Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Các biến chứng nặng nề của bệnh gout

Các biến chứng của bệnh gút đáng sợ hơn nhiều so với những cơn đau gút cấp. Nếu ai đã từng bị những cơn đau gút cấp hành hạ thì có thể hiểu được điều này, hiểu được các biến chứng của bệnh gút tàn phá cơ thể con người ghê gớm như thế nào.

biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Một trong những biến chứng của bệnh gút

Nhiều bệnh nhân gút đã miêu tả với chúng tôi, khi xảy ra cơn đau gút cấp người ta sợ cả cơn gió thoảng qua hay một con ruồi bay qua… Nhưng những cơn đau đó chưa là gì nếu để bệnh gút đến giai đoạn có biến chứng. Bệnh gút nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, biến dạng khớp dẫn đến mất khả năng vận động, suy thận, tim mạch, … Bài viết này sẽ giúp Quý bạn đọc có thêm kiến thức về những hậu quả do bệnh gút gây ra.


Như chúng ta biết rằng, bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể dẫn đến nồng độ aicd uric trong máu tăng cao sau đó kết hợp với 1 số điều kiện thích hợp như nhiệt độ, độ pH,… kết tủa thành các vi tinh thể urate natri lắng đọng tại các cơ quan trong cơ thể như: lắng đọng tại các khớp, tại thận, tại các thành mạch máu,… Sự lắng đọng này tích tụ dần dần gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh gút.


– Biến chứng tophi dưới da: Biến chứng này là do các vi tinh thể muối urate natri lắng đọng ở dưới da tạo nên các u, cục như các hạt sạn, sỏi dưới da ở các khu vực, tay chân, ở sụn vành tai,… gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, xa lánh xã hội.


– Biến chứng tại khớp: Khi các vi tinh thể urate natri lắng đọng tại khớp sau một thời gian sẽ tạo thành các u cục gọi là cục tophi. Các u cục tophi thường mọc ở các vị trí khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân, gân Achille. Kích thước từ vài milimet đến nhiều centimet, hơi chắc hoặc mềm, có thể di động do bám vào gân hoặc không di động do dính vào nền xương bên dưới làm các khớp bị cứng, đau khi vận động và dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp, đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là làm cứng các khớp gây tàn phế.


– Biến chứng tophi vỡ gây nhiễm trùng: Các hạt tophi khi bị vỡ ra rất khó lành do các vin tinh thể urate natri luôn chảy ra, ngăn miệng vết thương lành lại. Khi vết thương hở ra như vậy, khả năng vi khuẩn xâm nhập khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất cao. Biến chứng này vô cùng nguy hiểm, có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.


– Biến chứng sỏi thận, suy thận, cao huyết áp: Bệnh gút mạn tính có thể gây lắng đọng muối urat trong thận tạo thành sỏi thận, do đó, có thể làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận, tăng huyết áp.


– Biến chứng do dùng thuốc: Ngoài các biến chứng trực tiếp do các vi tinh thể muối urate natri gây ra, biến chứng của bệnh gút còn có thể do dùng thuốc điều trị, điển hình là gây dị ứng, nhất là loại allopurinol hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận…


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Bài thuốc chữa bệnh gout bằng các loại rau, quả thường ngày

Bài thuốc này bạn có thể tìm và mua dễ dàng. Các bạn cung tìm hiểu nhé

Lá cây ổi, lá cây sakê, và quả đậu bắp.

Cách dùng:

Lá cây sakê: 100g
Lá cây ổi: 50g
Quả đậu bắp: 100g
Nấu chung với 1,5 lít nước uống thường xuyên sau một thời gian sẽ có hiệu quả rõ rệt.




Trên đây là những chia sẻ của mình về các bài thuốc chữa bệnh gout hiệu quả mà bạn có thể áp dụng, hy vọng bài thuốc sẽ giúp đỡ phần nào cho những người bị bệnh gout.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Các bài thuốc chữa bệnh gout bằng phương pháp dân gian

Bệnh gút (gout, thống phong) là do axit uric trong máu cao làm ứ đọng các tinh thể muối urat tại các khớp. Do thói quen sinh hoạt không điều độ, uống nhiều rượu bia, ăn thực phẩm nhiều đạm, thực phẩm giàu purin,…

 Các bài thuốc chữa bệnh gout bằng phương pháp dân gian


Hiện nay theo Tây y thì việc điều trị bệnh gout tối ưu nhất vẫn là tập trung làm giảm tối đa lượng axit uric trong máu và đánh tan các tinh thể muối urat trong các khớp. Tây y chủ yếu là dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, các thuốc ngăn cản quá trình tổng hợp acid uric, các thuốc tăng thải trừ acid uric nhưng các thuốc này chỉ có tác dụng nhanh và tức thời với các cơn gút cấp chứ không ngăn cản được quá trình bệnh lý tiếp tục diễn ra.


Theo thời gian bệnh sẽ ngày càng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, làm giảm chất lượng sống, chi phí điều trị cao ảnh hưởng đến kinh tế, gia đình và xã hội. Việc dùng những thuốc này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan và thận, bệnh lý dạ dày,… và một số các tác dụng không mong muốn khác.


Với Y học cổ truyền cũng tập trung làm giảm axit uric, đào thải tinh thể muối urat khỏi cơ thể nhưng lại sử dụng nhiều bài thuốc thảo dược tự nhiên, giảm đau đớn cho người bệnh, phục hồi các chức năng cẩn thận cùng với các chế độ ăn uống, tập luyện,…có kiểm soát. Đa số bệnh nhân hiện nay sử dụng phương pháp Y học cổ truyền, vì bệnh gout phải điều trị trong một thời gian dài nên việc điều trị bằng Y học cổ truyền sẽ có nhiều thuận lợi, không có các tác dụng phụ và chi phí rẻ hơn nhiều so với Tây y.


Do đó, để điều trị bệnh gout hiệu quả nhất bạn cần đến các cở sở y tế khám bệnh để có thể chẩn đoán chính xác nhất bệnh đang ở giai đoạn nào, sau đó tìm những biện pháp điều trị thích hợp với cơ thể. Cùng với đó, bạn rất cần thiết phải thay đổi lối sống, nên giảm béo với những người thừa cân, tránh ăn quá nhiều đạm động vật, nên hạn chế hoặc tránh uống rượu bia, uống nhiều nước và chất lỏng mỗi ngày.


Đối với trường hợp đau cấp tính, các khớp sưng đỏ không di chuyển được sau khi uống rượu bia, ăn phải loại thực phẩm có nhiều chất đạm thì cách hay nhất để giảm đau nhanh chóng là bạn lấy dưa leo (dưa chuột) ăn sống, nếu không bạn có thể ép thành nước uống liên tục sau 2 – 3 giờ cơn đau cấp tính sẻ giảm, khi đó bạn có thể di chuyển và đi lại bình thường. (Bài thuốc này rất hiệu nghiệm)


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Những thực phẩm người bệnh gout tuyệt đối không nên ăn

Dưới đây là những thực phẩm người bệnh gout tuyệt đối không ăn để tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Bên cạnh việc dùng thuốc, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị bệnh gout.

Những thực phẩm người bệnh gout tuyệt đối không nên ăn
Những thực phẩm người bệnh gout tuyệt đối không ăn


Bệnh gout là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Khi bị bệnh gout, người bệnh cần phải thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt.


Người bệnh gout tuyệt đối không ăn cá trích


Bệnh nhân gout tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Cá trích chứa nhiều chất đạm, chất mỡ không tốt cho bệnh nhân bị bệnh gout.


Người bệnh gout tuyệt đối không ăn gà tây và thịt ngỗng


Thịt gà tây và thịt ngỗng là những thực phẩm có hàm lượng purine cao, do đó bệnh nhân gout nên tránh ăn các loại thịt này.


Người bệnh gout tuyệt đối không ăn gan


Những bệnh nhân gout nên ghi nhớ điều này: Các món ăn nội tạng như gan, thận, lá lách là những món ăn nên “từ chối” hoàn toàn.


Người bệnh gout tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn


Ăn nhiều trứng vịt lộn hàng ngày dễ tạo protein xấu cho người bệnh gout.


Người bệnh gout tuyệt đối không ăn cà chua


Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống bệnh gout cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.


Người bệnh gout tuyệt đối không ăn cua, ghẹ


Ăn nhiều cua ghẹ, lượng axit uric trong máu tăng cao và lắng đọng các thể purin ở khớp sẽ khiến những người bị bệnh gout, viêm khớp sẽ càng đau đớn và gây bệnh nặng hơn.


Ngoài các thực phẩm trên, người bệnh gout cần tuyệt đối tránh uống rượu, bia, đồ uống có gas, có cồn. Sử dụng những đồ uống này này khiến họ phải chịu sự đau đớn của những cơn gout cấp, nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới các biến chứng như: sỏi thận, suy thận, bệnh tim mạch...


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Chế độ ăn uống cho người bệnh gout

Chế độ ăn cho người bệnh gút có thể là cách phòng tránh cũng như ngăn ngừa bệnh gút quay trở lại hiệu quả nhất. Với một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì gout không còn là vấn đề với bạn nữa.


Chế độ ăn cho người bệnh gút hiệu quả nhất


Như đã nói ở các bài trước, người bị bệnh gút nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhân purin như phủ tạng động vật, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu… Không dùng đồ ăn thức uống có chứa các chất kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt…
Chế độ ăn cho người bị gút nặng


Những người bị bệnh gút nặng, lượng axit uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ: ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh.


