Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Những nguyên nhân không ngờ tới gây nên bệnh gút (gout)

Gút là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,...

benh-gut
Ảnh minh họa
Gút là bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric.

Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng.

Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.

Ở khớp, bệnh gút (bệnh gout) gây ra chứng viêm khớp cấp và mạn tính. Ở mô mềm, gút tạo ra các hạt tô phi. Ở thận, gút gây ra các chứng viêm thận kẽ, sỏi thận...

Không chỉ vậy, bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời còn gây ra rất nhều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp gây tàn phế suốt đời, suy thận mạn, bệnh lý về tim mạch. Mức độ trầm trọng nhất là bệnh gút có thể gây ra là tử vong.

Tại Việt Nam, trước kia bệnh gút được coi là bệnh nhà giàu vì cho rằng chỉ những người có điều kiện, ăn uống đầy đủ, nhiều chất đạm mới có thể mắc bệnh gút. Tuy nhiên, từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến nay, bệnh gút gia tăng chóng mặt ở Việt Nam. 
Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gút:

Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do acid uric trong máu tăng cao. Chuẩn để xác định acid uric máu cao là khi đo nồng độ acid uric vượt qua giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương.

Cụ thể giới hạn tối đa mà nếu vượt qua sẽ được coi là tăng acid uric máu là 420 µmol/l đối với nam, 360 µmol/ đối với nữ.
Theo các nhà khoa học, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gút. Có thể chỉ ra các yếu tố nguy cơ chính như sau:

- Yếu tố giới tính: Bệnh gút thường gặp ở nam, ở Việt Nam người mắc bệnh gút có 99% là nam giới.

- Yếu tố độ tuổi: Gút thường gặp ở độ tuổi 30 - 50 ở nam giới, ở nữ giới thường gặp sau độ tuổi mãn kinh.

- Yếu tố gia đình: Yếu tố này do gen nhưng cũng có thể do những người trong gia đình có cùng 1 chế độ, thói quen sinh hoạt, ăn uống.

- Thói quen sinh hoạt: Thường gặp ở những người có thói quen uống đồ uống có cồn như bia rượu. Ngoài ra còn có thêm nhiều yếu tố khác sẽ phân tích sâu hơn ở phần dưới.

- Yếu tố sức khỏe: Bệnh gút liên quan đến 1 số căn bệnh chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu… Bệnh gút cũng có liên hệ với bệnh béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc gút cao hơn bình thường 5 lần.

- Ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống Lao như pyrazynamid…

Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.

- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.

- Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.
Những thực phẩm không có lợi cho người bị gút

Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.

Do đó, người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu... Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt...

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com
 

Chăm sóc bệnh nhân gout như thế nào là đúng

Những người mắc bệnh gút nếu bị béo phì thì nên điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt để giảm cân, nhưng không được giảm quá nhanh. Tránh làm việc quá sức, tránh lạnh hay ăn uống quá mức.

Gút xuất hiện do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Biểu hiện là viêm ở các khớp, chủ yếu gặp ở nam (95%), tuổi trung niên (30-40 tuổi).

Cơn viêm cấp thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều rượu thịt, chấn thương hoặc phẫu thuật, sau lao động nặng, đi lại nhiều, xúc động, nhiễm khuẩn cấp. Khoảng 50% có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sốt nhẹ. Khoảng 60-70% có biểu hiện viêm cấp ở khớp bàn ngón chân cái. Bệnh nhân đau dữ dội, ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, đỏ, sung huyết.

Đợt viêm kéo dài 1-2 tuần, đêm đau nhiều hơn ngày. Sau đó viêm nhẹ dần, đau giảm, bớt phù nề, da tím dần, hơi ướt, ngứa nhẹ rồi bong vảy. Sau khi khỏi, bệnh không để lại di chứng nhưng có thể tái phát vài lần trong năm.

Gút mạn tính có thể tiếp theo gút cấp tính, nhưng phần lớn bắt đầu từ từ, tăng dần, không qua các đợt cấp, biểu hiện bằng dấu hiệu nổi u cục (lắng đọng urat ở xung quanh khớp, đầu xương, sụn) và viêm đa khớp mạn tính (thường là các khớp nhẹ và vừa, rất dễ nhầm với bệnh viêm đa khớp dạng thấp). Bệnh cũng có biểu hiện ở cơ quan khác như thận (sỏi thận), thần kinh.
cham-soc-benh-nha-gout
Chăm sóc bệnh nhân gout như thế nào
Đối với cơn gút cấp tính, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhẹ hoặc gút mạn tính có thể điều trị gout tại nhà theo đơn của thầy thuốc. Để phát huy tác dụng điều trị, người bệnh gút cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý: Kiêng rượu, bia và các chất kích thích chè, cà phê; uống nhiều nước (2 lít/ngày), nên dùng các loại nước khoáng alkaline, nước khoáng có chứa nhiều bicacbonat. Hạn chế thức ăn có nhiều axit uric như thịt, cá, tôm, cua, phủ tạng động vật, đậu đỗ; ưu tiên thức ăn có ít axit uric như trứng, sữa, phomat, ngũ cốc, các loại hạt, đường rau quả.

