Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Cách chiến thắng bệnh gout từ lá trầu và nước dừa

Cây trầu và cây dừa đều là hai loại cây thân thuộc ở đâu cũng có. Đặc biệt hai loại cây này còn có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh gout đã được nhiều bệnh nhân áp dụng và đã thành công. Vậy cách chữa bệnh gout từ hai loại cây này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Công dụng chữa bệnh của lá trầu và nước dừa

Trong lá trầu có chứa tinh dầu cùng với những hoạt chất có tác dụng trong việc chống lại bệnh xương khớp, giúp phục hồi những hư tổn của khớp, bên cạnh đó lá trầu còn được biết tới với công dụng giúp giảm đâu thần kinh, cải thiện những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Cách chiến thắng bệnh gout từ lá trầu và nước dừa

Công dụng của lá trầu và nước dừa trong việc chữa bệnh gout

Còn nước dừa khi kết hợp cùng với lá trầu cũng có vai trò vô cùng quan trọng là một chất hòa tan, giúp cho những chiết xuất hoạt chất ở trong lá trầu ra một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra nước dừa cũng là một chất điện phân tự nhiên giúp tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể và cân bằng chuyển hóa. Uống nước dừa thường xuyên còn giúp cải thiện những bất thường về thận, tiết niệu, tăng cường đào thải những axit uric gây ra bệnh gout.

Căn bệnh nhà giàu đáng sợ

Bệnh gout đang là một bệnh khá phổ biến hiện nay, những người đang sống chung với bệnh gout thường phải khổ sở vì các khớp xương thường xuyên bị sưng tấy gây ra đau đớn vô cùng. Gout là căn bệnh nan y và có thể gây ra những biến chứng cho người bệnh. Nguy hiểm hơn cả là gây ra tình trạng suy gan, suy thận, những biến chứng về tim mạch có thể dẫn tới tử vong.

Cách chữa bệnh gout bằng lá trầu và nước dừa


Đây là một phương pháp chữa bệnh vừa hiệu nghiệm lại vô cùng đơn giản, người bệnh đều có thể thực hiện tại nhà và rất rẻ tiền. Sự kết hợp của lá trầu và nước dừa rất dễ uống, lại không hề gây kích ứng dạ dày.
Cách chiến thắng bệnh gout từ lá trầu và nước dừa

Bệnh gout là bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh

Vào mỗi buổi sáng thức dậy bạn sử dụng 100g lá trầu tươi, đem xay nhuyễn rồi ngâm trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Ngoài ra bạn cũng cần chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu xay nhuyễn vào. Đậy nắp lại và uống sau 30 phút đã ngâm. Lưu ý là khi áp dụng bài thuốc này thì bạn không nên ăn sáng ngay mà phải chờ sau khi hỗn hợp được cơ thể hấp thụ hoàn toàn, khi nào đi tiểu trở lại thì mới ăn sáng.

Thực hiện bài thuốc này trong 1 tuần những cơn đau do bệnh gout gây ra sẽ giảm đáng kể giúp cho người bệnh ngủ ngon hơn và đầu óc được minh mẫn hơn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Dùng lá tía tô chữa bệnh gút

Lá tía tô dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, tía tô không những dùng để chế biến các món ăn mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Khi cộng với hành sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.

Dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.

Chữa cảm lạnh: Vỏ 1 quả quýt cùng 3 lát gừng dày, 1 nắm lá tía tô khô hoặc tươi đều được. Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 1 bát nước, đun sôi kỹ, chắt nước uống nóng rồi đắp chăn ấm. Hoặc có thể lấy 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng, thái nhỏ cho vào bát, đập 1 quả trứng gà rồi múc cháo hoa trộn đều ăn nóng.

Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô, vỏ quít, cam thảo nam, gừng tươi lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.

Chữa đau bụng, đầy chướng:Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

Chữa ngộ độc cua: Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.

Chữa ho, tức thở: Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.

Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần

Dùng lá tía tô chữa bệnh gút

Chữa bệnh gút:

Nếu bị bệnh gút, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào.

Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ, (như sắc thuốc Bắc) rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ.

Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.

Bài thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Một số thực phẩm tốt cho người bị bệnh gout

Một số thực phẩm tốt cho người bị bệnh gout


Đậu xanh

Đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể gây ra bệnh gout.

Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.

Dứa

Dứa là loại quả rất giàu axit hữu cơ như axit citric, axit malic, nhiều vitamin A, B và đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao (60%), nhiều khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin. Không những thế, nước ép quả dứa rất bổ dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh gout…

Dưa hấu

Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Bệnh gút nên ăn gì ?

Có nhiều cách để giảm thiểu các cơn đau do bệnh gút gây ra, việc tránh 14 loại thực phẩm dưới đây cũng là một cách hiệu nghiệm được nhiều bác sỹ chuyên khoa trên thế giới khuyên

Nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn nữ giới, mà phẩn lớn là do các cuộc nhậu nhẹt, party và chế độ ăn uống không hợp lý.

ăn uống phòng bệnh gout


Các yếu tố gây ra bệnh gút và các cơn đau do gút, bao gồm:

Thừa cân – nhiều bệnh nhân bị bệnh gút là thừa cân hoặc béo phì
Rượu, bia – các cơn đau Gout cấp tính thường gia tăng theo lượng rượu bia mà bạn nạp vào cơ thể
Thức ăn nhiều purin – thực phẩm ăn giàu purin (thịt, cá, bọc trứng cá)
Tình trạng đói hay do bữa ăn nghèo nàn không cung cấp đủ năng lượng – mức urate trong máu tăng lên đáng kể khi các protein cơ thể bị phá vỡ do nhịn đói hoặc ăn rất ít.
Bệnh thận – tình trạng suy thận mãn tính làm giảm khả năng bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể, nó gián tiếp gây ra bệnh gút.
Các bệnh khác – bệnh như bệnh bạch cầu hoặc bệnh vẩy nến có thể làm gia tăng hàm lượng kết tủa của acid uric.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Kiến thức bổ ích cho bệnh nhân gout

Nhắc đến bệnh gút là người ta nghĩ ngay đến những cơn đau khớp dữ dội, những khớp bị sưng, mềm và đỏ. Gút không chỉ đem lai cho bệnh nhân cảm giác đau đớn mà còn khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Dưới đây là một số kiến thức cơ bản, bổ ích cho người bệnh gút.


Cải bẹ xanh - Loại rau tốt cho người bệnh gút

Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản. Theo các chuyên gia sức khỏe, người bệnh gút nên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất acid aric gây bệnh.
Kiến thức bổ ích cho bệnh nhân gout

Cải bẹ xanh giúp phòng trừ bệnh gút rất hiệu quả

Các bà nội trợ có thể lưu ý cách chế biến sau: dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả.

Các biện pháp giảm đau cho người bệnh gút


Người bệnh gút có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

Chườm đá: Theo các chuyên gia sức khỏe, chườm đá lên vùng bị đau là cách hữu hiệu giúp giảm đau do Gout, cố gắng chườm túi đá từ 10 – 15 phút sẽ thấy giảm đau đáng kể.

Quả anh đào : Người bệnh gút được khuyên không nên bỏ qua quả anh đào bởi loại quả này có tác dụng giảm lượng acid uric trong cơ thể vì thế giảm bệnh Gout, ăn hoặc uống nước ép anh đào đều rất có lợi cho người bị Gout.

Uống nhiều nước : Nước có tác dụng làm loãng lượng acid uric trong cơ thể vì thể giúp giảm bệnh Gout. Những người bị Gout nên uống càng nhiều nước càng tốt.

Vitamin C : Tăng cường bổ sung vitamin C trong chế độ ăn của người bệnh gút có tác dụng giảm viêm sưng.

Dấm táo và mật ong : Dùng 2 thìa dấm táo và 2 thìa mật ong 2 lần mỗi ngày giúp giảm Gout rất hiệu quả.

Luyện tập : Tập các bài tập khớp giúp giảm các cơn đau do Gout gây ra, nên vận động các khớp đều hàng ngày.

Tập luyện thể thao đều có tác dụng giảm đau khớp, giúp các khớp chắc khoẻ và tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể.

Dâu tây : Dâu tây tươi được biết đến với tác dụng làm trung hoà lượng acid uric nên rất tốt cho người bị Gout.

Ngâm chân : Một phương pháp phổ biến giúp giảm đau cho người bệnh gút được khuyên dùng là ngâm chân trong nước muối pha loãng giàu magiê. Phương pháp này giúp cải thiện lưu thông máu, thải độc tố ra khỏi cơ thể và giảm stress hiệu quả.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Phòng ngừa bệnh gút bằng cách nào?

Để phòng ngừa bệnh gút, chúng ta nhất thiết phải điều chính chế độ ăn uống, theo đó, chúng ta nên kiêng các loại thực phẩm, nước uống có khả năng làm tăng nhanh lượng acdid uric máu. Hàng ngày, nên tăng cường uống nước kèm theo các loại rau quả, canh ..., thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân nếu thừa cân, uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng cường tải tiết acid uric qua nước tiểu.

dự phòng bệnh gout

Dưới đây là một số lời khuyên phòng ngừa bệnh:

Lượng thịt ăn hàng ngày không nên quá 15g, tránh ăn phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ, các loại hải sản. Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc.
Nên bổ sung thêm ngũ cốc, bánh mì trắng trong thực đơn hàng ngày.
Ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả.
Tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh... vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.
Bỏ rượu, kể cả rượu vang, rượu thuốc.
Bệnh gút mang lại nhiều khó chịu cho người bệnh, vậy nên để giảm những khó chịu cho người bệnh, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress... Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Biến chứng nếu bệnh gút không được điều trị triệt để

Khi bệnh gút không được điều trị đúng hoặc không được điều trị bệnh để lại những biến chứng có thể dẫn tới những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. 

Dưới đây là một trong số các biến chứng của bệnh gút: 1. Tổn thương xương khớp. Đó là tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân bị tàn phế. Các hạt tophi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. 2. Nguy cơ sỏi thận do sự lắng đọng của muối urats trong thận, ngoài ra người bệnh gút còn tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.... 3. Dễ chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn. Khi bị chẩn đoán nhầm, bệnh sẽ được điều trị bằng rất nhiều loại kháng sinh khác nhau, và có nguy cơ bị dị ứng thuốc kháng sinh thậm chí có thể gây tử vong. 4. Dễ chẩn đoán nhầm với viêm khớp dạng thấp. Khi đó việc điều trị tràn lan bằng các thuốc chống viêm dễ dẫn tới các biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.... 5. Tổn thương các cơ quan như máu, thận, tiêu hóa, dị ứng do ảnh hưởng bởi các loại thuốc chống viêm trong quá trình điều trị bệnh gút.
Điều trị cho người bệnh gút
kiến thức điều trị gout


Nguyên tắc điều trị cho người bệnh gút chủ yếu là chống viêm khớp trong các đợt cấp, hạ acid uric máu để phòng ngừa những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng. Ngoài ra, cần điều trị bệnh lý rối loạn chuyển hóa đi kèm nếu có như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu , béo phì ...Quá trình điều trị nên tiến hành điều trị viêm khớp cấp trước, sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ acid urid máu, để việc điều trị có hiệu quả cần kiểm tra acid uric máu, niệu, chức năng thận thường xuyên. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ và khác nhau theo từng cấp độ bệnh: Đối với cơn gút cấp: Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo như bệnh thận hay dạ dày tá tràng.


Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát bằng cách điều trị giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế các cơn gout tái phát và ngăn ngừa hình thành gout mạn tính. Đối với các cơn gút mạn tính, mục tiêu việc điều trị là giảm acid uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn, bệnh nhân thường được sử dụng thuốc ức chế tổng hợp acid uric và co thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,... tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,...)


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh gút


Dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh gút


Gút xuất hiện với cảm giác đau đớn dữ dội tại các khớp đặc biệt là khớp ngón chân cái

Hầu hết các trường hợp bệnh gút đều có một nỗi khổ chung là những cơn đau đột ngột, thường vào ban đêm do bệnh gút mang lại. Diễn biến rất âm thầm và không có những dấu hiệu báo trước. Dưới đây là 2 triệu chứng cơ bản mà hầu như người mắc bệnh gút nào cũng đã từng trải qua: 1. Cảm giác đau dữ dội ở khớp.Gút tác động nhiều nhất tới khớp ngón chân cái nhưng có thể xảy ra ở bàn chân, cổ chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Hầu hết các cơn đau thường kéo dài 5 đến 10 ngày mà sau đó hết. Khó chịu giảm dần sau một hai tuần, để lại khớp có vẻ rất bình thường và không đau. 2. Cảm giác sưng, nóng và thấy các khớp bị đỏ lên. Thường thì gút xuất hiện khá đột ngột, đêm trước khi đi ngủ người bệnh vẫn còn trong trạng thái bình thường, sang ngủ đậy đã thấy đau đơn một cách khủng khiếp một ngón chân cái hoặc một số nơi khác, phần khớp hoặc da bị viêm và các phần xung quanh sưng tấy đỏ, khi xét nghiệm nước tiểu và dịch khớp thấy có độ tập trung acid uric cao hơn mức bình thường.

Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ


Nguyên nhân chủ yếu của bệnh gút do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao, sự gia tăng acid uric trong máu, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp. Nguy cơ bệnh gút gia tăng ở những người có lối sống không lành mạnh (những người uống nhiều cồn đặc biệt là bia), những người bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao, hẹp lòng động mạch, phẫu thuật hoặc một số bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động. Bệnh gút cũng có khả năng xảy ra ở những người phải sử dụng nhiều thuốc lợi tiểu, aspirin liều thấp .... , người có tiền sử người thân trong gia đình bị gút. Người ta cũng thống kê được rằng, bệnh gút xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới, nam giới thường bị gút ở trong độ tuổi khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.
Dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh gút


Uống nhiều rượu có nguy cơ bệnh gút
Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh gút

Để có kết luận chính xác nhất về bệnh gút người bệnh có thể tiến hành một số xét nghiệm và chẩn đoán như lấy dịch khớp bị bệnh đi tìm tinh thể acid uric trong bạch cầu, xét nghiệm nước tiểu để đo lượng acid uric được bài xuất, xét nghiệm máu đo nồng độ acid uric trong máu.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh gout


Món ăn, bài thuốc chữa bệnh gout

Canh hẹ chữa bệnh gout

Bệnh gout có nhiều nguyên nhân, thường gặp nhiều ở nam giới ở tuổi 40 trở lên nhất là những người chức năng can, tỳ, thận đã suy yếu, lại lạm dụng thức ăn bổ béo, hay uống rượu bia.

Bệnh gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến yếu tố thận giảm sự đào thải chất acid uric. Theo Y học cổ truyền, bệnh gout thuộc hội chứng bệnh cơ khớp mà chủ yếu do phong thấp nhiệt tý. Vậy nên, người bệnh gút cần hạn chế ăn đạm động vật và thực phẩm ít chất purin; nên ăn món bổ mát, dưỡng can thận, kiện tỳ lợi thấp, thông kinh mạch. Sau đây là một số món ăn – bài thuốc ngăn ngừa bệnh gút.
Gout đang đau tốt nhất chọn các món:
Canh rau hẹ: rau hẹ 200g, đậu hủ non 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Canh hẹ giúp bệnh nhân gút giảm nhẹ triệu chứng

Canh thập cẩm: củ cải 100g, cà rốt 50g, khoai tây 50g, hành ta 5 củ, trứng cút 3 – 4 quả gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Canh dưa leo: dưa leo 2 – 3 trái, nấm mèo 20g, đậu hủ 30g, hành khô 3 củ gia vị băm nhỏ nhồi vào quả dưa nấu ăn.
Cháo ức gà: thịt ức gà 30g luộc xé nhỏ, gạo mới 100g nấu nhừ cho thêm hành hoa, rau mùi tàu gia vị mắm muối vừa ăn.
Cá rô om lá lốt: cá rô đồng 2 – 3 con 100g làm sạch, lá lốt 30g, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 – 2 lát gia vị kho ăn.
Nếu bệnh lâu nên dùng bài: sinh địa 20g, đương quy, xuyên khung 14g, xích thược 14g, ngưu tất 14g, đào nhân, thương truật, hoàng bá, trạch tả mỗi vị 12g sắc uống hay tiềm với ức gà ăn, liều 3 – 5 thang.
Ngoài ra, nên tăng cường ăn nhiều rau củ quả tươi bổ mát tăng đào thải acid uric như: dưa leo, đậu bắp, rau đắng, rau ngổ, rau bợ, càng cua, rau diếp, rau cải, rau lang, rau má, rau đay, khèo nèo, mướp hương, hành hoa, kinh giới, tía tô, rau ngò các loại rau thơm; trái cây như: đu đủ, chuối, dưa hấu, dưa bở, na…; uống nước atisô, râu mèo, diệp hạ châu, mã đề, hoa cúc…
Nếu gút kèm bị tiêu chảy nên dùng lá lốt 10 – 150g sắc nước uống.
Nên ăn chất bột có trong gạo lứt, bánh mì, gạo, ngô, khoai củ các loại tươi mới; ăn chất béo có trong dầu vừng, dầu ô liu… Nên ăn chất đạm có trong trứng, sữa, phómat, sữa chua, các chế phẩm từ sữa và cá rô, cá lóc, cá kèo, cá bống…
Bệnh gút thường thiên về “nhiệt”, do đó hạn chế tối đa các loại thức ăn có tính nóng, giàu đạm như thịt chó, dê, bò, chim, thịt thú rừng, nhất là phủ tạng động vật. Đồng thời, kiêng ăn hải sản như: cá trích, cá mòi, cá nục, cá ngừ, mực, tôm, cua; gia vị như: tiêu ớt, tỏi, ca ri, nước mắm; rượu bia cà phê, trà đặc, sô cô la, ca cao… Đang đau cữ rau dền, đậu đũa, đậu hà lan, giá đậu, lạc, súp lơ, rau ngót, nấm khô và trái cây như: cam, chanh, bưởi, me và vị quá chua có thể tăng đọng acid uric gây đau tăng.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Nhận biết các dấu hiệu bệnh Gút

Bệnh gút thường gặp ở nam giới và ngày càng trở nên phổ biến do đời sống và nhu cầu ăn uống ngày càng được nâng cao. Bệnh gút là một dạng viêm khớp thường gặp, xảy ra do sự gia tăng quá nhiều axit uric trong máu. Bệnh thường xảy ra rất đột ngột khiến người bệnh đột nhiên thấy đau dữ dội vùng khớp đặc biệt là ngón chân cái. Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh Gút không phải là quá khó. Vì vậy hãy nhận biết căn bệnh này càng sớm càng tốt.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh Gút (gout)

Thường thì khi acid uric tích tụ trong khớp và các mô bao quanh tới một giới hạn nào đó, người bệnh gút sẽ có các triệu chứng như nóng, đau, sưng ở một số khớp nào đó, thường là ngón chân cái. Triệu chứng này còn được gọi là podagra. Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm và nhiều đến mức chỉ cần tấm ga trải giường chạm nhẹ vào cũng đau đến mức độ không chịu nổi. Sự khó chịu này tăng nhanh chóng, kéo dài tới mấy giờ trong đêm rồi giảm trong vòng 2 - 7 ngày sau đó. Khi cơn gút giảm, lớp da quanh khớp bị đau và có thể tróc ra hay ngứa. Ngoài sự khó chịu ở các khớp, vùng da tại các khớp bị bệnh thường rất đỏ hoặc hơi tím, trông như bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị sốt, khó cử động.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh Gút

Bàn chân người bị Gút

Bệnh gout có thể xuất hiện như những cục trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai. Một số người không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng của bệnh gút thông thường. Đến khi các triệu chứng gout xuất hiện, lượng acid uric đã tích tụ trong máu và kết tủa axit uric đã có trong một hay nhiều khớp. Mặc dù ngón chân cái là ngón hay bị nhất, tuy nhiên khớp bàn chân mắt cá, đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay cũng có thể bị sưng. Khuỷu tay và đầu gối là những nơi hay bị sưng túi dịch đệm nhất.

Diễn biến của bệnh gout

Thường thì bệnh gút diễn biến theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu không có triệu chứng cụ thể, sau đó các tinh thể axit uric bắt đầu tích tụ trong chất dịch ở khớp, thường là 1 khớp (phổ biến nhất là ngón chân cái) và cơ thể phản ứng sưng đột ngột: đó là cơn đau gout. Sau cơn đau, khớp bị đau và các mô xung quanh cảm thấy bình thường trong vòng vài ngày cho đến khi bị lần tiếp theo, thường xảy ra trong vòng 2 năm.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh Gút

Bệnh Gút ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Về sau này, ở nhiều người, giai đoạn này tiến triển chậm khi các cơn đau xảy ra thường hơn. Những cơn sau có thể đau hơn, lâu hơn, và ở nhiều khớp hơn. Gút để lâu ngày có thể dẫn tới gút mãn tính và thường tấn công nhiều khớp hơn. Có thể không còn khoảng cách giữa các cơn đau. Giai đoạn này thường bị nhầm với các dạng viêm khớp khác, nhất là viêm xương khớp.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh Gút

Người bệnh Gút nên hạn chế ăn đạm động vật

Những người đang bị bệnh gút rất cần thiết phải thay đổi lối sống, nên giảm béo với những người thừa cân, tránh ăn quá nhiều đạm động vật, nên hạn chế hoặc tránh uống rượu, uống nhiều nước và chất lõng mỗi ngày.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Bài tập thể dục phù hợp với người bệnh gout

Bệnh gút gây sưng và viêm cơ ở đầu gối, khuỷu tay, ngón tay, mắt cá chân, cổ tay và ngón chân cái. Tập thể dục có thể giúp ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh gút. Với những động tác đơn giản như bài tập giãn cơ, cardio, bạn có thể đẩy lùi căn bệnh gout này.
bài tập phù hợp với người bị gout
Bài tập thể dục phù hợp với người bị bệnh gút​.

1. Bài tập giãn cơ

Giãn cơ có thể giảm được sự tích tự axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.

2. Bài tập lưng và cơ đùi sau

Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt. Vươn mình về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Giữ tư thế trong 15 giây và cố gắng làm thêm 3 lần nữa.

3. Bài tập vai


Bài tập thể dục phù hợp với người bệnh gout
Tập thể dục tốt cho người bệnh gout.

Đầu tiên dành vài phút để khởi động, nhất là phần cơ thể trên. Sau đó cuộn người về phía trước trong 30 giây rồi cuộn người về phía sau trong 30 giây. Tay luôn để sát theo cơ thể.

4. Bài tập cổ tay

Tay nắm hình nắm đấm, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 30 giây, đổi chiều ngược lại tiếp tục tập trong 30 giây.

5. Bơi lội

Bơi và aerobic dưới nước là một cách tuyệt vời để tăng cường các chức năng của cơ, bởi khi bạn di chuyển trong nước, các cơ của bạn sẽ phải chịu ít lực hơn.
Bắt đầu từ từ và dần dần tăng thời gian đi bơi. Hãy nhớ rằng tốc độ và khoảng cách không quan trọng bằng tổng thời gian dành để bơi. Bắt đầu với 2 ngày một tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút. Mục tiêu của giai đoạn này là bơi 30-45 phút một tuần.

6. Bài tập Aerobic nhẹ nhàng và bài tập Cardio


Bài tập thể dục phù hợp với người bệnh gout
Các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp, thường xuyên cần thiết với bệnh nhân gout.

Tập luyện tim mạch giúp tăng cường khả năng sử dụng oxy để chuyển hóa axit ở trong cơ thể và cải thiện chức năng phổi. Nó còn giúp tăng cường sức mạnh của các cơ bắp dưới.
Chọn các bài tập Aerobic nhẹ nhàng như leo cầu thang, đi bộ fitness và tập nhảy. Bắt đầu với 10 phút hàng ngày và càng về sau càng kéo dài thời gian. Hãy chú ý rằng, mục tiêu của bạn là 30-45 phút một ngày, một tuần 5 ngày.
Tập thể dục có thể giúp ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh gút. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tập luyện cũng có thể dẫn đến nguy cơ viêm cơ. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ và thảo luận để có phương pháp luyện tập tốt nhất, phù hợp với bản thân để đẩy lùi căn bệnh này.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Cách chiến thắng bệnh gout từ lá trầu và nước dừa

Cây trầu và cây dừa đều là hai loại cây thân thuộc ở đâu cũng có. Đặc biệt hai loại cây này còn có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh gout đã được nhiều bệnh nhân áp dụng và đã thành công. Vậy cách chữa bệnh gout từ hai loại cây này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!


Công dụng chữa bệnh của lá trầu và nước dừa

Trong lá trầu có chứa tinh dầu cùng với những hoạt chất có tác dụng trong việc chống lại bệnh xương khớp, giúp phục hồi những hư tổn của khớp, bên cạnh đó lá trầu còn được biết tới với công dụng giúp giảm đâu thần kinh, cải thiện những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.


Cách chiến thắng bệnh gout từ lá trầu và nước dừa

Công dụng của lá trầu và nước dừa trong việc chữa bệnh gout

Còn nước dừa khi kết hợp cùng với lá trầu cũng có vai trò vô cùng quan trọng là một chất hòa tan, giúp cho những chiết xuất hoạt chất ở trong lá trầu ra một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra nước dừa cũng là một chất điện phân tự nhiên giúp tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể và cân bằng chuyển hóa. Uống nước dừa thường xuyên còn giúp cải thiện những bất thường về thận, tiết niệu, tăng cường đào thải những axit uric gây ra bệnh gout.

Căn bệnh nhà giàu đáng sợ


Bệnh gout đang là một bệnh khá phổ biến hiện nay, những người đang sống chung với bệnh gout thường phải khổ sở vì các khớp xương thường xuyên bị sưng tấy gây ra đau đớn vô cùng. Gout là căn bệnh nan y và có thể gây ra những biến chứng cho người bệnh. Nguy hiểm hơn cả là gây ra tình trạng suy gan, suy thận, những biến chứng về tim mạch có thể dẫn tới tử vong.

Đây là một phương pháp chữa bệnh vừa hiệu nghiệm lại vô cùng đơn giản, người bệnh đều có thể thực hiện tại nhà và rất rẻ tiền. Sự kết hợp của lá trầu và nước dừa rất dễ uống, lại không hề gây kích ứng dạ dày.

Vào mỗi buổi sáng thức dậy bạn sử dụng 100g lá trầu tươi, đem xay nhuyễn rồi ngâm trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Ngoài ra bạn cũng cần chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu xay nhuyễn vào. Đậy nắp lại và uống sau 30 phút đã ngâm. Lưu ý là khi áp dụng bài thuốc này thì bạn không nên ăn sáng ngay mà phải chờ sau khi hỗn hợp được cơ thể hấp thụ hoàn toàn, khi nào đi tiểu trở lại thì mới ăn sáng.

Thực hiện bài thuốc này trong 1 tuần những cơn đau do bệnh gout gây ra sẽ giảm đáng kể giúp cho người bệnh ngủ ngon hơn và đầu óc được minh mẫn hơn.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Lá vối trị bệnh gout


Không chỉ là thanh nhiệt, nhiều người đang mách nhau dùng lá vối tươi thì khỏi phải dùng thuốc trị gout và không còn phải kiêng ăn uống.

Nhà mình có bố và bác đều bị gout. Được người ta mách cho dùng lá vối uống thay nước lọc hàng ngày. Kết quả xét nghiệm máu trở về bình thường.

Thành viên này còn nhấn mạnh là dùng lá vối rồi thì không phải kiêng khem gì. Chia sẻ của này đã thu hút không ít người quan tâm và đánh giá là “quá hay”.

Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.

Do vậy, nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gout.

chữa bệnh gout đơn giản


Bệnh gout không chỉ do thực phẩm mà có thể vì nhiều nguyên nhân khác (như do gene, tiểu đường, tăng lipid máu…). Bởi thế, người bệnh không chỉ trông chờ vào lá vối mà cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Mặc dù lá vối tốt cho sức khỏe nhưng lương y Bùi Hồng Minh khuyên những người quá gầy, sức khỏe suy nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.

Một số bài thuốc khác từ vối

Trị đau bụng, đi ngoài:Lá vối 20g, vỏ ổi rộp 10g, núm quả chuối tiêu 10g. Tất cả đều thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, cạn còn 100ml. Chia 2 lần uống trong ngày. Uống 3 ngày là khỏi.

Chữa đầy bụng không tiêu:Vỏ thân cây vối 12g, hoắc hương 5g sắc đặc kỹ, uống trong ngày.

Giảm mỡ máu, giảm béo phì:Nụ vối 15-20g, lá sen khô 10g, sơn tra (táo mèo) 10g. Sắc nước hoặc hãm pha trà uống hàng ngày.

Chữa lở ngứa chốc đầu: Lấy lượng lá vối vừa đủ sắc đặc kỹ lấy nước để tắm rửa, bôi vào chỗ lở ngứa hoặc gội đầu, có thể cho thêm hạt xà sàng tử sắc cùng.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Ăn uống phòng bệnh gout

Những năm gần đây bệnh gout gia tăng rất nhanh. Cùng với sự thay đổi về kinh tế, xã hội, mô hình bệnh tật của nước ta đã có những thay đổi đáng kể. Cũng như nhiều bệnh lý chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì... thì bệnh gout đã trở nên rất thường gặp. Gần đây nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những nguyên nhân chính làm cho bệnh gout gia tăng trên toàn thế giới, điều này hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi về lối sống, các điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta như: tăng tiêu thụ bia và rượu trong cộng đồng; tăng sử dụng các thức ăn giàu purine; gia tăng các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và béo phì.

Chế độ ăn uống


Gout là bệnh lý có nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa purine, nhưng hiện nay về cơ chế tại sao gây rối loạn chuyển hóa thì chưa được rõ. Tuy nhiên, nhiều khả năng là do những rối loạn tại gene. Bệnh gout đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng tổng hợp a xít uric và/hoặc giảm thải a xít uric ra ngoài, gây tăng a xít uric trong máu. Bệnh gout có một hoặc nhiều biểu hiện như sau: viêm một khớp cấp (thường ở ngón chân cái) được gọi là cơn gout cấp; có các khoảng hoàn toàn khỏi giữa các đợt viêm khớp cấp; xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai; có sỏi thận (sỏi urate), suy thận mãn.



Ăn uống phòng bệnh gout
Chế độ ăn nhiều ngũ cốc có lợi cho cơ thể trong việc phòng tránh gout 

Ở giai đoạn đầu, bệnh gout có những đặc điểm lâm sàng khá đặc trưng, đa số dễ nhận biết nếu được chú ý từ đầu: thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp; thường bắt đầu vào cuối những năm 30 tuổi, và đầu những năm 40; khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được. Hiện tượng viêm thường không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3-7 ngày. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não như cổ cứng, nôn ói... Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh. Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên tục không rõ đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dần gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ...

Để phòng ngừa bệnh gout, không uống nhiều rượu mạnh; hạn chế thức ăn chứa nhiều purine như phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách), óc, hột vịt lộn, hột gà lộn, trứng cá, các loại thực phẩm biển; cũng nên hạn chế mỡ động vật, đường, thức ăn giàu chất đạm (chỉ ăn dưới 200 gr thịt nạc mỗi ngày), không ăn nhiều các loại đậu hạt, măng tây, sô cô la, ca cao, trà, cà phê... Bên cạnh đó, cần ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc từ lá sa kê; dùng thường xuyên các loại ngũ cốc, sữa.

Cần tăng cường vận động thể lực như luyện tập thể dục thể thao để chống béo phì, tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột...


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Bệnh gout, điều trị không khó như bạn nghĩ

Thời tiết đổ lạnh như hiện tại chính là cơ hội vàng để bệnh về gout bùng nổ. Là căn bệnh mãn tính phức tạp, cần phải hiểu đúng về gout để chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị đúng.

Nguyên nhân gây bệnh


Nguyên nhân gây bệnh Gout chính là do acid uric trong máu cao, khi nồng độ acid uric máu vượt quá giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương. Cụ thể là: Trên 420 µmol/l đối với nam, trên 360 µmol/ đối với nữ.
Bệnh gout, điều trị không khó như bạn nghĩ

Nguyên nhân gây ra tăng acid uric máu thì có nhiều. Tuy nhiên bệnh gout thường được phân ra 3 loại như sau:

+ Gout nguyên phát (đa số là gặp loại này): Loại này thường có yếu tố gia đình, khởi phát thường do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin và thường kèm theo uống quá nhiều rượu. Bệnh thường gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và số ít là nữ ở tuổi sau mãn kinh.

+ Gout thứ phát: Là hậu quả của tăng acid uric máu do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vẩy nến diện rộng…) hoặc do suy thận.

+ Gout do bất thường về enzym: Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT, là enzym tham gia vào quá trình chuển hóa acid uric, gây ra bệnh Gút khởi phát sớm ở trẻ em (rất nặng và hiếm gặp).

Các biến chứng của bệnh Gout


Khi bị mắc bệnh gout mà điều trị không đúng hoặc không được điều trị bệnh để lại những biến chứng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, thâm chí tử vong. Các biến chứng thường gặp là:

+ Tổn thương xương khớp: Đó là tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương làm bệnh nhân tàn phế.

+ Gây nên sỏi thận. Ngoài ra tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim..

Để điều trị bệnh gout, theo các chuyên gia, người bệnh nên đi khám và dùng thuốc theo tư vấn của các bác sĩ. Ngoài ra người bệnh nên sử dụng thêm các loai thuốc thảo dược vừa các tác dụng hỗ trợ điều trị vừa bồi bổ sức khỏe, hạn chế tác dụng phụ.

Bệnh gout, điều trị không khó như bạn nghĩ


Điển hình nhất hiện nay là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe điều trị bệnh gout Go Celery 8000.

Go Celery 8000 của hãng Go Healthy đến từ New Zealand được chiết xuất từ hạt cần tây trồng tại New Zealand với hàm lượng cao, người bệnh chỉ cần uống chỉ 1 viên 1 ngày.

Celery 8000 có chứa 100% thành phần Celery với tỷ lệ chiết xuất 8000mg cao nhất trong các loại đồng hạng hiện có. Áo viên nang Celery 8000 là loại áo thực vật được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất giúp dễ tiêu hóa trong cơ thể và cho phép các hoạt chất Celery xâm nhập nhanh chóng vào máu giúp trung hòa axit uric trong máu đồng thời tăng cường chức năng thận giúp đào thải nhanh lượng axit uric dư thừa trong các khớp xương gây bệnh gout.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com