 Chế độ ăn uống cho người bệnh gout


Mỗi ngày nên ăn khoảng 1,5 cân tùy vào thực đơn mỗi ngày. Nếu là rau xanh thì có thể chế biến làm nhiều món khác nhau như: nấu, xào hoặc làm nộm. Sau đây sẽ là các loại rau tốt cho chế độ ăn cho người bệnh gút.

Rau cần


Rau cần là loại rau có tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh, loại rau này đặc biệt tốt cho những người bị gút ở giai đoạn cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày rất tốt cho người bệnh gút.

Súp lơ

Súp lơ có tính mát, vị ngọt thanh nhiệt lợi tiểu thông tiện, và chữa rất nhân purin là thực phẩm thích hợp cho chế độ ăn cho người bệnh gút.

Dưa chuột

Là loại quả có tính kiềm, tính mát, vị ngọt công dụng thanh nhiệt giải độc, chính vì vậy có khả năng bài tiết tích axit uric qua đường tiết niệu.


 Chế độ ăn uống cho người bệnh gout


Cải xanh

Loại rau này hầu như không chứa nhân purin, có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị, lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gút.

Các loại cà pháo, cà bát, cà tím…


Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

Cải bắp


Hầu như không có nhân purin, có công dụng “bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết, thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt cho người bệnh gút.


Củ cải



Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin. Tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt, trừ phong thấp, rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng.


 Chế độ ăn uống cho người bệnh gout

Khoai tây


Là loại thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin.

Bí đỏ


Tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và gút.

Bí xanh


Tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm có chứa nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải axit uric qua đường tiết niệu khá tốt.

Đậu đỏ


Tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Cách chữa bệnh gút bằng đậu xanh

Chữa bệnh gút bằng đậu xanh là một bài thuốc dân gian của dân tộc Sán Dìu, đã được nhiều người sử dụng và cho hiệu quả rất tích cực đối với bệnh gút. Ít ai ngờ một loại thực phẩm như đậu xạnh lại có thể là lời giải cho bệnh gút – một căn bệnh gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, cũng như điều trị tốn kém nếu sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc tây.


Cách chữa bệnh gút bằng đậu xanh

Bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh


Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ và không cho thêm bất cứ một loại gia vị nào. Sáng ngủ dậy ăn một bát thay cho ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Có thể nấu khô hoặc nhão tùy vào sở thích của từng người.


Bài thuốc này thực sự rất đơn giản phải không các bạn, nhưng hiệu quả của nó thì lại đáng kinh ngạc đấy các bạn ạ. Hãy kiên trì, bởi vì nếu ăn nhiều và đặc biệt là lại không cho thêm bất cứ loại gia vị nào khiến cho món đậu xanh rất dễ chán, vì vậy nếu không có sự quyết tâm thì rất khó có thể hoàn thành 30 ngày điều trị.


Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, là một món ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…


Đậu xanh có thể chữa bệnh gút là do các thành phần chất xơ có trong đậu xanh có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acit uric trong cơ thể gây ra bệnh gút.


Ngoài ra, đậu xanh cũng có tác dụng kháng viêm cao, ăn đậu xanh vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp phòng ngừa và giảm viêm do gút gây ra một cách hiệu quả.


Khi chế biến các món từ đậu xanh có rất nhiều người có thói quen lọc và bỏ vỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ các loại đậu đỗ mới thực sự có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Bệnh gout thường xuất hiện ở các quý ông "tốt tướng"

Bệnh gout căn bệnh thiên vị đặc biệt: dường như hoàn toàn tha cho quý bà mà chỉ thăm viếng quý ông. Tuy nhiên, các quý bà lại là người đầu tiên nên biết về chứng bệnh nguy hiểm này để phòng ngừa từ trong gian bếp cho chồng mình.


kiến thức bệnh gout


Đây là căn bệnh thiên vị đặc biệt: dường như hoàn toàn tha cho quý bà mà chỉ thăm viếng quý ông. Tuy nhiên, các quý bà lại là người đầu tiên nên biết về chứng bệnh nguy hiểm này để phòng ngừa từ trong gian bếp cho chồng mình.


Gout, dân gian hay gọi là bệnh gút hay thống phong, là bệnh được biết và mô tả từ thời Hy Lạp cổ. Ngay từ thế kỉ 4 trước Công Nguyên, Hyppocrates đã mô tả một biểu hiện rất đặc trưng của bệnh sưng tấy, nóng, đỏ và rất đau ở ngón chân cái, ông còn gọi bệnh Gout là "Vua của các bệnh" và "bệnh của các vua".


Bệnh Gout thường chỉ xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên. Nguyên nhân gây bệnh gout là tình trạng thừa axit uric (trên 1mg/1 cc máu) do cơ thể được cung cấp quá nhiều chất đạm. Lượng axit uric sẽ kết lại thành các tinh thể đóng ở các khớp, gây đau.


Tuy nhiên không phải cứ có axit uric cao là bị bệnh Gout. Nếu chỉ có axit uric máu cao đơn thuần, chỉ được gọi là tình trạng tăng axit uric máu không triệu chứng. Bênh Gout chỉ xảy ra khi tình trạng tăng axit uric máu gây hậu quả xấu cho cơ thể.

Hậu quả trước mắt là các đợt viêm khớp Gout cấp - nỗi kinh hoàng cho những ai bị Gout, tuy nhiên ở giai đoạn đầu các đợt viêm này thường không kéo dài, không thường xuyên và rất dễ chữa. Nếu bệnh không được điều trị đúng và đủ, các đợt viêm khớp sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và kéo dài hơn, khó chữa hơn và hậu quả lâu dài, cố định của bệnh sẽ là viêm nhiều khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, tàn phế, sỏi hệ tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận và nguy hiểm hơn cả là suy chức năng thận. Đây là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các bệnh nhân Gout.

Những ai dễ bị Gout?

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh là 0,3% dân số người lớn, nghĩa là cứ 330 người lớn thì có một người mắc bệnh Gout. Bệnh thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp, dân gian thường gọi là "tốt tướng". Phụ nữ rất ít bị bệnh Gout, nếu bị thường là lứa tuổi trên 60.

Thường nhất là bắt đầu vào cuối tuổi 30 và đầu 40 của cuộc đời, với những người có cuộc sống vật chất sung túc, dư thừa dinh dưỡng.

Vì hai đặc điểm này mà các vị giám đốc trẻ, hay những người đàn ông thành đạt nói chung nên lưu tâm hơn về căn bệnh này.

Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa, bệnh nhân Gout thường thừa cân, thường mắc thêm một hay nhiều bệnh như: Xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tiểu đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch não... Nói cách khác, các bệnh nhân bị cách bệnh nói trên rất dễ bị Gout.

Làm sao biết mình bị Gout?

Bệnh khởi phát cấp tính, thường vào nửa đêm gần sáng, với tính chất sưng tấy, nóng, đỏ mọng, đau dữ dội và đột ngột ở một khớp (không đối xứng). Thường gặp nhất ở ngón chân cái, kế đó là khớp bàn chân, khớp cổ chân, các ngón chân khác, khớp gối, bàn tay và các khớp và các vùng gần khớp khác.


Có thể có kèm một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, lạnh run, ớn lạnh...Thậm chí, một số trường hợp gây nhức đầu, ói mửa, cứng gáy (do phản ứng màng não).


Hiện tượng viêm cấp tuy rất rầm rộ nhưng cũng chỉ kéo dài 5-10 ngày, rồi khỏi toàn thân, không để lại di chứng gì tại khớp. Nếu được dùng thuốc sớm, đúng thuốc, đúng liều lượng bệnh sẽ hết rất nhanh (dưới 5 ngày).


Bệnh tái phát từng đợt với xu hướng càng ngày càng nhiều đợt viêm hơn, các đợt viêm khớp ngày càng dài ra, càng lâu khỏi hơn, càng có nhiều khớp bị viêm hơn...

Gout nguy hiểm đến mức nào?

Hậu quả trước mắt là các đợt viêm khớp Gout cấp - nỗi kinh hoàng cho những ai bị Gout, tuy nhiên ở giai đoạn đầu các đợt viêm này thường không kéo dài, không thường xuyên và rất dễ chữa. Nếu bệnh không được điều trị đúng và đủ, các đợt viêm khớp sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài hơn, khó chữa hơn và hậu quả lâu dài, cố định của bệnh sẽ là viêm nhiều khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, tàn phế, sỏi hệ tiết liệu đặc biệt là sỏi thận nguy hiểm hơn cả là suy chức năng thận, đây là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các bệnh nhân Gout.


Với những hiểu biết hiện nay về bệnh Gout, với những phương tiện và thuốc men hiện có, bệnh Gout được coi là bệnh dễ chuẩn đoán, có thể chuẩn đoán sớm và có thể điều trị đạt kết quả cao. Tuy nhiên trên thực tế ở nước ta, mọi việc hầu như bị đảo ngược và lý do cơ bản là sự thiếu hụt kiến thức về một bệnh lý thường gặp. Sự thiếu hụt kiến thức này không chỉ ở cộng đồng, ở người bệnh mà còn ở cả nhiều thầy thuốc (hay bị chẩn đoán nhầm là nhiễm trùng và cho uống thuốc kháng sinh hoặc chuẩn đoán chung chung vô nghĩa là thấp khớp, viêm đa khớp). Chính sự thiếu hụt kiến thức này đã biến một bệnh dễ chuẩn đoán, dễ chữa thành bệnh nan y! Và khi đã thành nan y thì nguy cơ tử vong là rất gần trong nhiều trường hợp.

Bệnh Gout có dễ chữa hay không?

Hiện đã có thuốc chữa bệnh gút nhưng chỉ có tác dụng ở giai đoạn sớm. Thường chỉ nửa ngày sau khi uống thuốc, các triệu chứng bệnh sẽ rút hết. Nhưng nếu bệnh nhân không kiêng cữ đúng mức, bệnh sẽ tái phát. Điều đó có nghĩa là, hiện nay chưa có thuốc nào điều trị được tận gốc căn bệnh.


Bệnh nhân Gout có thể dùng làm thuốc Colchicin để chống viêm và Allopurinol để làm giảm nồng độ axit uric trong máu (theo chỉ định của bác sĩ). Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là dự phong bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn thức ăn giàu đạm và uống nhiều rượu bia.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Bệnh gout có nên tập thể dục không?

Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp, gây viêm khớp. Bệnh gút có nguy cơ cao đối với độ tuổi 40 – 50, phụ nữ mãn kinh, người có gia đình có tiền sử bị bệnh gút, người bị nhiễm chì, người béo phì,…


Bệnh gút xảy ra do quá trình sinh hoạt ăn uống mất kiểm soát, ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như: Hải sản, tôm, cua, cá, mực,… ăn nhiều nội tạng động vật, lòng, gan, tim, thận,… thường xuyên sử dụng rượu bia,…


Vì vậy, ngoài việc sử dụng các phương phát để chữa bệnh gút, thì việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt nghiêm ngặt là một việc hết sức quan trong đối với người bệnh gút. Ở những người bệnh gút phải hạn chế tối đa đưa chất đạm vào cơ thể và phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao,…


Bệnh gút có nên tập thể dục không?
tập thể dục tốt cho bệnh nhân gout


Vì sao tập luyện thể dục lại tốt cho người bệnh gút?


Không chỉ ở những người bị bệnh gút mà việc tập thể dục là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh của tất cả mọi người. Tập thể dục giúp bạn hạn chế các vấn đề về sức khỏe, giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, cung cấp năng lượng, giúp giảm căng thẳng, bện cạnh đó còn có thể giúp bạn duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý và kiểm soát sự thèm ăn của bạn.


Ngoài ra việc tập thể dục còn giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng, tăng sức khỏe và sức bền, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, giữ tinh thần sảng khoái và giúp điều trị bệnh gout, làm giảm tác dụng của lão hóa, giúp giữ cho các xương khớp linh hoạt và vận động dễ dàng, đặc biệt việc tập thể dục còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp, loãng xương, tiểu đường và béo phì,…


Chính vì những tác dụng tuyệt vời do việc tập thể dục mang lại, nên bạn phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ngoài ra bạn nên duy trì các chế độ ăn uống hợp lý để tránh các nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần chọn phương pháp tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe của mình để tránh các chấn thương trong lúc tập luyện gây ra (thông thường lúc mới bắt đầu bạn chỉ nên tập khoảng 20 – 30 phút/ lần tập, sau đó nâng dần thời gian lên).


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Coi chừng với cơn gout cấp tính

Gout là bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể, làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn đến lắng đọng natri urat trong khớp, thận và tổ chức dưới da, gây đau. Cơn gout cấp tính là một trong các biểu hiện lâm sàng của bệnh gout

Cơn gout cấp thường xảy ra sau bữa ăn có quá nhiều thịt (nhất là loại có nhiều purin như thịt chó, nội tạng), uống nhiều rượu. Hay do cảm xúc quá mạnh, strees, lao động nặng, đi lại nhiều, chấn thương (kể cả chấn thương nhỏ như đi giày chật), nhiễm khuẩn...đều có thể là những yếu tố khiến cơn gout cấp xuất hiện. Cơn gút cấp tính lần đầu thường xảy ra ở lứa tuổi 35 – 55, thường hay gặp ở nam giới hơn nữ.

Triệu chứng của cơn gout cấp:

 Coi chừng với cơn gout cấp tính


Tại khớp: Cơn gout cấp thường được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp khởi phát đột ngột, đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng và đỏ ở các khớp bị tổn thương, đau tăng dần đến mức tối đa sau 8 – 12 tiếng. Cơn gout ban đầu thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp (chiếm 80 – 90%). Vị trí thường gặp các khớp ở chi dưới như khớp bàn ngón chân cái, gối, bàn ngón khác, khớp cổ chân. Hơn một nửa các trường hợp có triệu chứng đầu tiên ở khớp bàn ngón chân cái... trong giai đoạn sớm của gout, các khớp bàn ngón chân, khớp cổ chân, gót chân, và khớp gối có thể cũng bị tổn thương. Các khớp cổ tay, ngón bàn tay và khớp khuỷu là vị trí tổn thương thường gặp trong những đợt cấp của giai đoạn sau. Đối với phụ nữ lớn tuổi thì tổn thương các khớp nhỏ ngón tay (các khớp đã bị tổn thương trước đó do thoái hóa khớp) thường thấy sớm hơn trong những đợt gout cấp.

Cơn gout điển hình:


Hoàn cảnh xuất hiện: Cơn xuất hiện tự phát hoặc sau bữa ăn nhiều chất đạm hoặc uống rượu quá mức; một chấn thương; một bệnh trung gian khác phát; một can thiệt phẫu thuật; một đợt dùng thuốc: aspirin, lợi tiểu...

Triệu chứng đầu tiên:


Rối loạn thần kinh: Đau đầu, trạng thái tinh thần kích thích mệt mỏi.
Rối loạn tiêu hóa: Đau thượng vị, táo bón, ợ hơi.
Rối loạn tiết niệu: Đái nhiều, đái dắt.
Các triệu chứng tại chỗ: Khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch tê bì ngón chân cái.
Đó là một số triệu chứng thường xảy ra trước khi có cơn gout cấp mà ta có thể tự nhận biết được. Đây cũng là thời điểm tốt để điều trị phòng ngừa không cho cơn gout cấp khởi phát.


Thời gian: Thường khởi phát vào ban đêm.


Tính chất: Khớp đau ghê gớm, bỏng rát, thường xuyên đau đến cực độ, đau làm mất ngủ, mất ngủ càng tăng thêm do tăng cảm giác đau của da. Đau chủ yếu về đêm, ban ngày đau có thể giảm. Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38 – 38,50 có thể kèm theo rét run. Đau tăng về đêm trong 5 – 6 đêm tiếp đó. Ban ngày đau giảm dần, có thể hết đau hoàn toàn vào ban ngày.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Ăn sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh gout thống phong hiệu quả

Bệnh gout hay còn gọi là bệnh thống phong là một trong những bệnh liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng. Do đó, việc ăn gì và kiêng ăn gì luôn luôn được nhiều người quan tâm. Ăn sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh gout thống phong hiệu quả là vấn đề đã được chứng minh.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến bệnh gout

Đối với bệnh nhân gút, ngoài việc tuân thủ liệu trình do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, có thể kết hợp điều trị bằng liệu pháp dinh dưỡng, mục tiêu là nhằm đào thải hoặc hạn chế thu nạp chất purin trong cơ thể. Tuy nhiên, khó có thể xây dựng được một thực đơn không có purin.
Đối với người mắc gút ở mức trầm trọng vừa phải, chỉ cần giới hạn cung lượng purin ở mức còn khoảng 200mg/ngày. Có thể đạt được kết quả này bằng cách: Hạn chế thịt nạc và cá nạc, gia cầm; Tuyệt đối tránh thực phẩm chứa rất nhiều purin (óc, gan, bầu dục, tuyến ức bê, lưỡi, thịt lợn); Uống nhiều nước…
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh gút cần giảm các đồ uống có tính chua, tuy nhiên sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua lại là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Nên dùng 1 hộp sữa chua/ngày là thích hợp. Lượng dùng vừa phải này không chỉ giúp hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh gút rất tốt, mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng lắng đọng axit uric.

Tại sao sữa chua lại tốt cho người bệnh gút

sữa chua tốt cho bệnh nhân gout

Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật bởi một số loại vi khuẩn gồm: streptococcus thermophilus, lactobacillus bungaricus, streptococcus lactic, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, nấm men… giúp chuyển đường đa thành đường đơn, giảm độ PH của sữa chua kéo theo sự đông tụ canxi trong sữa, chuyển hóa một phần casein (đạm trong sữa) thành peptone, axit amin.

Sữa chua chữa khỏi bệnh gút có đúng không?

Về khả năng ăn sữa chua để chữa khỏi bệnh gút thì đa số là thông tin ở dạng kinh nghiệm truyền miệng.
Tuy nhiên, với những lợi ích của sữa đối với sức khỏe, bạn nên sử dụng sữa chua trong thực đơn hàng ngày.
Ăn sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh gout thống phong hiệu quả đã được chứng minh. Sữa chua là một chế phẩm từ sữa, có nhiều lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, không làm tăng lượng acid uric trong máu nên rất phù hợp để người bệnh gout dùng hàng ngày. Nếu bạn là người bị bệnh gout – thống phong, hãy duy trì chế độ ăn ít purin và đừng ngại bổ sung sữa chua vào thực đơn của mình nhé. mecuti.vn chúc bạn đọc mau khỏi bệnh.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com



Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Chữa bệnh gout bằng nước ép dưa chuột

Có rất nhiều phương pháp khắc phục bệnh gút và đau khớp đồng thời làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và sảng khoái tinh thần. Lương y Nguyễn Thị Hường sẽ gửi đến các bạn một phương pháp điều trị lành mạnh cho người bị bệnh gút bằng những thực phẩm hoàn toàn tự nhiên.


 Chữa bệnh gout bằng nước ép dưa chuột
Nước ép từ dưa chuột giúp giảm đau cơn gout.

Dưa chuột là thực phẩm đứng đầu danh sách tốt cho bệnh gút.

Loại thực phẩm đứng dầu danh sách tốt cho bệnh nhân gút chính là dưa chuột. Nước ép từ trái dưa chuột rất tốt bởi nó giúp hạ nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, dưa chuột có khả năng loại bỏ các axit uric đã được kết tinh trong các khớp, nhất là các trường hợp của bệnh gút.


Khi bắt đầu thử nghiệm cho người bệnh gút uống rượu và sử dụng thêm một ly nước ép dưa chuột, người bệnh có thể sẽ cảm thấy giảm đau hơn. Đây là dấu hiệu tốt vì nó báo hiệu rằng loại nước ép này đang tác dụng trực tiếp lên vùng bệnh và các độc tố sẽ sớm bị loại bỏ.


Nếu được, hãy cho thêm một vài lát gừng và một chút cần tây. Chúng cũng là những thực phẩm có ích trong việc giảm viêm khi cơ thể bắt đầu quá trình thanh lọc độc tố, đẩy lùi các axit uric.

Thực hiện loại nước ép đánh bay bệnh gút


 Chữa bệnh gout bằng nước ép dưa chuột


Chuẩn bị dưa chuột, cần tây, chanh và gừng.

– 2 thân cây cần tây


– 1 quả dưa chuột cỡ vừa


– 1 lát chanh


– 3 cm gừng.


Rửa và làm sạch tất cả các thành phần, cho dưa chuột và thân cây cần tây vào ép. Vắt chanh và cho gừng thái mỏng vào hỗn hợp nước ép dưa chuột và cần tây.


Dùng hỗn hợp nước ép thường xuyên và hàng ngày để đạt kết quả tốt nhất.


Cuối cùng, đặt hỗn hợp nước ép này vào tủ lạnh và dùng dần. Chúng sẽ góp phần đánh bay những axit uric kết tinh trong khớp xương. Nên dùng hàng ngày để có được kết quả tốt nhất.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Chế biến món ăn hỗ trợ điều trị gút (gout) từ cá rô đồng

Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu.

hỗ trợ điều trị gout

Rô đồng là loài cá nước ngọt, sống phổ biến ở các ao, ruộng lúa, ao đìa, sông rạch... Mùa sinh sản chủ yếu vào tháng 5 - 7. Cá rô đồng có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm. 

Đây là loại thực phẩm dân dã, ngon và bổ. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 100g thịt cá rô đồng chứa chất đạm 20,3g, chất béo 1,5g, và các chất khoáng vi lượng như can xi, phosphor, sắt, vitamin B1, B2… 

Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu. 

Một số món ăn - bài thuốc từ cá rô đồng: 

Bài 1:

Cá rô đồng 200g, rau cải xanh 500g, gừng 1 nhánh nhỏ, gia vị vừa đủ. 

Cá rô sơ chế sạch, đánh sạch vảy, khía bụng, bỏ ruột, bỏ mang rồi rửa sạch nhớt. Đun sôi nước, cho cá rô đồng vào luộc cùng với gừng. Khi cá chín thì vớt ra, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước. Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm. Đun sôi nước cá, cho rau cải xanh, thịt cá vào nấu, khi canh sôi lại lần nữa, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm. 


hỗ trợ điều trị gout

Ăn thường xuyên món này rất tốt cho những người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa. Những người đang bị sốt, ra nhiều mồ hôi không nên dùng. 

Bài 2:

Cá rô đồng 2 - 3 con làm sạch, lá lốt 30g rửa sạch, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 - 2 lát, gia vị vừa đủ. 

Cho tất cả vào nồi thêm nước xâm xấp, đun lửa nhỏ om đến khi nhừ. Ăn thường xuyên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Cá rô đồng 3 - 5 con, đậu xanh 100g, gạo tẻ 100g. 

Cá rô luộc chín, gỡ lấy thịt, phi dầu hành và gia vị cho thơm. Gạo vo sạch nấu thành cháo, sau đó cho cá và gia vị vừa đủ, ăn nóng. 

Món cháo này rất tốt cho các trường hợp trẻ em nóng nhiệt chậm lớn. 

Bài 3: 

Cá rô đồng 3 - 5 con, rau má 150g. 

Cá rô nướng gỡ lọc lấy thịt, xương cá giã nhuyễn lọc để lấy nước vừa đủ. Rau má rửa sạch, thái nhỏ. Đun sôi nước cá, cho rau má vào, thêm vài lát gừng và gia vị làm canh ăn. 

Món này có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho có đờm vàng do phế nhiệt. 

Bài 4: 

Cá rô 200g, rau rút 200g. 

Cá làm sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung với nước luộc cá. Rau rút 300g, bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc. Nấu nước cá sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau rút vào, nêm gia vị, canh sôi lại là được. Ăn nóng trong bữa cơm. 

Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, trợ tiêu hóa, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón…


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Chất xơ người bạn tin cậy của bệnh gout

Chất xơ thực phẩm được coi là thành phần không thể thiếu trong thực đơn bữa ăn hàng ngày. Chúng được cấu tạo từ các loại đường đơn, thuộc nhóm carbohydrate. Đây là thành phần nằm trong mô tế bào thực vật, khi ăn vào cơ thể chúng ta không tiêu hóa được nhưng lại đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nếu thiếu chất này trong các bữa ăn sẽ gây ra nhiều các bệnh lý đặc biệt là các bệnh rối loạn chuyển hóa. 

Do đó, chất xơ rất cần thiết đối với sức khỏe con người. Với bệnh gout, chất xơ được ví như người bạn đồng hành tin cậy, giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

Chất xơ thực phẩm được chia làm hai loại là chất xơ tan có khả năng hòa tan trong nước khi vào hệ tiêu hóa dưới dạng gel thường gặp ở lá các loại rau xanh, vỏ quả, các loại rau nhớt như rau đay, rau tơi, nha đam,…, các loại hạt đậu. Loại chất xơ thứ hai là chất xơ không tan trong nước có nhiều trong các loại ngũ cốc như: lúa, gạo, ngô, khoai, sắn,.. và các loại hoa quả, rau xanh.

kiến thức phòng bệnh gout
Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại hạt đậu

Công dụng của chất xơ với sức khỏe nói chung và bệnh gout nói riêng như thế nào?

Chất xơ với các bệnh chuyển hóa: chất xơ làm giảm cholesterol máu và ổn định đường huyết sau ăn. Chất xơ hòa tan khi vào cơ thể gắn kết với các acid mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa cholesterol của thức ăn, thẩm thấu, nối kết với các cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể. Đồng thời nó còn ngăn chặn việc hấp thu các chất béo tại ruột, tăng cường thải trừ các chất béo xấu ra ngoài cơ thể. Ngoài ra chất xơ hòa tan sau khi vào cơ thể sẽ giúp ổn định đường huyết, hạn chế tăng đường huyết sau ăn ở những người bệnh đái tháo đường. Hơn nữa chất xơ cũng làm hạn chế hấp thu các chất đạm, giảm quá trình chuyển hóa protein thành nhân purin, từ đó giảm hình thành acid uric máu.

Chất xơ với các bệnh tiêu hóa: chất xơ giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn vừa ngăn chặn táo bón lại cũng có thể cầm tiêu chảy, ngăn ngừa các bệnh về đại trực tràng như: viêm túi thừa manh tràng, polyp đại trực tràng, ung thư, viêm đại tràng, trĩ,... Chất xơ làm cho thức ăn di chuyển trong ruột một cách nhịp điệu và nhẹ nhàng, thức ăn không bị tống ra ngoài nhanh quá cũng như không bị ứ trệ lại. Chất xơ còn giúp hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. Đến đại trực tràng khi cần thì chất xơ trương nở hút nước để chất cặn bã được tống ra ngoài dễ dàng, đến đoạn cuối kết tràng chất xơ định hình phân thành khuôn giúp việc đi ngoài không bị cản trở. Từ đó, thông qua hệ tiêu hóa các chất độc hại và cặn bã được thải trừ ra ngoài nhiều hơn. Cũng trong quá trình đó một phần acid uric cũng được đưa ra ngoài nhiều hơn, từ đó giúp làm giảm acid uric cho người bệnh gout.


kiến thức phòng bệnh gout


Chất xơ giúp đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, đồng thời đào thải acid uric

Chất xơ giúp giảm cân: chất xơ làm tăng khối lượng thức ăn, tạo cảm giác no, do đó hạn chế việc ăn quá nhiều thức ăn, đồng thời chất xơ hạn chế việc hấp thu chất béo, giúp giảm tình trạng tăng cân và béo phì. Điều này là cần thiết với những bệnh nhân gout, khi cân nặng được kiểm soát sẽ giảm áp lực lên các khớp bị tổn thương trong bệnh gout, từ đó giảm các triệu chứng của bệnh.

Như vậy đối với những người bệnh gout thì việc bổ sung chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày là rất cần thiết. Một số thực phẩm có nhiều chất xơ tốt cho bệnh gout như: dưa leo, cải bắp, cải xanh, bí đao, súp lơ, củ cải, đậu xanh, đậu đỏ, khoai, sắn, dưa hấu, dứa, quả anh đào, dâu tây,… Người bệnh có thể tham khảo để có chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh tái phát.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com