Món ăn bài thuốc: Ý dĩ 60 g, hồng táo 20 quả; nấu chín, ăn ngày một lần. Hoặc: Trứng cút 5 quả, hạt sen 30 g; nấu chín, ăn ngày một lần.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Ba bước cơ bản để điều trị hiệu quả bệnh gout

Các Thầy thuốc đông y đã và đang làm trong quá trình khám và điều trị gout cho bệnh nhân, có lẽ với họ dường như không có một phác đồ chung cho từng bệnh mà chỉ có phác đồ riêng cho từng bệnh nhân.

Thứ nhất: Chẩn đoán đúng.

Điều này hết sức quan trọng vì bệnh gout dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như phong thấp, các bệnh về khớp như viêm khớp cấp, viêm khớp dạng thấp,v.v… Để chẩn đoán đúng, cần thông qua các tiêu chí chung của chẩn đoán đó là thông qua khám lâm sàng. thông qua các chỉ số xét nghiệm và sự tương tác với một số loại thuốc tây điều trị gút đang sử dụng rộng rãi hiện nay như colchicile, vontaren.

Thứ 2: Phác đồ điều trị đúng.

phac-do-dieu-tri-benh-gout
Phác đồ điều trị bệnh gout

Với mỗi một bệnh nhân họ đều cần khám theo các bước như vọng, văn, vấn, thiết và kê đơn (Chắc chắn là 2 người cùng bị một bệnh nhưng đơn thuốc vẫn có sự khác nhau, hoặc là về lượng nếu như cùng vị, hoặc là về số vị thuốc tương ứng với thời gian mắc bệnh, nguyên nhân sinh bệnh hoặc có bệnh kèm, rồi thì cách dùng trước hoặc sau ăn, liều dùng…). Tóm lại nếu là nguyên lý chung để điều trị hiệu quả đòi hỏi một sự tỷ mỷ tuyệt vời. Vì thế, trước rất nhiều loại thuốc, việc lựa chọn loại nào, tây y hay đông y, hay cả đông tây y kết hợp, cách kết hợp như thế nào,.. thì chỉ với mỗi bệnh nhân mới có thể có phác đồ cụ thể. Tuy nhiên, việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại của y học trong chẩn đoán và điều trị, việc không ngừng tìm kiếm và cập nhật những phát minh mới của nhân loại cũng là vấn đề thường xuyên nhằm đạt hiệu quả cao trong điều trị.

Thứ 3: Sự cộng tác của bệnh nhân.

Sẽ là không có hiệu quả nếu như bệnh nhân không sẵn lòng cộng tác, điều chủ yếu chúng tôi mong muốn bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị: Uống thuốc đúng liệu lượng, đúng thời gian ghi trong phiếu điều trị; ăn uống và tập luyện đúng cách; phản ánh kịp thời cho Bác sỹ theo dõi những vấn đề không bình thường trong quá trình điều trị để có những sử lý kịp thời.

Hy vọng rằng, ở địa vị là Thầy thuốc song cũng là những người đồng hành với các bạn trên một đoạn đường. Chúng tôi mong nhận được sự công tác của những chuyên gia chuyên ngành, của các bạn đồng nghiệp và sự ủng hộ của bệnh nhân trên con đường tìm đến giải pháp điều trị gout hiệu quả của chúng tôi.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Bài thuốc chữa bệnh gout bằng cua đồng hiệu quả

Bệnh gout mang lại nhiều cơn đau đớn cho bệnh nhân. Áp dụng các món ăn đơn giản dưới đây để làm dịu các cơn đau từ bệnh gout.

Bài thuốc chữa bệnh gút bằng cua đồng:

Cách làm:
Cua đồng còn sống ( 1 con): Rửa sạch, không cho tiếp xúc với nước khoảng 1 đến 2 tiếng. Mục đích là làm cho con cua sẽ tiết chất dịch trong miệng và trao đổi nước nhiều hơn

Rượu gạo có nồng độ từ 35-40 độ nguyên chất (không sử dụng loại rượu pha cồn công nghiệp) với nước với tỉ lệ: 1 rượu 5 nước làm sao cho vừa đủ dùng.
cua-dong-co-tac-dung-chua-benh-gout-rat-hieu-qua
Cua đồng có tác dụng chữa bệnh gout rất hiệu quả
Lấy 1 cái tô có cạnh bè ra để dễ dàng dùng bàn tay đè lên mai cua đồng ngâm với hỗn hợp nước rượu ngập đến miệng con cua đồng.

Thời gian ngâm (dùng tay đè mai cua đồng liên tục) để cua tiết dịch tự nhiên của nó trong vòng 10 đến 15 phút là được.

Khi ngâm, có thể tạo độ sóng sánh của phần mớm nước dâng lên hạ xuống trên dưới miệng con cua đồng để cho nó tiết nước nhiều hơn (kinh nghiệm dân gian)

Lấy phần nước hỗn hợp này uống (nhớ lắng hoặc lọc sạch cũng được).

Thời gian sử dụng như sau:
Tuần đầu tiên: ngày sử dụng 1 con để tạo ra hỗn hợp nước uống: 7 ngày đều đặn (sử dụng 1 đến 2 lần sẽ thấy hiệu quả khác).
Tuần thứ 2 cách 3 ngày sử dụng 1 lần.
Tuần thứ 3: sử dụng 1 lần 1 tuần.
Sau đó cứ:
2 tuần làm 1 lần.
1 tháng làm 1 lần.
3 tháng làm 1 lần.
6 tháng 1 lần nữa.

Ngoài ra có thể sử dụng thêm rượu gạo trắng nắn bóp xung quanh phần sưng viêm đau nhằm mục đích làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông và đàu thải các cặn acid uric tốt hơn nhanh hơn. Sáng bóp 1 lần, chiều xoa bóp thêm lần nữa.

Canh rau hẹ: rau hẹ 200g, đậu hủ non 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
mon-an-lam-giam-con-dau-do-benh-gut
Canh rau hẹ nấu đậu hũ non

Canh thập cẩm: củ cải 100g, cà rốt 50g, khoai tây, hành ta 5 củ, trứng cút 3 - 4 quả gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Canh dưa leo: dưa leo 2 - 3 trái, nấm mèo 20g, đậu hủ 30g, hành khô 3 củ gia vị băm nhỏ nhồi vào quả dưa nấu ăn.
chao-uc-ga-lam-giam-con-dau-benh-gout
Cháo ức gà

Cháo ức gà: thịt ức gà 30g luộc xé nhỏ, gạo mới 100g nấu nhừ cho thêm hành hoa, rau mùi tàu gia vị mắm muối vừa ăn.

Cá rô om lá lốt: cá rô đồng 2 - 3 con 100g làm sạch, lá lốt 30g, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 - 2 lát gia vị kho ăn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Biện pháp phòng ngừa bệnh gout

Bệnh gout một căn bệnh mang lại nhiều đau đớn và những biến chứng nặng nề cho người bệnh. Vì vậy phải làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Biện pháp phòng ngừa bệnh gút:

  • Không uống rượu, hạn chế uống bia, không uống nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga. Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.
  • Ăn uống điều độ, không được nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối. Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh ga tô có kem. Tránh ăn các đồ thịt cá rán, thịt chó, nước canh xương hầm, canh cá; tránh ăn một số loại rau quả như các loại đậu đỗ, súp lơ, các loại cà, củ cải. Có thể ăn các loại thịt màu trắng như thịt lườn gà, thịt thỏ.
bien-phap-phong-ngua-benh-gout
Uống nhiều nước phòng ngừa bệnh gout
  • Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), các loại nước khoáng có tỷ lệ chất khoáng thấp và có tính kiềm có tác dụng thải bớt lượng acid uric thừa trong cơ thể cũng rất tốt cho bệnh nhân gút (có thể uống 1-3 cốc/ngày trước bữa ăn 1 giờ trong giai đoạn tái phát của bệnh).
  • Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Bánh mì, trứng, đa số các loại trái cây, rau quả (khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành, tỏi... trừ cà chua) bệnh nhân gút đều có thể sử dụng.
  • Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, tập luyện các bài tập rèn sức bền vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giảm cân và điều hòa các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên cần nghỉ tập trong giai đoạn tái phát của bệnh.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Bài thuốc nam chữa bệnh gout hiệu quả.

Cach chua benh gut (Gout) bằng thuốc nam làm giảm lượng Acid uric trong máu đồng thời đánh tan những ứ đọng tinh thể muối Urát tại các khớp.
Bài thuốc dân gian phòng chữa bệnh gout:

Mã tiền chế

Để trị chứng tê thấp, từ cổ xưa tổ tiên ta đã biết sử dụng hạt mã tiền để chữa trị theo nguyên tắc “lấy độc trị độc”.
ma-tien-che-dieu-tri-benh-gut-rat-tot
Mã tiền chế
Đây là một kinh nghiệm đáng được coi trọng vô ngần đặc biệt. Hiệu quả chống tê mỏi và cắt cơn đau của hạt mã tiền đã được kiểm chứng trên thực tiễn suốt từ đời này từ trần khác. Trong các bài thuốc dân gian chữa tê thấp có hiệu quả đều có thấy sử dụng đến 

Kết quả nghiên cứu y khoa đương đại cho thấy, hiệu quả dược lý của Mã tiền chế có hiệu quả làm tăng hưng phấn thần kinh, làm tê thần kinh cảm giác, giảm đau, chống viêm, ức chế vi khuẩn.

Trong y khoa cựu truyền, Mã tiền chế có hiệu quả khá phong phú: thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống tê mỏi và cắt cơn đau xương khớp do phong thấp khớp, đau do gout.

Cây sói rừng

bai-thuoc-nam-chua-benh-gout-tu-cay-soi-rung
Cây sói rừng
Cây sói rừng, hay còn gọi là “cửu tiết trà”, “tiếp cốt mộc”, “cửu tiết phong”… có tên khoa học là Sarcandra grabra (Thunb), mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Theo dược khoa cựu truyền, cây sói rừng vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng thông đạt các ngả trong dân gian với hiệu lực thải trừ độc, giảm đau, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và điều hòa miễn nhiễm , thường dùng trong các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, thống phong (bệnh gout ).

Các kết quả nghiên cứu đương đại cho thấy, dịch chiết từ cây sói rừng có hiệu quả chống viêm đạt hiệu quả 97.6% nhưng không gây hiệu quả phụ, đặc biệt phần lá cây có hiệu quả ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn mạnh nhất. Các nhà y khoa cựu truyền Trung Quốc đã bào chế sói rừng thành dạng thuốc tiêm bắp để trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp một cách hiệu quả.

Hy thiêm

cay-hy-thiem-chong-viem-giam-dau
Cây hy thiêm
Cây dược chất Hy thiêm còn có tên khác là chết bầm hoa vàng đang được dùng phổ thông trong y khoa cựu truyền và công nghiệp dược ở Việt Nam. Với người mắc bệnh gout, Hy thiêm chứa chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin giúp hạ acid uric trong máu. Bây giờ, nhiều nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội cho thấy hiệu quả hạ acid uric và chống viêm giảm đau rõ rệt của loại cây này.

Hy Thiêm còn có hiệu quả dược lý như trừ tê thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có hiệu quả an thần, hạ áp huyết, ức chế sự phát triển của những vết loét trên tài thể vì thế khi dùng Hy thiêm sẽ làm giảm triệu chứng biến chứng ở bệnh nhân gout.

Lá Hy Thiêm có hiệu quả ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính và ức chế yếu giai đoạn viêm mãn tính thực nghiệm. Mặt khác, độc tính cấp của Hy Thiêm tự do tương đối thấp ( 77.7g/kg trọng lượng ), "một năm do đó nó sẽ bị lãng quên" đã được bào chế thành thuốc chữa trị bệnh gout.

Sử dụng lá sakê để chữa bệnh gút (thống phong)

su-dung-la-sa-khe-chua-benh-gout
Lá sa khê

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy lá sakê có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, vì thế nó có tác dụng chua benh gout hiệu quả.

Sử dụng lá sa kê với cỏ xước và dưa leo để dieu tri gout rất hiệu quả. Vì cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp còn dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.

Cách sử dụng: Lấy 4 - 5 lá sa kê, nấu ra khoảng 2 lít để uống cả ngày, uống trong vòng 1 tháng bắt đầu có hiệu quả và chưa thấy có tác dụng phụ nào.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Những bài tập thể dục phù hợp với bệnh nhân gout

Ngoài việc uống thuốc và ăn uống đều đặn theo một chế độ thích hợp, người mắc bệnh gout còn nên nâng cao sức bền của khớp và giảm thiểu cơn đau bằng những bài tập thể dục phù hợp với tình trạng bệnh của mình

Việc tập thể dục thường xuyên bao sẽ đem lại những ích lợi như sau:
- Giúp duy trì khả năng hoạt động bình thường của các khớp
- Tăng độ dẻo dai và sức mạnh của cơ
- Điều chỉnh cân nặng để giảm gánh nặng lên khớp
- Giúp xương và các mô sụn duy trì trạng thái khỏe mạnh
- Tăng cường sức khỏe tim mạch

Sau đây là một số phương pháp tập luyện mà người bệnh Gout có thể áp dụng.

Bài tập cử động khớp trong tầm hạn


Để tránh cơn đau, người mắc bệnh Gout thường giữ cho các khớp bị đau ở trạng thái cong, hơi gập, đặc biệt là ở đầu gối, bàn tay và ngón tay. Mặc dù cách làm này giúp người bệnh tạm thời thấy thoải mái, giữ khớp ở một tư thế quá lâu có thể khiến bạn bị mất vĩnh viễn khả năng cử động khớp và không thể tự làm các công việc hàng ngày.

Bài tập cử động khớp, kéo dãn khớp và bài tập dẻo dai sẽ giúp bạn tránh gặp phải tình trạng này. Nhóm bài tập này bao gồm các động tác co và duỗi các khớp một cách nhẹ nhàng và không gây đau cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tự thực hiện bài tập này hoặc nhờ sự hỗ trợ của y tá hay người nhà. Đây cũng là bài tập khởi động quan trọng trước khi bệnh nhân tiến hành các bài tập nặng hơn.

Bài tập cơ bắp


Cơ bắp mạnh khỏe sẽ giúp cử động khớp được ổn định và thoải mái hơn, bảo vệ khớp khỏi những tổn hại sâu. Để tránh gây đau cho bệnh nhân khi tập, các chuyên gia thường áp dụng liệu pháp “isometric” trong đó các cơ sẽ được tập luyện độc lập kết hợp với các khoảng thư giãn mà khớp sẽ không hề phải di chuyển.

Bài tập dưới nước

“Phương pháp trị liệu dưới nước” là một chuỗi các bài tập được người bệnh thực hành trong một bể bơi lớn với mực nước vừa đủ (thường ở khoảng ức hoặc trên ức một chút). Phương pháp này sẽ giúp khớp vận động dễ dàng hơn nhờ vào lực đẩy trong nước giúp giảm một phần trọng lượng cơ thể.

Bài tập sức bền


Về cơ bản thì các bài tập sức bền chủ yếu thuộc nhóm các bài tập aerobic trong đó người bệnh thực hiện một số động tác tăng nhịp tim trong một khoảng thời gian tương đối dài. Các bài tập này sẽ giúp tim và phổi hoạt động tốt hơn như sau:

- Nâng cao khả năng lưu chuyển oxi trong máu, bổ sung các cơ quan trong cơ thể với máu giàu oxi hơn.

- Tăng sức mạnh cơ bắp hỗ trợ các hoạt động hàng ngày.

Khi đi cùng với một chế độ ăn lành mạnh, các bài tập aerobic sẽ là phương thức hữu hiệu giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình (làm giảm áp lực lên các khớp ở người bị Gout) và nâng cao sức khỏe toàn diện.

Các bài tập aerobic phổ biến bao gồm đi bộ, bơi lội, đạp xe hay thậm chí cả các việc trong nhà như lau sàn, quét sân. Đi bộ là phương pháp đơn giản nhất để bắt đầu bởi nó không đòi hỏi bất cứ một kĩ thuật hay dụng cụ nào đặc biệt ngoài một đôi giày đi bộ tốt. Ngoài ra, đạp xe cũng là một lựa chọn hay đối với những người mắc bệnh về khớp nói chung bởi nó gây ra áp lực nhất lên đầu gối, bàn chân hay khớp mắt cá. Nếu bạn có điều kiện thì bơi lội vẫn là hơn cả khi mà ở dưới nước thì áp lực lên khớp được giảm đến mức thấp nhất.

Một số lưu ý khi bạn tập các bài tập sức bền là không được phép tập luyện quá lâu, bạn có thể tập nó trong một khoảng thời gian ngắn khoảng 15 đến 30 phút nhưng nhiều lần như vậy trong ngày. Nhịp tim của bạn phải được giữ ở mức thích hợp, thường là từ 60% đến 80% mức tối đa cho phép đối với bạn (mức tối đa tương đương với 220 trừ đi tuổi của bạn). Khi vượt quá ngưỡng này thì tốt nhất nên dừng tập để nghỉ ngơi.

Tôi nên bắt tập luyện thế nào?


Dù bất kể là bệnh cảu bạn đang ở tình trạng nào, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành luyện tập. Đối với những người mắc bệnh về khớp, cụ thể là Gout, trước khi đi vào những bài tập sức bền nặng hơn thì bệnh nhân nên bắt đầu với những bài tập cử động khớp và cơ bắp đơn giản phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Phải nhớ rằng bạn nên bắt đầu một cách từ từ và phải chọn cách luyện tập mà bạn thấy thoải mái nhất. Khi bạn gặp các triệu chứng như các cơn đau dữ dội, cơ thể mệt mỏi, vận động kém, sưng tấy khớp, bạn cần gặp ngay bác sĩ để có sự điều chỉnh thích hợp với chế độ tập của mình.

Hãy biến việc tập thể dục thành một phần việc hàng ngày của bạn và trở thành thói quen sống không thể thiếu của bạn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Biến chứng đáng sợ của bệnh gout

Tinh thể muối urate lắng đọng ở bệnh nhân gút cấp tính thường mới chỉ bám trên mặt sụn khớp, nếu không được kiểm soát để bệnh tiến triển nặng, tinh thể muối urate sẽ lắng đọng nhiều hình thành các cục tôphi dưới da và gây nên bệnh khớp mạn tính do urat.
+ Tôphi: thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn Gút đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Tôphi có thể cuất hiện ở các tổ chức mô mềm dưới da như vùng mông, vùng bụng, vùng đùi, vùng bắp tay. Khi tophi lắng đọng tại các tổ chức cạnh khớp thường gây ra tình trạng viêm mạn tính dẫn đến biến dạng khớp như : khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, ngón chân, gót chân, mắt cá chân, mu bàn chân, gân Achille. Một số hiếm trường hợp tophi gặp tại đốt sống gây tổn thương đĩa đệm và cột sống.
+ Bệnh khớp do urate kết thành tophi thường xuất hiện chậm. Khớp bị cứng, đau khi vận động và làm hạn chế vận động, khớp có thể sưng to vừa phải, không đối xứng, cũng có thể có tôphi kèm theo. Trên X-quang thấy hẹp khớp, hình ảnh khuyết xương hình hốc ở đầu xương.
bien-chung-cua-benh-gout
Biến chứng của bệnh gout

- Biến chứng của gút tại thận :
Urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản.
+ Sỏi thận chiếm khoảng 10 – 20% các trường bệnh nhân gút.
+ Điều kiện thuận lợi là pH nước tiểu quá toan, nồng độ acid uric cao. Sỏi urat thường nhỏ và không cản quang.
+ Tổn thương thận : lúc đầu chỉ có prôtein niệu, có thể có kèm theo hồng cầu, bạch cầu vi thể, dần dần diễn tiến đến suy thận. Suy thận thường gặp ở thể có tôphi, tuy tiến triển chậm và là nguyên nhân gây tử vong.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Chế độ dinh dưỡng chống béo phì

Bác sỹ có thể cho tôi biết về chế độ dinh dưỡng hợp lý để chống béo phì? Xin cảm ơn bác sỹ!

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Để chống béo phì, chúng ta không chỉ cần chế độ dinh dưỡng hợp lý mà còn cần kết hợp chế độ vận động và luyện tập.

Về ăn uống: chỉ nên ăn đủ để đáp ứng nhu cầu mỗi ngày, người lớn trung bình từ 1600- 2000Kcal, cân đối giữa các loại thực phẩm; nên ăn một bát con rau/củ mỗi bữa ăn, ăn đúng bữa, không ăn vặt, hạn chế các loại quả ngọt nhiều như vải, xoài, nhãn, mít...; nên uống từ 2000- 2500ml/ngày.

Vận động bất kỳ khi nào có thể (đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy, đứng lên điều chỉnh trực tiếp tivi hoặc các thiết bị điện khác thay vì dùng điều khiển từ xa, tập thể dục hàng ngày...)
>>> Béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh gout bệnh tiểu đường vì vậy mọi người nên lưu ý chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa bệnh tật

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Cân nặng bao nhiêu thì phù hợp với chiều cao?

Bác sỹ có thể tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lí để giúp người gầy tăng cân? em cao 1m57 vậy cân nặng bao nhiêu thì phù hợp, 42 cân có quá gầy không?

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Ở người trưởng thành, cân nặng lý tưởng được tính theo công thức:
BMI = cân nặng (Kg)/(chiều cao (m)) x (chiều cao (m))
Người có cân nặng chuẩn là trong khoảng từ 18,5 đến 25 (theo Tổ chức Y tế thế giới WHO) hoặc trong khoảng từ 18,5 đến 23 (theo Hiệp hội đái tháo đường Châu Á Thái Bình Dương).

Ví dụ trường hợp của bạn:

BMI = 42/(1,57 x 1,57) = 17.
Như vậy chỉ số BMI của bạn < 18,5, bạn được coi là thiếu năng lượng trường diễn (1 dạng của Suy dinh dưỡng).
Muốn tăng cân, năng lượng từ thức ăn đưa vào cơ thể bạn hàng ngày phải lớn hơn năng lượng được cơ thể bạn sử dụng.
Bạn nên tới các trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, 48B- Tăng Bạt Hổ, Hà Nội để được tìm hiểu thêm về thói quen ăn uống, nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu năng lượng trường diễn của bạn, từ đó các chuyên gia sẽ giúp bạn đưa ra những biện pháp hợp lý để cải thiện cân nặng hiện nay.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Móng tay của bạn nói gì về sức khỏe

“Nếu cặp mắt là cửa sổ tâm hồn thì móng tay có thể là cửa sổ cho sức khỏe của bạn” Andrea Cambio, Tiến sỹ da liễu có bằng chuyên môn quốc tế tại Cape Coral nói vui. Nếu móng tay xuất hiện một số vết lạ hay những triệu chứng sau thì việc cần làm là bạn nên đi khám sức khỏe:

1. Móng xuất hiện đốm trắng hoặc màu vàng

Móng tay có những đốm trắng hoặc vàng có thể do bị nhiễm nấm. Nếu không chữa trị ngay, móng có thể dày lên và gãy vụn ở các khóe móng. Bác sĩ da liễu sẽ kê toa cho thuốc mỡ bôi và một số thuốc uống kháng viêm và để móng trở lại khỏe mạnh trong thời gian sớm nhất.

2. Khi móng rất dễ gãy

Thông thường, móng tay cũng thường bị gãy nếu bạn phải làm việc trực tiếp bằng tay quá nhiều mà không thể mang bao tay, móng tay tiếp xúc nhiều với nước hàng ngày (rửa tay thường xuyên, dùng các sản phẩm tẩy rửa mạnh, thường xuyên sơn và tẩy sơn móng …). Nhưng nếu bàn tay bạn ít tiếp xúc nước, chỉ làm việc vă phòng mà móng vẫn dễ gãy có thể báo hiệu tình trạng tuyến giáp của bạn có vấn đề, đặc biệt là nếu đồng thời cảm thấy yếu và mệt.

3. Móng ngả màu xanh

Thường là móng bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn sẽ thấy đau đớn và đầu ngón tay có thể sưng lên. Thật cực hình khi phải gõ bàn phím với chỉ vài ngón tay như vậy. Kháng sinh uống đủ liều sẽ chấm dứt ngay tình trạng tồi tệ này.

4. Một điểm đen hoặc sọc nâu dọc móng tay

Đốm đen có thể chỉ là một nốt ruồi lành tính hoặc tàn nhang dưới móng tay, nhưng cũng có thể là một khối u ác tính (ung thư da). Chính vì thế, nên gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt trong trường hợp này.

5. Các đường lằn ngang hoặc nổi gồ trên móng

Đây có thể là triệu chứng của sự thiếu hụt dinh dưỡng (thường là thiếu sắt). Móng tay nổi sần cũng có thể là kết quả sau những chấn thương về thể chất hay tinh thần. Một kế hoạch điều trị sẽ được phác thảo để bổ sung ngay những chất dinh dưỡng cần để phục hồi cơ thể.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Cần hiểu đúng bệnh Gout

Không ít bệnh nhân bức xúc vì đau hai gót chân từ nhiều năm, tìm thầy chạy thuốc khắp nơi nhưng bệnh cứ ít tuần lại tái phát, dù đã thử đủ loại thuốc đắt tiền.
Bệnh gout còn có tên là bệnh thống phong do đặc tính gây đau khớp bất chợt khó lường khiến nhiều người trở tay không kịp do tình trạng lạm dụng rượu bia, thuốc men…

Sạch túi vì cả tin

Nhiều bệnh nhân vẫn tưởng chỉ khi nào đau khớp ngón tay, ngón tay mới là bệnh gout. Trên thực tế, bệnh gout là hậu quả của việc kết tụ thuỷ tinh thể urate vì tăng acid uric trong máu. Thường thì bệnh gây ảnh hưởng trên khớp nhỏ, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở khớp lớn như khớp gối khiến thoái hóa khớp, hay thành gai cột sống, hoặc trong bắp thịt khiến mỏi cơ, dưới da sinh dị ứng, trên đường tiết niệu thành sỏi…Do đó, việc tầm soát bệnh gout bằng cách đo acid uric trong máu là điều nên làm ngay cả khi chưa đau đâu đó.

Tuy nhiên, do ở xứ mình không có biện pháp chế tài của y sĩ đoàn nên trong thời gian gần đây có nhiều quảng cáo về việc điều trị bệnh gout bằng Đông y nhưng với điều kiện là bệnh nhân phải theo đuổi liệu pháp rất tốn kém và kéo dài nhiều tháng tùy bệnh nặng nhẹ.

Ảnh minh họa
Biết là có bệnh phải vái tứ phương nhưng người bệnh cần phân biệt giữa mục tiêu hạ và ổn định acid uric trong máu với việc điều trị khớp đã viêm tấy vì bệnh gout. Nếu bệnh gout là hậu quả của rối loạn biến dưỡng chất đạm thì bệnh cho dù đã ổn định vẫn có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận tiện như chế độ dinh dưỡng sai lầm, nếp sinh hoạt lao tâm lao lực, lạm dụng thực phẩm, ngộ độc hóa chất… Hứa ẩu trên quảng cáo theo kiểu bệnh không bao giờ tái phát chỉ là hứa lèo! Để hạ acid uric trong máu, với Đông hay Tây y cũng thế, nếu được áp dụng đúng bài bản, không cần kéo dài thời gian chữa trị…

Đau hoài vì dùng thuốc

Không ít bệnh nhân bức xúc vì đau hai gót chân từ nhiều năm, tìm thầy chạy thuốc khắp nơi nhưng bệnh cứ ít tuần lại tái phát, dù đã thử đủ loại thuốc đắt tiền. Cần nói ngay cho rõ là không hẳn hễ đau gót chân lúc nào cũng do bệnh gout. Riêng trong bệnh gout, đau gót chân sở dĩ khó điều trị vì đây là vùng vừa ít mạch máu nên thuốc khó tác dụng, vừa là điểm phải chịu đựng sức nặng của cơ thể nên khó lành. Bệnh nhân nên được điều trị kết hợp với Đông y dưới hình thức xoa bóp, ngâm thuốc, châm cứu… thay vì chỉ tập trung vào thuốc hóa chất.

Không ít bệnh nhân sau khi phát hiện lượng acid uric qúa cao trong máu, người bệnh kiêng cữ hết thịt cá, cũng không uống một giọt bia, nhưng mới được 2 ngày thì lãnh ngay cơn đau tá hỏa đến độ phải vào bệnh viện cấp cứu! Đáng tiếc vì giảm nguồn đạm động vật khi bị bệnh gout là đúng, nhưng cắt đứt nguồn đó ngay tức khắc lại là một sai lầm vì cơ thể khi đứng trước tình trạng bất ngờ thiếu đạm sẽ phản ứng sai lệch bằng cách huy động chất đạm dự trữ trong bắp thịt. Acid uric khi đó sẽ bội tăng trong máu gây cơn đau hơn dao cắt. Chế độ kiêng cữ chất đạm trong bệnh gout vì thế cần được tiến hành thong thả.

Mẹo dinh dưỡng

Không quá khó để giảm liều lượng thuốc và thu ngắn liệu trình nếu bệnh nhân thủ sẵn vài “mánh” về dinh dưỡng nhằm cầm chân lượng acid uric trong định mức không gây được bệnh. Thí dụ: Uống tối thiểu 2,5 lít nước trong một ngày. Uống đều. Đừng đợi đến khát mới uống. Tăng món ăn hạ acid uric sau bữa tiệc nhiều thịt cá, chẳng hạn với khoai tây, dưa leo, củ hành, rau má, thanh long. Áp dụng dược thảo hạ acid uric như trà atiso, râu bắp… và đừng nín tiểu khi mắc tiểu.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Năm sự thật về bệnh gout

Một số thông tin trên Healthcentral sẽ cung cấp thêm những kiến thức bổ ích giúp phòng tránh căn bệnh này.

Gout ảnh hưởng đến ngón chân cái. Biểu hiện ban đầu của gout là gây đau các khớp xương ở ngón chân cái, đồng thời các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Bệnh thường gây đau khớp chân, mắt cá chân, gót chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay. Acid uric cũng có thể xuất hiện như là cục u dưới da.
Bệnh nhân gout cần tránh những thực phẩm chứa nhiều đạm 

Các cuộc tấn công cấp tính. Bệnh gout có thể gây ra những cơn đau đột ngột, sưng, tấy đỏ ở khớp. Các cuộc tấn công thường xảy ra vào ban đêm và có thể được kích hoạt khi bị căng thẳng. Các cuộc tấn công thường sẽ giảm dần trong 3 đến 10 ngày mà không cần điều trị.

Chế độ ăn uống. Cùng với lịch sử gia đình, chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến việc gây ra bệnh gout. Các vấn đề về cân nặng và thói quen tiêu thụ rượu quá mức được xem là nguyên nhân làm trầm trọng thêm căn bệnh này.

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin (khi phân hủy sẽ thành acid uric) có thể gây ra những rối loạn. Các thực phẩm được xem là kẻ thù của bệnh gout thường chứa nhiều chất đạm, có thể kể đến là: tim, gan, thận, cá cơm, đậu Hà Lan, thịt, nấm, cá thu, cá mòi và cá trích.

Lối sống lành mạnh giúp kiểm soát bệnh. NSAIDs, corticosteroids và colchicine đều dùng để điều trị các cơn bùng phát cấp tính của bệnh gout. Tuy nhiên, có thể ngăn chặn những đợt tấn công này bằng cách thay đổi lối sống theo phương châm lành mạnh nhất có thể.

Tập thể dục thường xuyên và duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết để đối phó căn bệnh này.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Biến chứng của bệnh gout gây sỏi thận, sỏi thận

Bệnh gout được gọi là bệnh nhà giàu, căn bệnh mang lại những cơn đau khó chịu cho người bệnh, và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: sỏi thận, suy thận.

Gout gây sỏi thận

bien-chung-cua-benh-gout-la-suy-than
Ảnh minh họa
Sỏi thận, suy thận là một trong những biến chứng của gout. Nhưng nhiều người chỉ đơn giản nghĩ rằng mình chỉ bị bệnh thận, không biết mình bị bệnh gout. Điều này dẫn đến sai lầm trong cách ăn uống của nhiều người, thấy viêm thận, sỏi thận nên vô tư tẩm bổ bầu dục, tim gan khiến cho gout và các biến chứng từ nó càng nguy hiểm và khó kiểm soát hơn.

Trong giai đoạn đầu của bệnh gout có khi hàng tháng hoặc hàng năm mới có cơn gout cấp tái phát. Nhưng theo thời gian thì sự tấn công của bệnh gout càng ngày càng mãnh liệt, thời gian cơn đau cấp kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng nhiều khớp xương hơn. Thông thường sau 10 năm kể từ cơn gout cấp đầu tiên sẽ xuất hiện dấu hiệu nổi cục và viêm đa khớp mạn tính. Do đó, còn được gọi là “gout lắng đọng”. Bệnh gout tiến triển càng lâu thì các biến chứng của gout càng nặng nề.

Biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng phải kể đến những biến chứng ở thận. Các tổn thương thận gặp khoảng 10 -15% các trường hợp bị gout, biểu hiện chủ yếu là viêm khe thận, cầu thận. Đây là nguyên nhân dẫn đến suy thận và tử vong.

Sỏi thận chiếm 10 -20% các trường hợp bị bệnh gout. Sự hình thành sỏi thận do sự lắng đọng muối urat tại hệ thống ống dẫn nước tiểu của thận. Bình thường lượng acid uric được thải qua đường niệu trong 24 giờ từ 400 – 500mg. Với bệnh nhân gout khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao bất thường nó được đào thải ra khỏi cơ thể một lượng lớn và nồng độ cao trong nước tiểu, đây là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng trong hệ thống dẫn niệu gây sỏi thận. Acid uric hay muối urat là sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein mà trong các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật chứa nhiều chất này. Do đo, nếu một người không biết mình bị tăng acid uric máu, không biết mình bị bệnh gout chỉ thấy viêm thận sỏi thận mà cứ vô tư tẩm bổ bầu dục sẽ khiến lượng muối urat lắng đọng nhiều hơn, bệnh tiến triển nặng hơn. Ở bệnh nhân bị bệnh gout nguyên phát, đặc biệt ở những bệnh nhân đã bị bệnh gout lâu năm, đã bị bệnh gout mạn tính thì tỷ lệ mắc sỏi thận tăng lên đáng kể.

Với bệnh nhân đang điều trị bệnh gout mà không kiểm tra được chức năng thận thường xuyên, không kiểm tra được xem có sỏi ở hệ thống tiết niệu hay không mà vẫn sử dụng các loại thuốc làm tăng đào thải acid uric thì khả năng bị sỏi thận tăng lên, bệnh lý sỏi thận nặng lên. Chính vì vậy không nên dùng thuốc làm tăng đào thải acid uric cho những bệnh nhân có sỏi tiết niệu. Hạn chế dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành sỏi tiết niệu.

Khi phát hiện mình có những triệu chứng nghi ngờ bệnh gout, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán, kiểm tra các bệnh liên quan và đặc biệt là hệ thống thận tiết niệu. Bác sĩ sẽ đưa ra chương trình điều trị hợp lý, chiến lược điều trị phòng chống tái phát, ngăn chặn các biến chứng có hại, đặc biệt là biến chứng viêm thận kẽ, sỏi thận.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com