Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Bệnh gút không chừa bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào

Xưa, bệnh gút được coi là “bệnh của vua”, của nhà giàu, tuổi trên 30 . Nay, tại Viện Gút TP.HCM có nhiều bệnh nhân là cán bộ, viên chức, công an, bộ đội, thợ xây dựng, người chạy xe ôm… và ở tuổi 16-24.

T.Y.C., 16 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM, đã hai năm cứ thỉnh thoảng bị sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội ở vùng mắt cá chân, phải nghỉ học. Đi xét nghiệm phát hiện acid uric trong máu cao và được chẩn đoán là bị gút, sau điều trị một thời gian kết quả tốt, đi học được.
Ảnh minh họa. internet
Có hai cha con cùng đi chữa bệnh gút. Đó là ông T.Q.Đ., 53 tuổi, tài xế, nhà ở quận 5, bị gút từ năm 2003 đến nay với các triệu chứng điển hình như bắt đầu đau ngón chân cái, lần lên cổ chân, đầu gối, đến ngón tay, khuỷu tay… và con trai T.Q.Đ., 24 tuổi, sinh viên mới ra trường, cũng bắt đầu đau ở một ngón chân cái.

BS Nguyễn Thị Hồng Thu, giám đốc Viện Gút, cho biết bệnh gút (thống phong) là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin gây tăng acid uric trong máu. Bệnh gồm các đợt viêm khớp hoặc viêm tổ chức cạnh khớp, hay tái phát. Để xác định bị bệnh gút phải hội đủ hai yếu tố: acid uric cao và đau các khớp, điển hình nhất là khớp ở các ngón chân cái, cổ chân (mắt cá)…

Theo tài liệu, chỉ khoảng 25/100 người acid uric cao mới bị gút, còn lại là không triệu chứng. Nhưng nhiều trường hợp cứ thấy bệnh nhân có acid uric cao, bác sĩ thường nghĩ tới gút và cho uống các thuốc điều trị gút. Về lâu dài có hại cho gan, thận.

Còn BS Đinh Thế Quán lưu ý tuy không có biểu hiện đau ở các khớp, nhưng acid uric cao cũng cần tìm nguyên nhân, vì có thể acid uric lắng đọng ở màng trong tim gây viêm nội tâm mạc, hoặc lắng đọng trong các cầu thận gây sỏi thận và suy thận. Đã có bệnh nhân chết do viêm nội tâm mạc, acid uric lắng đọng ở màng trong tim quá cao.

Đau sau bữa ăn

” Tại VN, ước tính 0,3% người trưởng thành mắc bệnh gút, chủ yếu ở nam giới, tuổi từ 40-60. Trong đó khoảng 10-20% do yếu tố gia đình”

Bệnh gút thường xảy ra ở nam giới (trên 30 tuổi), có đời sống kinh tế khá, hay nhậu… Tại VN, ước tính 0,3 % người trưởng thành mắc bệnh gút, chủ yếu ở nam giới, tuổi 40-60. Trong đó khoảng 10-20% do yếu tố gia đình.

Đau điển hình nhất là đau các khớp ở ngón chân cái, cổ chân, và đau đột ngột sau các bữa ăn thịnh soạn, thường xảy ra vào ban đêm, càng về đêm lạnh càng đau. Khi bôi các loại dầu nóng hoặc dán Salonpas càng đau thêm. Giai đoạn đầu những cơn đau gián cách vài tháng mới lên một cơn, nếu không điều trị cũng tự hết. Sau một thời gian lại xuất hiện nếu nhậu, ăn nhiều thịt. Khoảng cách giữa các cơn đau ngắn dần và xuất hiện những khối u nhỏ dưới da.

Bệnh có thể di truyền, thường là cha mẹ truyền cho con, và hay liên quan tới rối loạn chuyển hóa các chất như đường, mỡ, cholesterol tăng, trigliceric tăng. Khi có các triệu chứng nêu trên hoặc xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ tình cờ phát hiện acid uric cao thì đến các cơ sở y tế khám và xác định bệnh. Để tránh hậu quả tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị lâu dài, định kỳ 3- 6 tháng, nhớ kiểm tra men gan và chức năng gan, chức năng thận, siêu âm bụng để có thể phát hiện sỏi thận.

Bớt đạm và cồn

BS Hồng Thu cho biết một số bệnh nhân do quá sợ đau với những cơn gút xuất hiện dày hơn nên nhịn ăn đến gầy rạc. Còn một số bệnh nhân dù bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào nhưng vừa uống thuốc vừa… nhậu.

Người bệnh gút kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt đỏ như trâu, bò, ngựa, dê…, phủ tạng động vật như lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…, trứng gia cầm – nhất là trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn. Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn. Người có tầm vóc trung bình 50kg không nên ăn quá 100gam thực phẩm giàu đạm mỗi ngày. Giảm các đồ uống có tính toan như nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

Người bệnh gút tránh béo phì. Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc tập thể thao với cường độ mạnh. Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh. Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng vì stress là một trong những yếu tố gây phát cơn gút cấp tính. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét