sức đặc biệt. Tác dụng chống tê mỏi và cắt cơn đau của hạt mã tiền đã được kiểm chứng trên thực tế từ đời này qua đời khác. Trong các bài thuốc dân gian chữa phong thấp có hiệu quả đều có thấy sử dụng đến mã tiền chế. Kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, tác dụng dược lý của mã tiền chế có tác dụng làm tăng hưng phấn thần kinh, làm tê thần kinh cảm giác, giảm đau, chống viêm, ức chế vi khuẩn. Trong y học cổ truyền, mã tiền chế có tác dụng khá phong phú: thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống tê mỏi và cắt cơn đau xương khớp do phong tê thấp, đau do gút.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com



Nước bưởi ép tốt cho bệnh nhân gout

Bưởi là một trong những loại trái cây được xem là an toàn và có lợi cho bệnh gút. Nước bưởi có vị ngọt nhẹ, hơi chua, mát và giàu vitamin.

Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2009 cho thấy những người tiêu thụ ít hơn 250mg vitamin C mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh gout. Ở những người đàn ông tiêu thụ 1500mg vitamin C hàng ngày từ nước trái cây, thực phẩm bổ sung thì sẽ làm giảm 45% nguy cơ bị bệnh gout.

Gout là một dạng đặc biệt của viêm khớp, đặc trưng bởi các cơn đau đột ngột, dữ dội ở các khớp. Gout xảy ra do nồng độ acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây ra tổn thương mạn tính. Quá trình hình thành các tinh thể có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm, đạt đến mức độ nghiêm trọng, chúng sẽ tạo ra những cơn gout cấp.

Yếu tố di truyền và chế độ ăn uống có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh gout và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại không thể trị khỏi, điều này khiến bệnh nhân phải sống chung với nó và phải có những biện pháp để hạn chế bệnh phát triển, đồng thời tránh những cơn gout cấp. Chế độ ăn và chế độ tập luyện góp phần cải thiện tình trạng bệnh. Nước bưởi được biết đến có tác dụng làm giảm triệu chứng, góp phần làm giảm các cơn đau do gout gây nên.

Xem thêm:
Những bài thuốc dân gian điều trị bệnh gút hiệu quả
Các môn thể thao dành cho bệnh nhân Gút


nuoc-ep-buoi-tot-cho-benh-nhan-gout
Nước ép bưởi tốt cho bệnh nhân gout
Nước bưởi có rất nhiều tác dụng. Nên uống 8-16 cốc nước hay nước 100% từ trái cây, đặc biệt là nước ép bưởi, mỗi ngày. Điều này có hai lợi ích cho người bị bệnh gút. Đầu tiên, các chất lỏng sẽ giúp tăng khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, làm giảm đau và ngăn chặn những cơn gout cấp. Ngoài ra, trong nước ép bưởi cũng chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp ngăn chặn các cuộc tấn công bệnh gout. Mỗi một ly nước ép bưởi 180ml đã cung cấp hơn 120% lượng vitamin C cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Lượng vitamin C dồi dào trong nước bưởi khiến nó là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân gout hay có nguy cơ bị bệnh gout.

Bưởi là một trong những loại trái cây được xem là an toàn và có lợi cho bệnh gút. Nước bưởi có vị ngọt nhẹ, hơi chua, mát và giàu vitamin. Một cốc nước bưởi không đường có chứa 23g carbohydrate, 400mg kali và 94 mg vitamin C. Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2009 cho thấy những người tiêu thụ ít hơn 250mg vitamin C mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh gout. Ở những người đàn ông tiêu thụ 1500mg vitamin C hàng ngày từ nước trái cây, thực phẩm bổ sung thì sẽ làm giảm 45% nguy cơ bị bệnh gout. Các nhà nghiên cứu xác định rằng vitamin C có tác dụng làm giảm lượng acid uric trong cơ thể. Một chế độ ăn lành mạnh, chủ yếu là trái cây, rau quả, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, măng tây, hải sản…sẽ giúp bệnh nhân tránh được những cơn gout cấp.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com



Các môn thể thao dành cho bệnh nhân Gút

Bệnh gút là bệnh lý có ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp. Do đó, việc vận động tập luyện là vô cùng cần thiết để giúp bệnh nhân gút cải thiện được chức năng vận động, giảm thiểu các biến chứng do bệnh gút gây ra.

Bệnh gút nên vận động thế nào cho hợp lý?

Không nên vận động và hoạt động quá mạnh hay kéo dài vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên mặt khớp, dẫn đến hư sụn khớp, ảnh hưởng không tốt đến xương khớp bị tổn thương. Chế độ sinh hoạt điều độ, lao động nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất (làm việc quá mức, chấn thương…). cần tập thể dục, đi bộ, chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng. Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, luyện tập các bài tập vừa rèn luyện sức bền vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giúp giảm cân hiệu quả và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Song cần được nghỉ ngơi hợp lý và ngừng tập trong giai đoạn tái phát các cơn gút cấp.

Bệnh nhân gút nên tham gia các môn thể thao nào?

Thể thao nói chung giúp con người tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật. Đây là điều kỳ diệu mà thể thao mang lại cho con người, chúng giúp ta cân bằng lại trạng thái khỏe mạnh cho cơ thể. Để chuẩn bị cho tập luyện, bạn nên đến tư vấn bác sĩ về những vấn đề liên quan đến sức khỏe.

- Đi bộ: Đi bộ là môn thể thao rất đơn giản nhưng mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe. Trung bình khi đi bộ 1,6 km, cơ thể sẽ “đốt cháy” khoảng 100 calo. Đi bộ 3,6 km/ngày và 3 lần/tuần có thể giúp giảm 0,5 kg sau 3 tuần. Đặc biệt, môn này có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Ở những người năng hoạt động (vừa với sức mình), nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm 50% so với người ít vận động. Trong số đàn ông không tập thể dục, có đến 60% bị cao huyết áp. Đi bộ thường xuyên với cường độ tăng dần giúp tăng độ linh hoạt cho các khớp xương và tăng khả năng hồi phục của các khớp xương.
di-bo-tang-kha-nang-hoi-phuc-cua-xuong-khop
Đi bộ tăng khả năng hồi phục của xương khớp
-Yoga: trong trường hợp gout chưa ảnh hưởng đến những khớp chịu lực chính trên cơ thể như khớp háng, đốt sống, vai gáy thì người bệnh có thể tập được những động tác uốn dẻo toàn thân để phòng ngừa viêm và thoái hóa khớp.

- Tập gym giảm cân: giảm cân giúp hạn chế trọng lượng cơ thể đè lên các khớp, giúp tăng cường lưu thông máu và bôi trơn khớp, hạn chế các acid uric tiếp tục lắng đọng ở khớp. Việc tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa tái phát cơn gout cấp.

- Bơi lội: trong trường hợp khớp đã bị biến dạng do dính khớp, người bệnh nên vận động theo tư thế thẳng như bơi lội nhằm tránh gây vỡ hoặc tổn thương khớp
boi-loi-co-loi-cho-benh-nhan-gut
Bơi lội có lợi cho bệnh nhân gút
Như vậy, bệnh nhân bị bệnh xương khớp nói chung và bệnh nhân gút nói riêng cần có chế độ sinh hoạt và tập luyện khoa học, có tham khảo tư vấn của các bác sĩ để lựa chọn môn thể thao và phương pháp tập luyện cho phù hợp. Việc này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phục hồi sức dẻo dai của xương khớp, và ngăn chặn được các biến chứng của bệnh trên khớp xương.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com


Những khó khăn gặp phải trong việc điều trị bệnh gút( bệnh gout)

Gút là một bệnh khớp vi tinh thể. Biểu hiện là viêm, sưng, đau khớp. Ở Việt Nam, bệnh gút đã trở nên rất phổ biến,vươn lên đứng hàng thứ tư trong 15 bệnh khớp nội khoa thường gặp nhất.

kho-khan-trong-viec-dieu-tri-benh-gut
Ảnh minh họa
Khi một bệnh nhân mắc bệnh gút mà điều trị không đúng cách hoặc không được điều trị trị thì bệnh sẽ để lại những biến chứng, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Có 4 loại biến chứng cơ bản của bệnh gút:
1. Loại biến chứng liên quan đến tổng thương xương khớp: tình trang hủy hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân tàn phế. Các hạt tophi vỡ loét, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây nên viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết nếu không được can thiệp xử trí kịp thời.
2. Loại biến chứng liên quan đến tổn thương thận: sỏi thận, thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
3. Biến chứng liên quan đến chẩn đoán nhầm: bệnh thường bị chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn và được điều trị bằng rất nhiều các loại kháng sinh khác nhau, và có nguy cơ dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí có thể gây tử vong.
Ngoài ra, bệnh gút còn hay bị chẩn đoán nhầm với bệnh viêm khớp dạng thấp. Từ đó dẫn đến điều trị tràn lan bằng các thuốc chống viêm không steroid, corticoid…với hậu quả là gây nên biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.
4. Biến chứng tai biến do dùng thuốc: ngay cả khi chẩn đoán đúng việc điều trị gút cũng có thể gây nên tai biến. Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như máu, thận, tiêu hóa và gây dị ứng…

Trước thực tế đó, điều trị bệnh gout hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Có 3 khó khăn chính khi điều trị bệnh gút như sau:
1. Đầu tiên là tác dụng phụ của một số thuốc chữa bệnh gút : colchicin có thể gây tiêu chảy, allopurinol có thể gây dị ứng, các thuốc tăng thải axit uric có thể gây sỏi thận.
2. Thứ hai là cơ địa dị ứng thuốc của bệnh nhân. Có bệnh nhân gút bị dị ứng với nhiều thuốc chữa bệnh gút như colchicin và allopurinol. Một số trường hợp xảy ra sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
3. Thứ ba là sự thiếu tuân thủ trong điều trị của người bệnh. Bệnh nhân gút thường chỉ dùng thuốc trong đợt cấp rồi bỏ thuốc, dẫn đến bệnh vẫn tiến triển nặng dần. Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc corticoid dẫn đến tác dụng phụ đáng tiếc như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.

Nhiều bệnh nhân không chịu thay đổi chế độ ăn uống kiêng khem, vẫn tiếp tục ăn nhậu quá mức và sinh hoạt không điều độ, do vậy bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.

Nói chung, những người mắc bệnh gút rất hay bị dị ứng thuốc, do đó cần thận trọng khi sử dụng bất kì loại thuốc gì, kể cả thuốc Đông Y hay Tây Y. Cần sử dụng thuốc theo đơn và cần được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa điều trị.

Trước thực tế còn nhiều khó khăn trong điều trị bệnh gút như vậy, bệnh nhân gút cần xác định tư tưởng điều trị lâu dài, tránh bỏ thuốc khi bệnh thuyên giảm. Khi đó thì mới có thể giữ bệnh khỏi tái phát trong thời gian dài. Bệnh nhân gút cần tích cực hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị, ngăn ngừa biến chứng bệnh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc men. Các thuốc thường dùng điều trị bệnh gút là colchicin, allopurinol, các thuốc chống viêm không steroid…Để điều trị bệnh gút có hiệu quả, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra nồng độ axit uric máu và niệu, chức năng thận. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được chẩn đoán và điều trị các bệnh kèm theo như rối loạn chuyển hóa lipd, đái tháo đường, tăng huyết áp…


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com










Một số loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh Gút

Trong y học cổ truyền không có bệnh danh “bệnh gút” nhưng đối chiếu với các triệu chứng lâm sàng thì căn bệnh này thuộc phạm vi “thống phong” trong Đông y.
Về nguyên nhân, bệnh do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây nghẽn tắc kinh lạc, khí trệ huyết ứ tại các khớp gây đau làm hạn chế vận động. Bệnh bắt đầu ở cơ biểu, kinh lạc sau vào cân cốt gây tổn thương các tạng phủ. Chức năng của khí huyết, tân dịch rối loạn gây ứ trên thành đàm, đàm ứ kết mà tạo thành các cục quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương can thận. Về điều trị, thống phong được coi thuộc phạm vi “chứng tý”, chia ra làm nhiều thể bệnh khác nhau để biện chứng luận trị. Phương pháp dùng ăn uống để trị liệu căn bệnh này cũng được cổ nhân hết sức coi trọng. Dưới đây, xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình:
- Rau cải trắng 250g xào với dầu thực vật 20g, ăn hàng ngày, thích hợp với giai đoạn điều trị củng cố.
- Cà dái dê tím 250g rửa sạch, luộc chín, thái thành miếng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, muối và gia vị vừa đủ, trộn đều, ăn cách nhật.
thuc-pham-tot-cho-benh-gut
Cà dái dê tím, vị thuốc phòng chống bệnh gút
- Khoai tây 250g, dầu thực vật 30g. Rán khoai tây rồi trộn với xì dầu, muối và gia vị, ăn trong ngày. Dùng rất tốt khi bệnh tái phát.
- Củ cải 250g thái chỉ, dầu thực vật 50g. Củ cải rán qua với dầu rồi cho thêm bá tử nhân 30g, nước 500ml đun chín, chế đủ gia vị, ăn trong ngày.
- Măng tre 250g xào với 30g dầu thực vật, cho thêm muối và gia vị, ăn hàng ngày.
- Củ cải 250g thái chỉ rán qua với 30g dầu thực vật rồi cho thêm 750ml nước, 30g gạo tẻ nấu thành cháo, ăn hằng ngày.
- Hạt dẻ tán thành bột 30g, gạo nếp 50g nấu với 750 ml nước thành cháo ăn hàng ngày.
- Rau cần 100g (để cả rễ) rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ 30g nấu với 750ml nước thành cháo, chế đủ gia vị ăn trong ngày.
- Nho tươi 30g, gạo tẻ 50g nấu thành cháo ăn hàng ngày, dùng rất tốt trong giai đoạn cấp tính.
thuc-pham-tot-cho-benh-gut

- Dâu tây (thảo mai) 80g rửa sạch bỏ cuống ép lấy nước, pha thêm đường phèn và nước đun sôi để nguội (khoảng 100ml) uống trong ngày.
- Khoai tây 300g, cà rốt 300g, dưa chuột 300g, táo tươi (loại táo quả to) 300g. Tất cả rửa sạch, thái miếng ép lấy nước, pha thêm một chút mật ong uống trong ngày.
- Quýt 200g, cà rốt 300g, táo 400g, lô hội 60g. Tất cả rửa sạch, ép lấy nước pha thêm mật ong uống hàng ngày.
- Cương tàm 250g, đậu đen 250g, rượu trắng 1.000ml. Đậu đen sao cháy ngâm trong rượu cùng với cương tàm, sau 5 ngày dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
- Độc hoạt 40g, bạch tiên bì 15g, khương hoạt 30g, nhân sâm 20g, rượu trắng vừa đủ. Các vị thuốc rửa sạch, sấy khô tán vụn. Mỗi lần dùng lấy 10g bột thuốc, 7 phần nước, 3 phần rượu, đun cạn còn 7 phần, bỏ bã lấy nước uống hàng ngày.
- Tang ký sinh 200g, đậu đen 250g, rượu trắng 1.500ml. Các vị thuốc sấy khô sao thơm, tán vụn ngâm trong rượu cùng một chút mật ong sau 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml.
- Độc hoạt 60g, đậu tương 500g, đương quy 10g, rượu trắng 1.000ml. Tất cả sấy khô, sao thơm, tán vụn ngâm trong rượu, cho thêm mật ong uống mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15ml.
Xem thêm các bài viết liên quan:

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com



Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Suy thận – Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Gút không chỉ gây tổn thương các khớp xương mà còn tác động đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Một trong những biến chứng nặng nề và nguy hiểm do bệnh gút là suy thận.

Gút (thống phong) là kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat ở khớp làm tăng axit uric máu trong thời gian dài. Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân gút là những đợt viêm cấp tính xuất hiện đột ngột, dữ dội, hay xảy ra vào ban đêm với biểu hiện: viêm sưng các khớp xương (nhất là ngón chân cái), phù nề, căng bóng; kèm theo những dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, khát nước,... Nếu không có chế độ dự phòng, điều trị thích hợp, những đợt viêm cấp sẽ tái diễn thường xuyên và chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ rất phức tạp, gây nhiều biến chứng, trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất, đe dọa tính mạng bệnh nhân gút là suy thận.

Ảnh minh họa
Theo thống kê, 10-15% bệnh nhân gút có những tổn thương tại thận, chủ yếu là viêm ở khe thận, cầu thận. Bên cạnh đó, nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Chính những tổn thương này là lý do khiến bệnh nhân gút dễ mắc suy thận. Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút nhưng gây độc cho thận (probenecid, sulfinpyrazone, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid, colchicin,... ) khiến nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận. Vì vậy, việc theo dõi định kỳ nồng độ axit uric trong máu và chức năng gan, thận rất cần thiết để bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Trước khó khăn trong điều trị và những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút, hiện nay, nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân đang lựa chọn sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị gút mà vẫn đảm bảo an toàn cho thận. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com


Lá ổi điều trị bệnh gút - bệnh gout

Bệnh gút không những khiến người bệnh đau đớn vì những cơn đau khớp, mà còn xuất hiện những biến chứng nguy hiểm do dùng thuốc tây. Hiện nay các nhà khoa học phát hiện ra rằng lá ổi cũng có tác dụng trong điều trị tốt bệnh gút

Hỏi: Trong vườn nhà tôi có rất nhiều cây ổi, tôi nghe có người nói rằng, lá ổi trị được tiêu chảy; còn có người nói lá ổi điều trị bệnh gout (gút). Hiện tôi đang bị bệnh gút, xin chuyên mục sức khỏe tư vấn giúp tôi. Tôi rất cám ơn!

- Trả lời: Chào bạn, cây ổi còn có tên là phan thạch lựu, tên khoa học là Psidium guyjava L., thuộc họ Sim Myrtaceae. Cây ổi có nhiều tác dụng làm thuốc, từ búp non, quả, vỏ rễ đến vỏ thân cây. Thường dùng nhất là búp non và lá non. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Trái ổi còn xanh, chát, điều trị tiêu chảy; ổi chín có tác dụng nhuận trường. Từ xa xưa trong dân gian thường dùng lá ổi non, búp ổi non để chữa đau bụng, tiêu chảy rất tốt. Liều lượng thường dùng là 15 – 20g búp ổi, rễ ổi non phối hợp với một ít lá chè xanh và gừng để sắc (nấu) lấy nước uống. Rễ và vỏ thân cây ổi còn dùng chữa vết thương, vết loét… Cách dùng như sau: lấy 15g rễ và vỏ thân cây sắc với 300 ml nước còn 100 ml để uống.
la-oi-co-tac-dung-dieu-tri-benh-gout

Lá ổi có tác dụng chữa bệnh gout

Cũng có nhà chuyên môn hướng dẫn cho bệnh nhân có bệnh đái tháo đường, đồng thời bị bệnh gút (thống phong) dùng kết hợp 3 loại gồm: lá sakê, búp ổi và đậu bắp, theo liều lượng: đậu bắp 100g, búp ổi non 20g, sa kê 100g (theo kinh nghiệm dân gian phải là lá sakê úa vàng tự rụng mới tốt, không dùng lá tươi), 3 loại đem sắc (nấu) lấy nước uống liên tục. Có bệnh nhân dùng bài thuốc này cũng cho kết quả tốt. Đây là một kinh nghiệm rất quý báu có thể áp dụng vì các loại cây nói trên vô hại, nếu ai dùng phù hợp mà khỏi được bệnh thì thật đáng quý. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn và lý giải được cơ chế chữa bệnh gút của ổi thì cần có những nghiên cứu sâu hơn về cơ bản và thử nghiệm trên nhiều người bệnh…

Xem thêm:
Bài thuốc dân gian chữa bệnh gout- bệnh gút
Phương pháp điều trị bệnh Gút( Bệnh Gout)
Thờ ơ với bệnh gút ( gout) có ngày tàn phế


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com


Bài thuốc dân gian chữa bệnh gout- bệnh gút

Bệnh gout là một dạng thực thể bệnh viêm sưng các khớp do việc đào thải của thận có vấn đề, ăn nhiều đạm động vật, hải sản, hay uống bia rượu trong một thời gian dài sẽ xảy ra tình trạng viêm sưng các khớp chi tay chân.
Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới xuất hiện vào độ tuổi trên 40. Nhưng hiện nay, mức độ bệnh này càng ngày càng giảm độ tuổi ở Việt Nam do ăn nhiều đạm và uống nhiều bia rượu trong một thời gian dài từ ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ.

Hiện nay, căn bệnh gout rất khó điều trị, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng về khớp, mô, các mạch máu và tổng thể thẩm mỹ của người bệnh.

ruou-bia-la-nguyen-nhan-gay-ra-benh-gout

Nguyên nhân gây ra bệnh gout là uống nhiều rượu bia 

Nguyên nhân sâu xa của bệnh gout (hay bệnh thống phong) có thể là do trục trặc về một số gen. Hay nói cách khác, các tinh thể muối urat lắng đọng nơi các khớp chi tay chân nếu nồng độ acid uric trong cơ thể cao. Vấn đề ở đây là do thói quen ăn nhậu và thói quen dinh dưỡng không phù hợp hiệu quả. Acid uric là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất burin có trong cơ thể.

Vì vậy, ta cũng nó cho rõ rằng, gout là một dạng bệnh do rối loạn chuyển hóa purin dẫn đến tăng lượng acid urid đột ngột một thời gian dài lắng đọng ở nơi các khớp chi gây ra sưng lâm sàn hoặc viêm sưng tấy nóng đỏ và nặng hơn là làm biến dạng hình thể nơi các đầu khớp.

Nếu chúng ta không chữa trị kịp thời sẽ gây viêm nhiễm cục bộ các khớp ngón, cổ chân, đầu gối, các khớp chi phần ngón tay... gây khó vận động, đau nhứt triền miên, mất thẩm mỹ và nặng hơn sẽ làm thận suy giảm chức năng của mình.

benh-nhan-gout-khong-nen-an-thuc-pham-nhieu-chat-dam
Ăn nhiều đạm, hải sản, nội tạng động vật là một trong nhiều nguyên nhân rối loạn chuyển hóa
Ở đây, điều tôi muốn đưa đến cho đọc giả cách chữa trị bệnh gout (dư acid uric hay gọi là bệnh thống phong) một bài thuốc chữa trị dân gian không tốn nhiều công sức và tiền bạc, mà còn dễ kiếm, dễ tìm và là loại thuốc cây nhà lá vườn bất cứ người nào cũng tự chữa trị được.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh gout -bệnh gút được thực hiện như sau:

Xem thêm:
Lá lốt có tác dụng điều trị bệnh Gout ( bệnh gút)
Những bài thuốc dân gian điều trị bệnh gút hiệu quả


-1 Con cua đồng còn sống (không phân biệt đực cái): nếu mua ngoài chợ về rửa sạch, không cho tiếp xúc với nước khoảng 1 đến 2 tiếng. Mục đích là làm cho con cua sẽ tiết chất dịch trong miệng và trao đổi nước nhiều hơn.
-Rượu gạo có nồng độ từ 35-40 độ nguyên chất (không sử dụng loại rượu pha cồn công nghiệp) với nước với tỉ lệ: 1 rượu - 5 nước (sử dụng cái muỗng hay thìa) làm sao cho vừa đủ dùng.
-Lấy 1 cái tô có cạnh bè ra để dễ dàng dùng bàn tay đè lên mai cua đồng ngâm với hỗn hợp nước rượu ngập đến miệng con cua đồng.
-Thời gian ngâm (dùng tay đè mai cua đồng liên tục) để cua tiết dịch tự nhiên của nó trong vòng 10 đến 15 phút hoặc có thể 15 phút là được.
-Khi ngâm, có thể tạo độ sóng sánh của phần mớm nước dâng lên hạ xuống trên dưới miệng con cua đồng để cho nó tiết nước nhiều hơn (kinh nghiệm)
-Sau đó lấy phần nước hỗn hợp này uống (nhớ lắng hoặc lọc sạch cũng được).

bai-thuoc-chua-benh-gout
Dịch bọt tiết ra từ miệng con cua đồng + tỷ lệ rượu nước 1:5 cho ra hỗn hợp chữa trị gout
(Lưu ý: không sử dụng cua đã chết vì không còn khả năng tiết dịch từ miệng có thể tái sử dụng cua từ 1 đến 3 lần)
Thời gian sử dụng như sau:
-Tuần đầu tiên: ngày sử dụng 1 con để tạo ra hỗn hợp nước uống: 7 ngày đều đặn (sử dụng 1 đến 2 lần sẽ thấy hiệu quả khác).
-Tuần thức 2 cách 3 ngày sử dụng 1 lần.
-Tuần thứ 3: sử dụng 1 lần.
-Sau đó 2 tuần làm 1 lần.
-1 tháng làm 1 lần.
-3 tháng làm 1 lần.
-6 tháng 1 lần nữa.
Khi sử dụng phương pháp chữa gout này, bạn có thể sử dụng thêm rượu gạo trắng nắn bóp xung quanh phần sưng viêm đau nhằm mục đích làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông và đàu thải các cặn acid uric tốt hơn nhanh hơn. Sáng bóp 1 lần, chiều xoa bóp thêm lần nữa.
Đây là 1 bài thuốc dân gian dễ sử dụng, bản thân mình đang trải qua, cũng có uống nhiều thuốc nhưng không cách nào hết được. Chiều thứ 7 uống thì nguyên ngày hôm sau đã đỡ khỏi. Có thể dùng chân dậm mạnh dưới đất mà không gây thốn hay đau gì.
Tuy nhiên, "Phước chủ may thầy" có ai được toàn vẹn hoặc chữa khỏi bằng 1 bài thuốc hoặc bằng 1 cách đâu. Trên đây là một trong những phương pháp chữa căn bệnh gout mà đấng mày râu hiện nay tại Việt Nam mắc phải rất nhiều làm tốn tiền của thời gian và hạnh phúc của nhiều gia đình.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com