Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Không hẳn tăng acid uric máu là bệnh gút (gout)

Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá, gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng acid uric trong máu.

Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá, gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng acid uric trong máu. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai tăng acid uric máu đều bị bệnh Gout.

Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/ l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai qua trình tổng hợp và đào thải này, chẳng hạn tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric đều làm tăng acid uric trong máu. Được coi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn giới hạn bình thươờng (tuỳ theo chỉ số của mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới), thường ở nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0 mg/l (360 micromol/l).

Hiện nay có một thực tế là rất nhiều người, kể cả các bác sỹ không phải chuyên khoa, cho rằng cứ tăng acid uric máu là bệnh Gout và cho điều trị luôn. Đây là quan niệm sai lầm vì chỉ coi là có bệnh Gout khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác. 

Lắng đọng acid uric gây tổn thương khớp

Chẩn đoán bệnh Gout: (hiện nay theo tiêu chuẩn Bennett và Wood 1968)

a) Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong các hạt tô phi.

b) Hoặc tối thiểu có trên 2 trong các tiêu chuẩn sau đây:

- Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng hai tuần.

- Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.

- Có hạt tô phi.

- Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm và đau trong 48h) trong tiền sử hoặc hiện tại.

Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn b.

Như vậy ta thấy nồng độ acid uric máu tăng không phải nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout. Thậm chí có bệnh nhân Gout mà xét nghiệm acid uric có thời điểm còn thấp hơn bình thường. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy tăng acid uric máu là một trong những yếu tố nguy cơ rõ ràng cho sự hình thành bệnh Gout, mặc dù nhiều quan sát thấy rằng nhiều người tăng acid uric máu nhiều năm mà không hề có cơn Gout cấp. Những người này gọi là tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng.

Nguyên nhân tăng acid uric máu:

Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân của tình trạng tăng acid uric máu là gì, và khi nào thì phải điều trị tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng.

Về nguyên nhân tăng acid uric máu người ta thấy có một số nguyên nhân chính sau đây:

- Nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, đặc biệt trong trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát thươờng do uống quá nhiều rươợu. Đây là nhóm hay gặp nhất (90% các trường hợp).

- Nhóm tăng tạo acid uric nguyên phát (bẩm sinh). Đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp (dưới 1%) do có các bất thường về enzym: thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT), hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosylpyrophosphate (PRPP).

- Nhóm nguyên nhân còn lại (chiếm khoảng 10%) là tình trạng tăng acid uric thứ phát: do tăng sản xuất acid uric do ăn uống nhiều thức ăn có nhân purin (đặc biệt các thịt màu đỏ như chó, bò, dê, cá biển...); uống nhiều rượu; do tăng huỷ tế bào gặp trong bệnh đa u tuỷ xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hoá chất gây độc tế bào điều trị ung thư; bệnh vẩy nến...Tăng acid uric thứ phát còn do giảm bài tiết acid uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu.

- Một trong nhứng nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric là do sử dụng thuốc. Các thuốc thường gặp là aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; đa số các thuốc lợi tiểu dùng kéo dài (trừ nhóm spironolactone) như thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamind; các thuốc acid ethacrynic, acid nicotinic...

Điều trị tăng acid uric máu:

Lợi ích của việc điều trị tình trạng tăng acid uric máu ở những bệnh nhân đã bị cơn Gout là điều đã được chứng minh. Nó góp phần hạn chế, ngừng các cơn Gout cấp tái phát cũng như biến chuyển bệnh thành Gout mạn tính có hạt tophi, sỏi thận- suy thận do Gout. Tuy nhiên trong trường hợp tăng acid uric máu không triệu chứng thì còn nhiều tranh cãi. Có nên điều trị hạ acid uric hay không, điều trị như thế nào. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy không có những bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ việc dùng thuốc hạ acid uric trong trường hợp này. Ngược lại với lợi ích ít ỏi thu được là việc bệnh nhân phải mất nhiều chi phí cho điều trị cũng như tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng do dùng thuốc.

Trong trường hợp tăng acid uric không triệu chứng nên tuân theo chỉ dẫn sau: chỉ dùng thuốc khi nồng độ acid uric máu quá cao trên 10-12mg/dl (khoảng 700 micromol/l) hoặc khi có sự sản xuất acid uric cấp tính, ví dụ trong điều trị hoá trị liệu trong bệnh ung thư gây huỷ tế bào nhiều. Có thể dùng liệu pháp dự phòng tình trạng tăng acid uric máu ở những trường hợp dự đoán trước là sẽ có tình trạng tăng acid uric nhiều cấp tính như trên. Khi đó lợi ích thu được chủ yếu là tránh được tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận. Thuốc lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp này là thuốc ức chế xanthine oxidase như allopurinol (Zyloric), tisopurine (Thiopurinol) hoặc thuốc tiêu acid uric (enzym uricase- biệt dược Uricozym).

Các trường hợp xét nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng acid uric trên 10 mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có tiền sử gia đình bị Gout, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric. Lưu ý không dùng thuốc nhóm tăng thải acid uric như probenecid (Benemid) qua thận ở những bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau: tiền sử hoặc đang có sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.

Tất cả các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl) đều cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị bệnh gút mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu.

Tóm lại, nếu như trong thực tế bạn gặp các trường hợp xét nghiệm máu mà có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện bệnh Gout trên lâm sàng.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Dấu hiệu sớm cảnh bảo bệnh gút (gout)

Bệnh gút cũng như bất kể bệnh nào khác, khi mới bị mắc bệnh đều có những dấu hiệu báo động của nó. Dựa vào các dấu hiệu báo động của bệnh ta có thể phần nào nhận biết được mình có bị mắc bệnh đó hay không.

Dấu hiệu báo động của bệnh gút

Bệnh nào cũng có dấu hiệu báo động

Chỉ nói riêng về bệnh gút, quả thật đáng tiếc vì biện pháp tầm soát lại không quá phức tạp nếu đừng quên thỉnh thoảng theo dõi 7 tiêu chí dưới đây:

- Đừng đợi đến đau điếng ở khớp ngón tay, ngón chân, vì acid uric lúc đầu không tập trung ngay vào khớp xương. Người có lượng acid uric mới tăng thường đau ở gáy, bắp đùi, bắp chuối, gót chân. Cũng rất thường khi không đau mà chỉ bị vọp bẻ dù không vận động trước đó.

- Da có tính cảm ứng rất cao với acid uric. Nhiều trường hợp ngứa ngáy, nổi mẩn tưởng là do dị ứng, trên thực tế lại là hậu quả của acid uric. Càng đáng nghi hơn nữa nếu phát hiện vài nốt cứng trên loa tai hay mí mắt.

- Độ cồn bao giờ cũng là bạn đồng hành thân thiết của acid uric. Thống kê thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy người quen uống mỗi ngày hơn một ly bia hay rượu mạnh khó tránh không tăng acid uric. Ai thuộc nhóm này nên thử máu định kỳ. Hiện nay đã có phương tiện chẩn đoán nhanh để chỉ trong vài giây biết ngay đã gút hay chưa.

- Hoạt động thể dục thể thao gián tiếp thúc đẩy tiến trình bài tiết acid uric qua đường tiểu. Người ít chơi thể thao vì thế dễ là miếng mồi ngon của acid uric. Ngược lại, thể dục thể thao thái quá cũng là lý do làm tăng acid uric trong máu một cách oan uổng vì phản ứng thoái biến chất đạm bội tăng theo thao tác cường điệu.

- Béo phì bao giờ cũng là nguồn cung ứng acid uric. Nếu trị số BMI (trọng lượng cơ thể/bình phương chiều cao) cao hơn 25 thì không cần xét nghiệm cũng đoán được là lượng acid uric trong máu khó mà không ngấp nghé ngưỡng bệnh lý.

- Chế độ dinh dưỡng quá nặng chất đạm gốc động vật đương nhiên dẫn đến tích lũy phế phẩm acid uric.

- Yếu tố di truyền là nhân tố không thể bỏ qua trong các bệnh do tăng acid uric. Người có thân nhân trực hệ đã là nạn nhân của bệnh gút hay sạn thận nên kiểm soát lượng acid uric một cách định kỳ cho dù không nhậu nhẹt.

Bệnh nào phát hiện sớm cũng dễ chữa

Với người mỗi ngày có thói quen dùng thịt, cá, gia cầm, thực phẩm công nghệ…, đặc biệt là các món thịt mỡ xông khói, nếu lại thêm khẩu phần thiếu trầm trọng chất xơ từ rau cải, trái cây, thì tình trạng tăng acid uric chỉ sớm hay trễ hơn một chút, muộn thì không!

Chỉ cần vớ được một điểm đã đủ để bạn lưu ý cải thiện tập quán sinh hoạt và dinh dưỡng. Nếu kết quả nhích lên đến 3 điểm thì đã đến lúc phải dứt khoát tiến hành xét nghiệm để xác minh tình trạng tăng acid uric.

Bên cạnh biện pháp chủ động kiêng khem thịt mỡ, rượu bia…, bạn nên hội ý với thầy thuốc để biết cách ứng dụng các loại dược thảo có tác dụng hạ acid uric. Trong trường hợp khéo thế nào mà gom góp được đến 5 điểm thì bệnh gút rõ ràng đang chiếm ưu thế.

Không còn chọn lựa nào khác hơn là nhanh chân tìm đến thầy thuốc. Đừng quên, mức độ tác hại của acid uric bao giờ cũng tỷ lệ thuận với thời gian chần chừ của bạn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Vai trò của Axid uric trong nguyên nhân gây nên bệnh gút (gout)

Bệnh gút là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric, một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. 

Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định: 5mg% ở nam và 4mg% ở nữ, tùy độ tuổi và có sự thay đổi. Để mức acid uric cân bằng hàng ngày, acid uric được thải ra ngoài chủ yếu theo đường thận qua nước tiểu và một phần qua phân và các đường khác. 

Hình minh họa.

Một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.

Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric

Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch - Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. Bệnh này rất hiếm và rất nặng.

Bệnh gút nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.

Bệnh gút thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

+ Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.

+ Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.

+ Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.

Vai trò của acid uric trong viêm khớp 

Bệnh gút

Trong bệnh gút, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng:

+ Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.


+ Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh.

+ Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gút: Thể bệnh gút cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gút mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

 

Những con số đáng giật mình về bệnh gút

Bệnh gút được phát hiện từ thời cổ đại. Ngày nay, bệnh gút đang được quan tâm nhiều hơn do sự gia tăng của bệnh. Thực phẩm và yếu tố gen đóng vai trò trong sinh bệnh học bệnh gút nguyên phát. Tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch và sự thay đổi trong điều trị bệnh gút

Bệnh gút được biết đến từ lâu đời. Tỷ lệ bệnh gút ngày một gia tăng ở cả các nước Âu Mỹ và nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc và New Zeland. Tỷ lệ bệnh gút ở Anh và Đức năm 2000-2005 là 1,4% và ở Mỹ vào năm 1996 là 0,94%. Tỷ lệ bệnh gút trong dân cư của 5 thành phố lớn ở phía Tây Trung Quốc chiếm 1,14%. Trung Quốc là một nước có nền kinh tế phát triển, bệnh gút ở đây có sự liên quan đến béo phì, bệnh tăng huyết áp, mức độ tiêu thụ thịt, cá và rượu.

Ở nước ta, ngày nay bệnh rất thường gặp tại các phòng khám khớp và cơ sở điều trị bệnh xương khớp. Quanh năm, chúng ta đều gặp bệnh nhân gút nằm viện.
Ảnh minh họ. internet

Ở bệnh nhân gút mạn tính bệnh cảnh rất nặng nề: các khớp biến dạng, vận động rất khó khăn, các khớp đau nhiều vì viêm cấp của khớp, chất lượng sống bị giảm sút, chi phí điều trị tốn kém do phải điều trị các bệnh kèm theo như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn khớp, suy thận, viêm tụy...

Tần suất bệnh gút gia tăng do liên quan đến tuổi thọ trung bình tăng, sự thay đổi trong cách ăn uống và sự gia tăng bệnh tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa tăng huyết áp và tăng nồng độ axit uric máu và nguy cơ cao về nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân gút, đặc biệt sử dụng alcohol nồng độ cao.

Nguy cơ bệnh mạch vành tăng ở những người mắc bệnh gút. Nghiên cứu của Eswar Krishnan trên 12.866 nam giới, theo dõi trong vòng 6,5 năm có 118 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở nhóm bệnh nhân gút (10,5%) và 990 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở nhóm không bị bệnh gút (8,43%), tác giả thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh gút có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp cao hơn những người không mắc bệnh gút.

Bệnh gút sẽ nặng nề hơn khi mắc bệnh tim mạch phối hợp và nguy cơ tử vong rất cao. Ở miền núi, mùa hè nóng bức mất nhiều mồ hôi qua da làm giảm bài niệu, với bệnh nhân gút đây là yếu tố bất lợi. Thải axit uric chủ yếu qua con đường thận và một lượng nhỏ qua con đường tiêu hoá. Mùa đông, miền núi cao do nhiệt độ quá thấp, nhu cầu sử dụng rượu mạnh tăng lên là yếu tố làm tăng tổng hợp axit uric. Vì vậy, ở miền núi cao bệnh nhân gút luôn phải đề phòng cơn gút cấp và các biến chứng của bệnh tim mạch đi kèm.

Phần lớn bệnh nhân gút có nồng độ axit uric máu > 416,5 mmol/l. Khuyến cáo của Hội Thấp khớp học châu Âu (EULAR) mục đích đạt được trong điều trị giảm axit uric< 360 mmol/l. Tăng axit uric máu chịu tác động của yếu tố gen và thực phẩm.

Nghiên cứu ở Trung Quốc còn cho thấy, nam giới uống nhiều nước giải khát (soda) dẫn đến nguy cơ gút rất cao. Tăng insulin máu làm giảm bài tiết urat niệu và dẫn đến tăng axit uric. Sử dụng thực phẩm giàu chất purin, các loại rượu mạnh dẫn đến tăng sản xuất urat và tăng tổng hợp axit uric.



Điều trị bệnh gút cần chú ý đến điều trị các bệnh phối hợp. Tăng huyết áp nên ngừng sử dụng thuốc lợi tiểu và dùng losartan để điều trị tăng huyết áp. Bệnh nhân có tăng lipid máu nên có chế độ ăn hợp lý, kèm theo sử dụng thuốc thuộc nhóm fenofibrat hoặc atorvastatin. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường giảm tăng tiết insulin máu, giảm axit uric và ngừng thuốc lá.

Điều trị cơn gút: chườm đá, colchicine, thuốc chống viêm không steroid, corticoid tại chỗ, ACTH và kháng cytokine.

Điều trị giảm axit uric máu: Chế dộ ăn hợp lý, ngừng các thuốc gây tăng axit uric máu. Sử dụng thuốc giảm axit uric máu. Colchicine hoặc thuốc chống viêm không steroid ở tháng đầu tiên. Điều trị suốt đời. Giải thích cho bệnh nhân sự tăng axit uric, phân biệt điều trị cơn gút và điều trị giảm axit uric. 
Lương y Nguyễn Thị Hường với bài thuốc khắc tinh của bệnh gút (gout) 

 Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

3 điều cần lưu ý khi điều trị bệnh gút (gout)

3 điều cần lưu ý khi chữa trị bệnh gút. Trong chữa trị bênh gút có một số nguyên tắc cần lưu ý để quá trình điều trị hiệu quả hơn, đó là: điều trị cơn gút cấp, điều trị dự phòng cơn gút cấp và chế độ ăn uống sinh hoạt. Các bạn hãy lưu ý nhé!


 
1. Điều trị cơn Gút cấp:

Hậu quả của cơn Gút cấp chính là gây ra viêm khớp cấp do vậy chúng ta phải dùng những nhóm thuốc chủ yếu là chống viêm, giảm đau như:

+ Nhóm thuốc chống viêm không steroid:Thuốc thường dùng là: Diclofenac ống 75 mg, tiêm bắp sâu 1-2 ống/ngày, tiêm 2-3 ngày sau đó dùng sang thuốc uống (như Meloxicam 7,5 mg, piroxicam 20mg...) hoặc Felden 20 mg ống tiêm bắp 1-2 ống/ngày x 3 ngày.

+ Colchicin: Đây là là thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn Gút cấp, do tác dụng chống viêm chọn lọc của thuốc này mà nhiều năm nay vẫn ưa chuộng, thuốc được chỉ định dùng ngay trong 12-36 giờ đầu của cơn Gút cấp, liều dùng cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa do tác dụng phụ của thuốc có thể gây ỉa chảy, buồn nôn, và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương...

+ Nhóm thuốc Corticosteroid: Ít được sử dụng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt: Ở những bệnh nhân viêm nhiều khớp cùng một lúc, không đáp ứng với colchicin và thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp bị viêm.

+ Một số thuốc giảm đau khác như: Paracetamol( Efferalgan, Efferalgan-codein...), bệnh nhân có thể dùng muối kiềm nabica gói 5g 1-2 gói/ngày pha nước uống hoặc có thể dùng nước khoáng có kiềm nhằm kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi tiết niệu.
Hình minh họa. internet

2. Điều trị dự phòng cơn Gút cấp:

Chính là mục tiêu giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức, ngăn ngừa hình thành bệnh gút mạn tính:

3. Chế độ ăn uống sinh hoạt:

Đối với bệnh nhân thừa cân và béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ. Chế độ ăn giảm đạm ( thịt ăn không quá 150g/ngày), đặc biệt cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật (lòng lợn tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi)...các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản.

Kiêng rượu bia và các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu. 
 
Ăn uống hợp lý hỗ trợ điều trị gút

Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa), đặc biệt là nước khoáng có kiềm( như nước khoáng Quang Hanh..) để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu. Ăn cháo, súp...

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau actiso. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men...

Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất (lao động quá mức, chấn thương...). Cần tập thể dục phù hợp và duy trì liên tục như: đi bộ, bơi, cầu lông, bóng bàn, đạp xe...

- Cần tránh dùng một số thuốc có thể làm tăng acid uric máu như đã nêu ở trên.

- Thuốc dự phòng cơn Gút cấp: Colchicin, allopurinol, thiopurinol, benemid, uricozym...

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com
 
 

Biện chứng đông y trong điều trị bệnh gút (gout)

Bệnh gút (gout) có thể nói là căn bệnh thường gặp ở nam giới độ tuổi từ 35 trở lên. Triệu chứng bệnh gút gây nên cơn đau dữ dội ở các khớp và còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều trị bệnh gút theo Đông y biện chứng luận trị là hướng đi mới hiệu quả và an toàn.

Bệnh gút theo tây y là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Khi acid uric bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat ở các mô. Tùy theo vi tinh thể urat bị tích lũy ở mô nào mà bệnh biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng như viêm khớp hoặc cạnh khớp cấp hoặc mãn tính, thường được gọi là viêm khớp do gút; hạt tôphi ở mô mềm; bệnh thận do gút và sỏi tiết niệu. Còn theo đông y biện chứng thì bệnh gúthay còn gọi Thống phong là bệnh thuộc phạm trù thấp nhiệt bao gồm thể phong thấp nhiệt, thể khí trệ trọc ứ, thể tỳ hư trọc ứ, thể thận hư trọc ứ.

Bệnh gút thường diễn biến theo 4 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa Purine làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Giai đoạn này thường chưa xuất hiện triệu chứng.

- Giai đoạn 2: Viêm khớp cấp tính

Ở giai đoạn này các tinh thể AU bắt đầu lắng đọng tại khớp, phổ biến nhất là ngón chân cái và gây sưng đột ngột. Cơn gút cấp chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày và tự khỏi.

- Giai đoạn 3: Tái phát cơn Gút cấp

Các cơn gút cấp thường tái phát. Thời gian, tần suất tái phát phụ thuộc tình trạng bệnh.

- Giai đoạn 4: Gút mãn tính

Bệnh nhân gút không điều trị kịp thời, bệnh trở thành mãn tính. Các cơn đau gặp ở nhiều khớp hơn, đau liên tục và thường bị nhầm với các dạng viêm khớp khác. Giai đoạn này, các tinh thể Urat lắng đọng ở các khớp và mô bắt đầu hình thành hạt tôphi dưới da.


Biểu hiện của bệnh gút là sưng đỏ khớp ngón chân cái

Bệnh gút có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm như:

- Tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương, nặng hơn có thể làm bệnh nhân tàn phế.

- Bệnh gút có thể gây sỏi thận, thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim

- Do chẩn đoán nhầm dẫn đến sử dụng bằng rất nhiều loại kháng sinh khác nhau, gây dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí có thể gây tử vong.

Sử dụng tràn lan bằng các thuốc chống viêm không steroid, prednisolon, dexamethason, gây tổn thương thận, tiêu hóa, dị ứng, ngoài ra còn gây biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.

Y học hiện đại tập trung điều trị bệnh gút ở phạm vi điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dùng thuốc giảm đau, trung hòa và giải phóng Axit Uric.

Trong kho tàng YHCT, phương thuốc “Tam diệu hoàn” từ “Y học Chính truyền” là phương thuốc nổi tiếng dùng điều trị bệnh gút, chủ yếu điều hòa hoạt động và chuyển hóa cơ thể theo biện chứng luận trị của Đông y.

Để tăng hiệu quả điều trị, Tam diệu hoàn được phối thêm các vị thuốc khác tạo nên công thức tối ưu có tác dụng trừ thấp nhiệt nhằm tăng cường thải trừ acid uric và các chất gây ứ đọng trong bệnh gút, Thông kinh hoạt lạc giảm đau nhằm tăng tác dụng chống viêm đồng thời tăng khả năng vận động xương khớp, Bổ gan thận mạnh gân cốt, Bổ huyết hoạt huyết nhằm tăng thêm tác dụng trừ phong giảm đau, giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh.

Cơ chế tác dụng:

Trừ thấp nhiệt nhằm tăng cường thải trừ Axit Uric và các chất gây ứ đọng trong bệnh gút: Các vị thuốc như Ngưu tất, Hoàng bá, Tỳ giải, Tàm sa, Hoạt thạch, Tri mẫu theo Đông y đều có tính kháng sinh, kháng viêm, trừ phong thấp, giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt. Bên cạnh đó Ý dĩ, Mộc thông, Mộc qua, Củ ráy, Chuối hạt lại là những vị thuốc giúp giải độc, lợi tiểu, thúc đẩy sự đào thải Axit Uric, chữa tiểu đường, sỏi thận, giúp giảm cholesterol trong máu.

Thông kinh hoạt lạc giảm đau nhằm tăng tác dụng chống viêmđồng thời tăng khả năng vận động xương khớp: Gồm có các vị thuốc Thương truật, Ngưu tất, Mộc qua, Ty qua lạc, Thanh đại, Xích thước, Tỳ giải, Kê huyết đằng giúp chữa trị phong thấp lâu ngày không khỏi, chữa gân cơ co quắp không duỗi được, làm mạnh gân cốt, giúp tiêu sưng ở các khớp, lại giúp khử phong thông kinh lạc làm cho người bệnh nhanh chóng giảm bớt đau đớn.

Bổ gan thận mạnh gân cốt: Gồm có các vị thuốc Ngưu tất, Thiên niên kiện có tác dụng tăng cường chức năng gan thận, mạnh xương cốt.

Bổ huyết hoạt huyết: Gồm có các vị thuốc Đương quy, Ngưu tất, Mộc qua, Kê huyết đằng, Xích thược, Ty qua lạc: có tác dụng bổ huyết hoạt huyết nhằm tăng thêm tác dụng trừ phong giảm đau theo biện chứng của Y học cổ truyền “Trị phong tiên trị huyết, huyết vượng thì phong tự rút”, làm giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm trong bệnh gút.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com