Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Nguyên tắc điều trị bệnh gut ( gout)

Trong nhiều năm qua, việc điều trị bệnh gút đã được nhiều thầy thuốc quan tâm, nghiên cứu hướng tới một trong những mục tiêu chính như: Chống viêm khớp trong đợt cấp; Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, hạn chế biến chứng , điều trị các bệnh lý kèm theo…
Tìm hiểu thêm :
Thờ ơ với bệnh gút ( gout) có ngày tàn phế
Cách phòng tránh bệnh gout ( gút)
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh GÚT

1.Điều trị cơn gút cấp

Với mục đích chính là chống viêm khớp và giảm đau, người ta thường sử dụng các loại thuốc sau:
- Các thuốc chống viêm không steroid (Mobic, Celebrex..): Là lựa chọn hàng đầu, tùy bệnh lý kèm theo của bệnh nhân để lựa chọn nhóm thuốc.
- Colchicin: hiện nay ít dùng vì tác dụng chậm hơn các thuốc khác và gây tiêu chảy. Tuy nhiên đối với đợt viêm khớp cấp đầu tiên, colchicin nên được chỉ định đầu tay do đáp ứng với colchicin trong 48h là một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh gút.
- Corticosteroid: được chỉ định ở các trường hợp không đáp ứng điều trị hoặc có chống chỉ định với thuốc chống viêm không steroid hoặc colchicin.
- Các thuốc khác: Các thuốc giảm đau (Efferalgan, Efferalgan codein…), muối kiềm nabica 5g (1-2 gói/ngày) để kiềm hóa nước tiểu tránh sỏi tiết niệu.

2. Điều trị dự phòng cơn gút cấp

Với mục đích là giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat ở mô và tổ chức, dự phòng tái phát các cơn gút cấp và ngăn ngừa hình thành gút mạn tính, người ta có chế độ ăn uống và chế độ dùng thuốc như sau:
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Giảm đạm ( < 150g thịt/ngày), tránh các thức ăn có nhiều purin như phủ tạng động vật (tim, gan, lòng..), các loại thịt đỏ (thịt chó, bò…), các loại hải sản (tôm, cua…), đậu hạt các loại, nấm khô, socola. Kiêng rượu bia, chất kích thích như ớt, cà phê.. uống nhiều nước, đặc biệt các nước khoáng có kiềm, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, sinh hoạt điều độ, tránh lạnh, tránh mệt mỏi, tránh dùng các thuốc làm tăng axit uric máu như aspirin, thuốc lợi tiểu…
Các trường hợp tăng axit uric máu ở mức độ trung bình (< 540 µmol/l), không có triệu chứng thì chỉ cần thay đổi chế độ ăn và dùng các chế phẩm từ Đông y giúp đào thải bớt axit uric. Các trường hợp tăng cao hơn cần dùng các thuốc Tây giảm axit uric máu, đồng thời vẫn có thể uống kết hợp với chế phẩm Đông y giúp hỗ trợ điều trị.
- Các thuốc dự phòng cơn gút cấp: gồm colchicin và các thuốc giảm axit uric máu.

3. Điều trị gút mạn tính: bao gồm colchicin, thuốc hạ axit uric máu, các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (diacerein, glucosamin sulfat…)

4. Điều trị ngoại khoa: Cắt bỏ hạt tophi, nội soi rửa khớp khi cần thiết.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét