Bệnh gút là nỗi ám ảnh không chỉ của giới nhà giàu bởi theo nghiên cứu, bất kỳ ai cũng có khả năng mắc căn bệnh này. Rất nhiều người cầm kết quả xét nghiệm máu trên tay đang cảm thấy hoang mang vì nồng độ axit uric trong máu quá cao, vì sợ mình đã hoặc sẽ mắc bệnh gút trong thời gian tới.
Bệnh gút được biết đến là căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp cho người mắc mỗi khi cơn gút cấp xuất hiện. Căn bệnh này có nguồn gốc từ axit uric. Axit uric là một trong những chất thải của cơ thể, thải ra sau quá trình chuyển hóa purine – có nhiều trong cơ thể động vật, nguồn thức ăn chính của con người.
Thông thường, axit uric trong máu sẽ được xử lý qua thận và bài tiết ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Nếu lượng axit uric bài tiết ra ngoài bị giảm đi hoặc trong cơ thể bệnh nhân sản xuất ra càng nhiều axit uric hơn, bệnh nhân sẽ mắc một tình trạng gọi là tăng axit uric máu, có thể là một dấu hiệu cảnh báo người bệnh đã mắc bệnh gút.
Nồng độ axit uric trong máu cao có thể là một biểu hiện của bệnh gút
Xác định tăng axit uric máu như thế nào?
Để xác định bạn có bị tăng acid uric máu hay không, bạn cần đến bệnh viện để được làm xét nghiệm máu mới có thể đưa ra kết luận chính xác. Theo thông tin từ khoa Xương khớp, Đại học American College, Hoa Kỳ, mức độ giới hạn bình thường của axit uric máu nằm trong khoảng từ 3,5 – 7,2 mg/dL (dexilit). Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà “chỉ số axit uric khỏe mạnh” là khác nhau. Thông thường, tình trạng tăng axit uric máu được xác định theo từng giới, cụ thể: nồng độ axit uric máu cao ở nam giới được định nghĩa là > 7 mg/ dL, nồng độ axit uric máu cao ở nữ giới được định nghĩa là> 6 mg/ dL.
Nếu bạn bị tăng axit uric máu, hãy liên hệ theo số điện thoại 043.9343333 ngay để được tư vấn miễn phí.
Bệnh gút xuất hiện khi nào?
Bản thân tăng axit uric máu không phải là một căn bệnh và trong một số trường hợp, người mắc tăng axit uric máu vẫn có một cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh gút.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tăng axit uric máu là một dấu hiệu cảnh báo. Tình trạng tăng axit uric trong máu kéo dài là một điều kiện thuận lợi để các tinh thể axit uric hình thành – nguyên nhân gây ra bệnh gút. Những tinh thể axit uric này rất sắc nhọn, cứng và tích tụ trong khớp xương đặc biệt là ngón chân, mắt cá chân… mặc dù mối liên hệ giữa tăng axit uric máu và bệnh gút là hoàn toàn không rõ ràng.
Như đã nói ở trên, nhiều người bị tăng axit uric máu vẫn có một cuộc sống khỏe mạnh và ngược lại, rất nhiều bệnh nhân gút không hề bị tăng acid uric máu, thậm chí có những bệnh nhân mắc cơn gút cấp nhưng nồng độ axit uric trong máu ở mức thấp. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nếu bạn bị nồng độ axit uric trong máu cao mà vẫn chưa bị gút, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút trong thời gian tới là 1%.
Các yếu tố nguy cơ của tăng axit uric máu
Tăng acid uric máu có thể có liên quan với các yếu tố nguy cơ như rối loạn đường huyết, rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu), béo phì và huyết áp bất thường… gọi chung là hội chứng chuyển hóa.
Tăng acid uric máu sẽ xuất hiện nếu người bệnh có một lối sống không lành mạnh, đặc biệt, trong chế độ ăn có quá nhiều purin (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…), protein, rượu và carbohydrate (tinh bột). Một phần ba lượng axit uric trong cơ thể được tạo thành từ chế độ ăn uống không lành mạnh này. Hai phần ba số còn lại là do nội sinh (cơ thể tự tổng hợp).
Ý nghĩa của tăng axit uric máu?
Nếu bạn bị tăng axit uric máu trong kết quả xét nghiệm của mình và chưa mắc bệnh gút thì cũng đừng quá lo lắng. Tỷ lệ phát triển bệnh gút ở những người tăng axit uric máu là rất thấp. Tuy nhiên, đây không phải là một tin tức tốt lành với những bệnh nhân gút.
Tăng axit uric máu đối với bệnh nhân gút cũng đồng nghĩa là tăng thêm “nguyên liệu” để sản xuất các tinh thể. Các tinh thể này lắng đọng trong các khớp gây sưng khớp, đau khớp, biến dạng khớp và giới hạn phạm vi chuyển động của các khớp khiến bệnh nhân chỉ có thể nằm giường hoặc ngồi xe lăn. Nếu bạn đã kiểm soát tốt bệnh gút, không có các cơn gút cấp, các bác sỹ chuyên khoa khớp của Mỹ từ Cao Đẳng Xương khớp Mỹ (American College of Rheumatology) khuyên bạn nên duy trì nồng độ axit uric máu ở mức độ an toàn theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Một số loại thảo dược giúp
kiểm soát lượng axit uric trong máu là: Hạt cần tây, hạt kế sữa, lá trà atiso, hạt cherry đen, quả dứa và củ nghệ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những thảo dược này bởi chúng có sẵn ngoài thị trường, trong một số loại thực phẩm chức năng có hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gút.
Lưu
ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn
có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để
được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin
vui lòng liên hệ:
NHÀ
THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương
Y: Nguyễn Thị Hường
Điện
thoại: 0977.980.463 |
0965.394.463
Địa
chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội