Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Bệnh gút và các giai đoạn của bệnh gút mà bệnh nhân cần biết

Bệnh gút được chia làm 4 giai đoạn chính. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ bệnh tật mà người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là những gì xảy ra trong từng giai đoạn bệnh nhân mắc gút phải trải qua, giúp người bệnh xác định tình trạng bệnh của mình và biết cách để ngăn ngừa gút tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

Bệnh gút bắt đầu với tình trạng axit uric trong máu tăng cao, các tinh thể axit uric dần dần hình thành, lắng đọng gây đau đớn dữ dội cho người bệnh và cuối cùng là bệnh gút mạn tính. Bệnh có 4 giai đoạn chính dưới đây và cho dù bạn ở giai đoạn nào, việc điều trị gút đúng với chỉ định của bác sỹ sẽ giúp bạn sống chung với gút dễ dàng hơn.

Bệnh gút và các giai đoạn của bệnh gút mà bệnh nhân cần biết
Axit uric tích tụ ở khớp ngón chân cái của bệnh nhân

Giai đoạn 1: Bệnh gút không triệu chứng


Bệnh gút trong giai đoạn này đặc trưng bởi nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Ngoài ra, người bệnh thường không còn bất kỳ một biểu hiện nào khác. Axit uric là một chất tự nhiên trong cơ thể có thể tự tổng hợp được (chiếm khoảng 2/3 tổng lượng axit uric trong cơ thể) và do thức ăn có chứa nhiều purin (chiếm khoảng 1/3 tổng lượng axit uric trong cơ thể).

Không phải người nào có axit uric máu tăng cao đều sẽ mắc bệnh gút nhưng đây thực sự là một điều kiện lý tưởng để phát triển bệnh gút trong các giai đoạn tiếp theo.

Các chuyên gia y tế Mỹ khuyến cáo, người bệnh trong giai đoạn này nên tầm soát theo dõi chỉ số axit uric định kỳ. Nếu phát hiện chỉ số này tăng cao, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn kiêng và cần thay đổi lối sống, giúp nguy cơ bị cơn gút cấp tấn công trong tương lai.

Những loại thực phẩm giàu purin mà bệnh nhân nên hạn chế ăn là nội tạng động vật, thịt đỏ, đậu khô, nấm, đậu Hà Lan. Mặc dù không có triệu chứng của căn bệnh gút nhưng sự tích tụ axit uric quá nhiều trong máu khiến cơ thể người bệnh bị tổn hại.

Giai đoạn 2: Bệnh gout cấp tính


Axit uric dư thừa trong thời gian dài dần dần kết tinh thành các tinh thể hình mũi kim sắc nhọn, thường tập trung ở ngón chân cái (chiếm khoảng 80% các trường hợp gút đầu tiên) và gây đau đớn khủng khiếp cho người lần đầu mắc cơn gút cấp. 20% số bệnh nhân còn lại sẽ bị gút ở các khớp khác như mắt cá chân, khớp bàn chân, khớp đầu gối và cổ tay.

Viêm bùng phát vào ban đêm một cách đột ngột và kéo dài trong khoảng từ 3 – 10 ngày. Cơn gút cấp khiến vùng khớp bị ảnh hưởng sưng đỏ, nóng rát và đau đớn dữ dội. Sau cơn đau đầu tiên, người bệnh có thể sẽ không còn cơn đau nào khác nữa trong vòng vài tháng, vài năm, thậm chí là hàng chục năm. Tuy nhiên, kể từ khi cơn gút cấp thứ 2 xuất hiện, các cơn thứ 3 thứ 4 và nhiều hơn thế sẽ xuất hiện thường xuyên.

Cơn gút cấp có thể bị kích hoạt bởi tình trạng căng thẳng tâm lý, các chất kích thích, ăn uống quá nhiều thịt hoặc hải sản. Khi bị gút cấp người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được điều trị, trong thời gian chờ đến bệnh viện, người bệnh có thể chườm đá vào vùng bị đau để giảm bớt sưng và làm dịu khớp xương.

Giai đoạn 3: Bệnh gút gây ra các tổn thương khớp, xương vĩnh viễn


Các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và liên tục không chỉ khiến bệnh nhân đau đớn mà nó còn gây ra các tổn thương sụn khớp, xương vĩnh viễn. Trong giai đoạn thứ 3, sau một loạt các cơn gút cấp, bệnh gút sẽ bắt đầu “ngủ đông”. Người bệnh không còn bất kỳ cơn đau nào nữa, nhưng axit uric vẫn tiếp tục tích tụ trong cơ thể.

Các chuyên gia xương khớp Mỹ gọi đây là “giai đoạn yên bình trước cơn bão tố”. Các tổn thương vĩnh viễn ở sụn khớp và xương sẽ dẫn đến giai đoạn cuối của bệnh gút: Bệnh gút mạn tính. 

Nhiều bệnh nhân cho rằng mình đã khỏi bệnh gút và buông lỏng việc điều trị. Thực tế đã chứng minh rằng đây là một sai lầm đặc biệt nghiêm trọng của những bệnh nhân mắc gút bởi nó khiến bệnh chuyển biến sang giai đoạn cuối càng nhanh hơn. Điều bệnh nhân cần làm là tiếp tục điều trị, ăn uống đúng cách và uống nhiều nước hơn.

Giai đoạn 4: Bệnh gút mạn tính với hạt tophi


Bệnh gút mạn tính chắc chắn là giai đoạn tồi tệ nhất trong cuộc đời bệnh nhân mắc gút. Để tiến triển đến giai đoạn cuối, người bệnh mắc gút có thể mất đến 10 năm và thường gặp nhất ở những người bệnh không được điều trị hoặc không tuân thủ điều trị do bác sỹ chỉ định. Bệnh gút có bản chất là viêm khớp nên nó có những triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp bao gồm đau đớn, suy giảm chức năng vận động.

Axit uric tích tụ hình thành các cục u trong mô mềm xung quanh phần khớp bị ảnh hưởng. Các hạt này có tên là hạt tophi, xuất hiện dày đặc ở ngón tay, khuỷu tay và ngón chân khiến bàn chân và bàn tay người bệnh bị biến dạng, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Axit uric gây tổn hại xương và tích tụ trong thận, là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét