Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Vitamin C có thực sự hiệu quả cho người bệnh Gout ?

Nhiều bệnh nhân gout vẫn sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin C hay thuốc để điều trị gout. Nhưng điều này có thực sự hiệu quả ?
Bạn có thể muốn dừng việc dùng quá nhiều vitamin C, vì nó không giúp gì nhiều cho bệnh gout của bạn. Theo một nghiên cứu mới đăng trên tờ Arthritis và Rheumatism (về viêm khớp và thấp khớp, Vitamin C không hề làm giảm axit uric một cách đáng kể ở bệnh nhân đã mắc Gout.
vitamin c có thực sự hiệu quả cho bệnh nhân gout
Vitamin C có thực sự hiệu quả cho bệnh nhân gout ?

Nồng độ axit uric cao trong máu có thể gây ra các triệu chứng giống viêm khớp, thường được gọi là Gout, gây ra do các tinh thể axit uric tập trung ở các khớp, mao mạch và các sụn khớp. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng vitamin C giúp điều chỉnh lượng axit uric xuống mức thấp và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout đối với những người chưa bị.
Trong nghiên cứu này, nhóm đã tập hợp các bệnh nhân gout có nồng độ axit uric cao, theo như người đưa tin. Trong số 40 người tham gia vào cuộc nghiên cứu, 20 bệnh nhân đã đang điều trị gout bằng alloupurinol được kê thêm viên Vitamin C 500 milligram mỗi ngày. 20 bệnh nhân còn lại thì bắt đầu cho sử dụng alloupurinol hoặc Vitanmin C 500mg.
Khi các nhà khoa học phân tích nồng độ Vitamin C, creatinine (chất hóa học được thoái hóa từ chuyển hóa của cơ) và axit uric sau 8 tuần điều trị, kết quả thu được cho thấy về mặt lâm sàng, Vitamin C không làm giảm mức axit uric một cách rõ rệt ở bệnh nhân. Trên thực tế, lượng axit uric giảm đi cho sử dụng vitamin C thấp hơn nhiều so với người dùng so với việc dùng alloupurinol từ đầu hoặc tăng liều alloupurrinol . Mặc dù các nghiên cứu trước đây trên người khỏe mạnh nhưng có lượng axit uric cao chứng minh được rằng dung Vitamin C là có hiệu quả, tuy nhiên điều này không áp dụng cho những người đã có sẵn bệnh gout trong cơ thể.
“Mặc dù Vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc Gout, những dữ liệu của chúng tôi không ủng hộ việc dùng vitamin C như một phương pháp điều trị gout làm giảm axit uric ở bệnh nhân”, tác giả bài viết Lisa Stamp đã khẳng định, “cần có thêm các cuộc điều tra kĩ lưỡng hơn về tác dụng giảm axit uric của Vitamin C trên người đã mắc bệnh”.

Nguồn: medicaldaily.com

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Làm thế nào để ăn hải sản uống bia mà không lo về Gout.

"Bệnh sinh ra từ miệng" quả rất đúng với bệnh gout. Đã từ lâu người ta thường ăn hải sản và uống bia nhưng đó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra gout.
Trong các bữa liên hoan chúng ta thường có thói quen chuẩn bị một ly bia vàng ươm mát lạnh để cuộc vui thêm trọn vẹn, việc uống một lượng bia vừa phải cũng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi nó kết hợp với những loại hải sản tươi ngon như: tôm, cua, hàu, ghẹ,.. thì vô hình chung lại là nguyên nhân gây bệnh Gout.

Tại sao không kết hợp được bia và hải sản ?

Các loại hải sản hầu hết đều có hàm lượng đạm khá cao. Nếu dùng chúng kèm với thức uống là bia thì rất có hại vì bia sẽ cản trở quá trình bài tiết đạm thừa ra khỏi cơ thể. Trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại ra khỏi cơ thể. Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ tích tụ lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này nếu lập đi lập lại nhiều lần và kéo dài sẽ làm tổn hại thật sự cho khớp cụ thể là dẫn tới bệnh gout.

bia và hải sản gây bệnh gút
Bia và hải sản không nên kết hợp với nhau.

Làm thế nào để không lo bị gout khi uống bia và ăn hải sản?

Có những cuộc vui mà bạn không thể tránh nổi việc phải uống bia trong bữa tiệc hải sản, thế làm cách nào để phòng tránh được bệnh gout ?
  • Ăn hải sản thì không uống bia…hoặc có thể thay thế bia bằng một thức uống khác (Lưu ý: Không thay thế bia bằng rượu mạnh vì rượu mạnh cũng sẽ làm cản trở quá trình bài tiết đạm và làm gia tăng nguy cơ bệnh gút giống như bia. )
  • Vì 1 lý do gì đó mà bắt buộc phải dùng bia cùng với hải sản cùng 1 lúc thì bạn nên giảm bớt khẩu phần xuống một là giảm hải sản, hai là giảm bia xuống ít nhất có thể…
  • Trước và sau buổi liên hoan, họp mặt 1 đến 2 ngày nếu biết là sẽ phải dùng nhiều rượu bia và hải sản thì bạn có thể dùng các sản phẩm từ tự nhiên giúp đào thải axit uric như nước ép trái anh đào (Nước ép Black Cherry) hay các loại trà thảo dược, nước khoáng kiềm,… để có thể phòng và hạn chế sự tích tụ của acid uric trước và sau khi chúng hình thành (Acid uric được lắng đọng lại trong cơ thể chính là nguyên nhân bệnh gút hay bệnh gút).
Như vậy, chỉ với lưu ý nhỏ về thói quen ăn uống bạn đã phòng tránh được căn bệnh gout vốn được coi là căn bệnh của các bữa tiệc thịnh soạn, căn bệnh của nhà giàu. Hãy xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để phòng tránh bệnh gout.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Lý giải vì sao bia lại gây nguy cơ mắc bệnh Gout.

Hạn chế uống bia nếu bạn không muốn bệnh gút trở nên trầm trọng hơn bởi bia chính là thủ phạm lớn nhất của bệnh gout
Bệnh gout đã được truyền tai nhau là "căn bệnh của nhà giàu" bởi chế độ ăn uống quá giàu dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau khớp này. Tuy nhiên, gần đây đã có nhiều nghiên cứu đưa ra quan điểm rằng việc sử dụng đồ uống có cồn lâu ngày mới là thủ phạm lớn nhất của bệnh gout. Vậy là có thêm khẳng định, rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ bệnh gout.

tại sao bia lại gây ra bệnh gút
Tác hại của rượu bia và nguy cơ bệnh gout.

Tại sao bia lại gây ra bệnh gout

Trong bia có chứa hàm lượng Purin cao, chất được chuyển hóa thành acid uric trong máu, ngoài bia ra, các đồ ăn giàu purine bao gồm các loại nội tạng động vật, thịt béo màu đỏ và một số loại đồ biển. Bia chứa hàm lượng purine nhiều hơn hẳn các loại đồ uống có cồn khác và các nhà nghiên cứu tin rằng bia góp phần không nhỏ vào nhóm tác nhân gây bệnh Gout.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm và đã đưa ra kết luận, nếu mỗi tuần bạn uống đều đặn 2 đến 4 cốc bia thì nguy cơ mắc bệnh gút sẽ tăng lên 25% còn nếu bạn uống mỗi ngày ít nhất 2 cốc bia thì nguy cơ sẽ tăng lên 200% so với những người hoàn toàn không uống. Tóm lại nếu bạn uống càng nhiều bia thì nguy cơ bị Gout tấn công càng cao.
Những người sử dụng rượu mạnh cũng sẽ có chung số phận tương tự, tuy mức độ không nặng nề bằng những người uống bia. Chỉ cần bạn uống một hớp rượu mạnh trong vòng 1 tháng thì bạn đã có nguy cơ mắc bệnh gút. Và nếu bạn uống từ 2 hớp rượu mạnh trở lên thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 60% so với người bình thường không uống rượu.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra không có nguy cơ mắc bệnh Gout ở những người sử dụng rượu ở mức độ vừa phải. Vậy nên, người bệnh gút nên giảm hoặc dừng hẳn việc sử dụng bia hoặc rượu mạnh. Tuy nhiên, chúng ta có thể uống một chút rượu vang.

Có cách nào phòng ngừa bệnh gout do bia rượu không?

Bản chất của việc uống bia rượu nhiều đã làm nguy cơ bị bệnh gout cao hơn nhiều so với người không uống rượu. Vậy thì cách tốt nhất để phòng ngừa trong trường hợp này là hạn chế hoặc dừng hẳn rượu bia. Đặc biệt với người đang bị gout thì càng nên nói không với 2 thứ nước uống gây kích thích này.
Ngoài việc hạn chế rượu bia, để phòng ngừa bệnh gút chúng ta nên lựa chọn các loại thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng và cân đối khẩu phần ăn để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Không được nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối, cà muối. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh ga tô có kem. Nên tránh các loại thức ăn chứa quá nhiều đạm gây dư thừa chất, tăng cường vận động, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, tập luyện các bài tập tốt cho bệnh gout rèn sức bền vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giảm cân và điều hòa các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên cần nghỉ tập trong giai đoạn tái phát của bệnh.
Nguồn: Sưu tầm

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Giải quyết nhanh cơn đau do Gout

Bệnh Gout gây ra những cơn đau vô cùng khổ sở. Vậy làm thế nào để xử lý nhanh các cơn đau này ?
Bệnh Gout là một căn bệnh rất dễ mắc phải nhưng lại vô cùng khó chữa. Bệnh do thói quen xấu trong việc ăn uống của người bệnh như: ăn quá nhiều thịt, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và ăn quá nhiều chất đạm gây nên béo phì…Khi bị bệnh, người bị Gout sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, sẽ thấy các khớp xương nhất là ở ngón chân cái sưng và đau nhức, vùng da quanh khớp đỏ tấy, bóng mềm và đau khi chạm vào…Để giúp bệnh nhân Gout có thể giảm những cơn đau do bệnh gây ra, những cách dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

xử lý cơn đau do gout
Xử lý cơn đau so gout như thế nào ?

Một số cách  chế ngự cơn đau do Gout.

Để điều trị bệnh Gout phải mất rất nhiều thời gian và công sức, cho nên những biện pháp để kiềm chế những cơn đau do Gout được ưu tiên hàng đầu.
Dưới đây là những cách giúp giảm những cơn đau do Gout được sử dụng phổ biến nhất.
  • Dùng túi đá chườm lên vùng khớp đang bị sưng và đau. Chỉ nên cho đã và túi hoặc lót bằng khăn mỏng rồi mới đặt lên vùng bị đau, tránh đặt đá lạnh trực tiếp lên da vì sẽ làm da bị tổn thương.
  • Khi bị đau do Gout, nên nằm ngỉ ngơi cho đến khi vùng khớp đang bị đau dịu lại, không nên cố vận động sẽ làm cho những cơn đau trở nên dữ dội hơn. Sau mỗi cơn đau Gout, nên nghỉ ngơi thêm 24h nữa để giúp khớp hồi phục lại.
  • Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng như nâng chân lên hạ chân xuống để giúp máu lưu thông đến vùng khớp đang bị sưng dễ dàng hơn.
  • Nên sử dụng loại băng gạc chuyên dùng để bao bọc vùng khớp bị đau, tránh những va chạm không đáng có và sự nhiễm trùng.

Những bí quyết giúp ngăn ngừa các cơn đau do Gout.

  • Chúng ta nên uống thật nhiều nước từ 2-3 lít mỗi ngày, vì nước sẽ giúp đào thải lượng acid uric thừa ra khỏi cơ thể, tránh việc tích tụ acid uric trong máu.
  • Nên có chế độ ăn uống hợp lý, tránh những thực phẩm giàu purin như: đậu hà lan, nấm, rau bina, nội tạng động vật…
  • Cần có chế độ ngăn ngừa việc tăng cần và có kế hoạch giảm cân thích hợp, vì béo phì là nguyên nhân làm cho lượng acid uric trong máu gia tăng.
  • Tuyệt đối tránh xa rượu, bia và thuốc lá.
  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Kết hợp tập luyện thể thao điều độ chính là những cách tự nhiên giúp phòng tránh và điều trị bệnh Gout hiệu quả nhất.
Bệnh gout là căn bệnh phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy, bạn hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với tập luyện để phòng bệnh Gout.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Axit uric bao nhiêu là cao ?


Câu hỏi: Hiện tại, tôi đang điều trị bệnh lao (đã tiêm thuốc 3 tuần) thấy bị đau chân, đi xét nghiệm axit uric là 758. Có phải do thuốc chống lao gây tăng axit uric trong máu ? Hay do nguyên nhân gì? 
Lê Trung Thành (trungthanh...@gmail.com)
bệnh gút
Axit uric trong máu bao nhiêu là cao ?

Trả lời.

Chào bạn.
Axit uric là một chất thừa, sản phẩm của chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Đây là nguồn axit uric nội sinh. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (nhất là nội tạng, hải sản...) cũng có nhân tế bào, khi được ăn vào cơ thể cũng sẽ chuyển hóa thành axit uric. Axit uric được thải loại 80% qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Bên cạnh đó, rượu bia có tác dụng kích hoạt men xanthine oxidase gây tăng sản xuất acid uric.
Chỉ số axit uric trong máu được coi là bình thường ở nam là 180-420µmol/L, ở nữ là 150-360µmol/L. Tăng axit uric có thể do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp trong bệnh gút và cũng gặp do dùng một số thuốc như thuốc chống lao. Nếu do dùng thuốc thì sau khi ngừng thuốc chỉ số này sẽ giảm dần và về bình thường. Một điều lưu ý là thuốc điều trị bệnh lao có thể gây một số tác dụng phụ, vì vậy trong thời gian điều trị thuốc chống lao thường người bệnh cũng thấy mệt mỏi và nhược cơ bắp, nhất là cơ bắp chân nên có thể biểu hiện đau mỏi chân, nhưng không có sưng nóng đỏ như trong viêm khớp cấp do gút. Trường hợp của bác cần xét nghiệm thêm nếu có tinh thể urat thì rất có thể bác bị bệnh gút. Nếu chỉ tăng đơn độc axit uric thì có thể do tác dụng phụ của thuốc.
Chúc bạn nhiều sức khỏe !
Nguồn: Sức khỏe & đời sống
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Tâm sự nỗi khổ của bệnh nhân Gout ngày Tết.

Ngày Tết với bao nhiêu thức ăn, đồ uống dù người bị bệnh Gout có cố gắng ăn kiêng, ăn ít nhưng họ vẫn khó tránh được những cơn đau khớp âm ỉ ở trong người.

Sợ Tết như bệnh nhân bị gút.

Anh Hoàng Văn Tình, 45 tuổi trú tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội kể, anh bị bệnh gout đã 3 năm nay. Năm nào vào dịp Tết anh khốn khổ vì khớp đau. Các ngón chân của anh sưng như quả chuối mắn. Cầm bệnh án của bệnh này anh được các bác sĩ giải thích rằng anh đã bị bệnh gout, cần kiêng ăn nhậu, kiêng các thứ nhiều đạm như hải sản, thịt, đậu…
Tuy nhiên vào dịp Tết thật khó để cưỡng lại những món ăn ngon do vợ nấu. Nhất là việc bạn bè, anh em cả năm gặp mặt nên anh ngại từ chối rượu bia. Anh chỉ uống ít nhưng điều đó cũng đủ làm anh đau đớn. 3 mùa Tết từ ngày bị gout, anh Tình chưa được cái Tết nào ngon. Mọi người thì mong Tết đến, anh thở dài "sợ Tết lắm". Năm ngoái, mùng 3 Tết anh đã phải đi đo lượng axit uric vì các khớp đau không ngủ được. Khi đi đo, lượng axit uric trong máu hoàn toàn bình thường. Các bác sĩ phải nội soi khớp thì phát hiện lượng axit uric lắng đọng trong khớp khiến màng khớp bị viêm gây sưng tấy và đau đớn. Vậy là, cả tuần nghỉ Tết anh phải "ăn chay" với uống thuốc. Anh Tình kể, bị bệnh gout người già còn kiêng được chứ người tuổi trung niên như anh kiêng rất khó, nhất là bạn bè mình không thể từ chối mãi được. 
Hay như trường hợp của anh Vũ Quốc Thắng, 40 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội bị bệnh gout vào đúng dịp Tết năm trước. Anh Thắng kể năm ngoái cơ quan anh tổ chức mời khách ăn tất niên cả tuần cuối năm. Sau bữa tiệc linh đình với bia bọt và đủ thứ mồi nhậu thịt gà, hải sản tự nhiên tối hôm đó anh cảm thấy đau dữ dội ở gối.
Anh Thắng lại nghĩ đau do sai khớp gối nên chỉ nhờ vợ xoa bóp và bôi mật gấu. Nhớ lại cảm giác đó, anh Thắng kể cơn đau dữ dội tới mức chỉ cần cơn gió thổi qua hay chiếc quần hơi chật gối cũng khiến anh đau nhăn mặt.
Đến 29 Tết, anh phải vào viện vì quá đau. Kết quả khám anh bị gout. Năm nay, cả mùa tất niên anh cáo bận hoặc chỉ dám nhâm nhi vì sợ những cơn đau đó ập đến. Anh Thắng lo lắng còn nửa đời đón Tết ở phía trước nữa không biết cho cố gắng vượt qua được hay không.

nỗi khổ của bệnh nhân gút ngày Tết
Nỗi khổ của bệnh nhân Gout ngày Tết.

Mùa Tết có thể sinh bệnh gout

Bác sĩ Lê Khánh, nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức, cho biết, mùa Tết đến là mùa khốn khổ cho các bệnh nhân bị gout hoặc kể cả những bệnh nhân chưa bị bệnh gout này cũng có thể phát hiện bệnh trong dịp Tết đến.
Vào những ngày cận tết này, mọi người đều phải hối hả với những bữa tất niên và tân niên. Hiểu được điều đó nhưng các bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân bị gout vẫn giữ nguyên chế độ ăn như trước đó. Cố gắng tránh thật tốt các thức ăn nhiều đạm, nhiều chất béo.
Lý giải điều này, bác sĩ Khánh cho biết bệnh gout đông y gọi thống phong, bệnh viêm khớp gây ra bởi sự lắng đọng của tinh thể urat ở phần sụn khớp, gân, mô. Nguyên nhân là do ăn thừa chất đạm (purin) như ăn nhiều thịt, các loại cá như cá hồi, cá thu, tôm, cua, gan, tim, cật, lạp xưởng, đồ hộp...Để giảm lượng axit uric thì cần tránh xa những đồ ăn này.
Còn đối với đồ uống cũng tương tự. Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với những dễ mắc bệnh gout. Theo các chuyên gia, uống bia không chỉ làm tăng mức độ uric acid mà còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể.
Rượu cũng không tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt đối với những người mắc bệnh gout. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, trong bữa tiệc người bị gout nên kiêng rượu hoàn toàn. Không uống đồ uống có đường, có ga.
Bệnh nhân nên chủ động ăn các loại hoa quả, đặc biệt các loại quả như dâu tây, dứa, kiwi, táo xanh. Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C, khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin. 
Ngày Tết với nhiều loại đồ ăn thức uống khác nhau khiến những người bệnh gout khổ sở vì những cơn đau. Hãy xây dựng chế độ ăn uống hợp lý ngày Tết tránh bệnh trầm trọng hơn.

Nguồn: Baomoi.com
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Cây hy thiêm giúp điều trị bệnh Gút.

Có rất nhiều thảo dược được dùng trong chữa trị bệnh gút. Cây hy thiêm chứa các chất hạ acid  uric trong máu cũng được sử dụng để điều trị gút.

Cây hy thiêm được dùng trong chữa trị bệnh gút.


cây hy thiêm chữa bệnh gút
Cây hy thiêm giúp giảm acid uric trong máu.
(Ảnh: Internet)

Cây dược liệu hy thiêm còn có tên gọi khác là chó đẻ hoa vàng, được dùng phổ biến trong y học cổ truyền và công nghiệp dược ở Việt Nam. Hy thiêm chứa chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin giúp người mắc bệnh gút hạ acid uric trong máu. Hiện nay, nhiều nghiên cứu của đại học Dược Hà Nội cho thấy tác dụng hạ acid uric và chống viêm, giảm đau rõ rệt của loại cây này.
Hy thiêm còn có tác dụng dược lý như trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng an thần, hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của những vết loét trên cơ thể. Nhờ vậy, dược liệu sẽ làm giảm biến chứng ở bệnh nhân gút.
Lá hy thiêm có tác dụng ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính và ức chế yếu giai đoạn viêm mãn tính thực nghiệm. Mặt khác, độc tính cấp của hy thiêm tương đối thấp (77,7g trên mỗi kg trọng lượng), do đó chúng đã được bào chế thành thuốc điều trị bệnh gút.
Nguồn: Sưu tầm.

Tìm hiểu thêm về bệnh Gút: 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Có hạch ở chân, tay có phải do bị bệnh Gút ?

Hỏi: "Gần đây cơ thể tôi xuất hiện một số hạch nhỏ dưới da vùng tay chân, ấn vào thì không đau và có cảm giác, giống như vết muỗi đốt nhưng không có màu sắc, gần đây có một số hạch nhỏ ở trên người. Gót chân bên trái của tôi rất đau, nhất là khi ngủ dậy. Đây có phải triệu chứng của bệnh gút không?"

Trả lời.

Xin chào anh (chị)
Như anh (chị) đã nói ở trên thì cảm giác đau, ngứa có thể là do dị ứng mà nguyên nhân có thể ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể như: thức ăn trứng, tôm, cua, nấm, dùng thuốc, côn trùng đốt, tiếp xúc với cây, nước, gió lạnh, do điều kiện sinh lý mệt nhọc, gắng sức, cảm xúc gây rối loạn thần kinh vận mạch. Biểu hiện là những nốt sẩn, giới hạn rõ, tròn, không đều, kích thước từ vài mm đến vài cm; thương tổn giới hạn ở một vùng hoặc rải rác khắp cơ thể. Bệnh có thể tiến triển thành từng đợt, có những trường hợp tái phát liên tục nhiều lần trở thành mạn tính. Ngoài ra, cũng cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như: viêm nang lông, u thần kinh, các nang do ký sinh trùng.

Biểu hiện bệnh gút
Có hạch ở chân, tay có phải bị bệnh Gút ?

Bệnh gút thường có những triệu chứng đặc trưng là cơn sưng tấy dữ dội ở vùng khớp ngón bàn chân cái, kéo dài vài ngày thì khỏi nhưng hay tái phát, viêm đau, sưng tấy; có thể gặp ở những ngón chân khác hoặc khớp cổ chân, khớp gối... Khi trở thành mạn tính, bệnh kèm theo nổi u cục ở quanh khớp, dưới da, vành tai gọi là hạt tô phi. Hạt này mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Khi có nhiều hạt này là biểu hiện của gút mạn tính và thường kèm theo tổn thương ở thận. Nếu có điều kiện, bạn nên đi khám để sớm phát hiện và điều trị bệnh Gút kịp thời trước khi bệnh quá nặng và biến chứng sang nhiều bệnh nguy hiểm khác. 
Chúc bạn nhiều sức khỏe !
Nguồn: Sưu tầm. 
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Đồ uống có đường làm bệnh Gút nghiêm trọng hơn.

Một người tiêu thụ 300 ml nước có đường mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Gút lên 13%, theo khuyến cáo của các nhà khoa học New Zealand.

Bệnh nhân Gút nên hạn chế đồ uống có đường.

Các nhà khoa học Viện nghiên cứu New Zealand khuyến cáo bệnh nhân Gút nên đưa thức uống có đường vào danh mục những thực phẩm không nên dùng, bởi nó làm cho bệnh trở nặng, gia tăng cảm giác đau đớn và tê liệt ở người bệnh.

đồ uống có đường khiến bệnh gút nặng hơn
Đồ uống có đường không tốt cho người bị Gút.

Mới đây các nhà nghiên cứu của ĐH Otago và Auckland đã tìm thấy biến thể gene SLC2A9 trong cơ thể con người có thể giúp lọc và đào thải chất độc như axit uric trong máu ra ngoài và hỗ trợ cho quá trình bài tiết ở thận. Tuy nhiên, khi những biến thể gene này tương tác với đồ uống có đường, các chức năng vốn có của chúng sẽ bị đảo ngược. Thay vì đào thải axit uric ra ngoài thì biến thể gene SLC2A9 tiếp xúc với đường trong thức uống sẽ đẩy axit uric đi ngược vào trong máu và gây ra bệnh Gút. Một người tiêu thụ trung bình 300 ml thức uống có đường mỗi ngày thì tỷ lệ mắc bệnh gút sẽ tăng 13% so với người bình thường.
Từ xưa, bệnh Gút vẫn được coi là bệnh của vua chúa, bệnh nhà giàu. Tuy nhiên, hiện nay Gút có thể gặp ở bất cứ ai và tỷ lệ những người mắc phải ngày càng tăng lên. Những người bị bệnh Gút bị ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn, những người bệnh gút nên hạn chế đồ uống có đường. Hãy tạo một thói quen ăn uống tốt, tập luyện phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, cần phát hiện sớm và điều trị bệnh Gút kịp thời. 
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com




Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Điều trị bệnh gút bằng lá sa kê.

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy lá sa kê có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, vì thế nó có tác dụng chữa bệnh gút hiệu quả. 

Bệnh gút, còn gọi là bệnh tăng a-xít uric huyết thanh với những biểu hiện đau khớp cấp. Lượng a-xít uric tăng do cơ thể tăng sản xuất lượng a-xít uric, do thận đào thải kém hoặc do cả hai.
Có rất nhiều thảo dược có tác dụng trong điều trị bệnh gút trong đó có lá sa kê. 
Cây sa kê, còn có tên gọi là "cây bánh mì", tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm, được trồng nhiều ở các tỉnh Nam bộ. Y học cổ truyền xem sa kê là một vị thuốc chữa bệnh. Lá sa kê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, đái tháo đường, huyết áp cao, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da. Rễ sa kê có tính làm dịu, trừ ho. Vỏ cây sa kê có tác dụng sát khuẩn. Nghiên cứu cho thấy lá sa kê có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, bởi vậy có tác dụng chữa bệnh gút.

lá sa kê có tác dụng điều trị gút
Lá sa kê có tác dụng điều trị bệnh gút.

Theo kinh nghiệm dân gian, chữa bệnh gút bằng lá sa kê rất có hiệu quả. Cách thường dùng là: lấy 4 - 5 lá sa kê, nấu ra khoảng 2 lít để uống cả ngày. Thời gian uống kéo dài khoảng 1 tháng bắt đầu có hiệu quả 
Ngoài ra, có thể phối hợp lá sa kê với cỏ xước và dưa chuột (dưa leo) vì cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp và dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Cách dùng: lấy 100 gr lá sa kê tươi, 100 gr dưa chuột (dưa leo) và 50 gr cỏ xước khô đem nấu nước uống hàng ngày. 
Tuy nhiên, vì bệnh gout là một bệnh có thể gây những biến chứng nghiêm trọng, nên người bệnh cần đi khám và điều trị gút kịp thời.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Đậu xanh bài thuốc bình dân nhưng hiệu quả trong việc điều trị bệnh gút.

Đậu xanh từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng đậu xanh cũng là bài thuốc hiệu quả lại khá bình dân trong việc điều trị bệnh gút.

Bệnh gút từ lâu đã được coi là "bệnh của vua chúa", "bệnh nhà giàu" với nguyên nhân gây ra bệnh và chi phí điều trị đều rất tốn kém. Tuy nhiên, ngày nay, người ta biết rõ ràng đây là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì căn bệnh này.

Công dụng của đậu xanh trong việc điều trị bệnh gút.

Chữa trị bệnh gút theo Đông y là chữa từ gốc nguyên nhân gây bệnh, có nhiều bài thuốc dân gian điều trị bệnh gút . Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng một phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả lại khá bình dân, ít tốn tiền và nhất là dễ làm, đó là dùng đậu xanh nấu thành thuốc để ăn.

Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

Sở dĩ đậu xanh có thể chữa được bệnh gút là do trong đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể gây ra bệnh gút.

Đậu xanh cũng có tác dụng kháng viêm cao, cung cấp đậu xanh trong bữa ăn hàng ngày vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp phòng ngừa và giảm viêm do gút gây ra một cách hiệu quả.

công dụng của đậu xanh trong việc điều trị bệnh gút

Đậu xanh hầm nhừ là bài thuốc chữa bệnh gút hiệu quả

Cách chế biến bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh:

Khi chế biến các món từ đậu xanh có rất nhiều người có thói quen lọc và bỏ vỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ các loại đậu đỗ mới thực sự có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ.

Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.

Bài thuốc này thực sự rất đơn giản nhưng để có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh gút cần phải có sự kiên trì của người bệnh bởi đậu xanh ăn nhiều dễ ngán, nếu không thực sự quyết tâm khó có thể ăn đều đặn trong thời gian 30 ngày.

Lưu ý:

- Đậu xanh có tác dụng làm hạ huyết áp. Vì thế trong quá trình điều trị cần theo dõi huyết áp chặt chẽ. Ngoại trừ những thực phẩm phải kiêng, nên ăn những thực phẩm khác để duy trì huyết áp.

- Không dùng thuốc gì kết hợp vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng.

- Uống nhiều nước trong ngày.

- Kiêng : Nội tạng động vật, hải sản, thịt chó, nước chè, các chất khó tiêu, các chất kích thích mạnh, cay, nóng.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

- Sau một thời gian dùng nên đi khám lại hoặc khám lại khi có dấu hiệu bất thường để tránh những biến chứng về sau.

- Cháo đậu xanh là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Vì vậy người khỏe mạnh cũng nên ăn thường xuyên có tác dụng giải độc cơ thể. Phụ nữ thường xuyên ăn cháo đậu xanh da sẽ rất đẹp.

Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Chữa bệnh Gout hiệu quả với cua đồng.


Điều trị bệnh Gout bằng phương pháp dân gian đang ngày càng được ưu chuộng vì chúng an toàn, không gây tác dụng phụ, đặc biệt là hiệu quả. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới cho các bạn bài thuốc chữa bệnh gout bằng cua đồng.

Gout là một dạng thực thể bệnh viêm sưng các khớp do việc đào thải của thận có vấn đề, ăn nhiều đạm động vật, hải sản, hay uống bia rượu trong một thời gian dài sẽ xảy ra tình trạng viêm sưng các khớp chi tay chân.

Bệnh Gout rất khó chữa trị, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng về khớp, mô, các mạch máu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.

Nguyên nhân  của bệnh Gout (bệnh thống phong) có thể là do trục trặc về một số gen. Hay nói cách khác, các tinh thể muối Urat lắng đọng nơi các khớp chi tay chân nếu nồng độ acid Uric trong cơ thể cao. Vấn đề ở đây là do thói quen ăn nhậu và thói quen dinh dưỡng không đảm bảo. Acid uric là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất burin có trong cơ thể. Chữa bệnh Gout rất khó và bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh.
Dân gian ta có bài thuốc chữa bệnh Gout rất hay từ cua đồng.

Chữa bệnh gút bằng cua đồng
Chữa bệnh Gout hiệu quả với cua đồng

Bài thuốc cua đồng chữa bệnh Gout

Hướng dẫn:
Cua đồng còn sống ( 1 con): Rửa sạch, không cho tiếp xúc với nước khoảng 1 đến 2 tiếng. Mục đích là làm cho con cua sẽ tiết chất dịch trong miệng và trao đổi nước nhiều hơn.
Rượu gạo có nồng độ từ 35-40 độ nguyên chất(không sử dụng loại rượu pha cồn công nghiệp) với nước với tỉ lệ: 1 rượu 5 nước làm sao cho vừa đủ dùng.
Lấy 1 cái tô có cạnh bè ra để dễ dàng dùng bàn tay đè lên mai cua đồng ngâm với hỗn hợp nước rượu ngập đến miệng con cua đồng.
Thời gian ngâm (dùng tay đè mai cua đồng liên tục) để cua tiết dịch tự nhiên của nó trong vòng 10 đến 15 phút là được.
Khi ngâm, có thể tạo độ sóng sánh của phần mớm nước dâng lên hạ xuống trên dưới miệng con cua đồng để cho nó tiết nước nhiều hơn (kinh nghiệm dân gian)
Lấy phần nước hỗn hợp này uống (nhớ lắng hoặc lọc sạch cũng được).
Thời gian sử dụng như sau:
Tuần đầu tiên: ngày sử dụng 1 con để tạo ra hỗn hợp nước uống: 7 ngày đều đặn (sử dụng 1 đến 2 lần sẽ thấy hiệu quả khác).
Tuần thức 2 cách 3 ngày sử dụng 1 lần.
Tuần thứ 3: sử dụng 1 lần 1 tuần.
Sau đó cứ:
2 tuần làm 1 lần.
1 tháng làm 1 lần.
3 tháng làm 1 lần.
6 tháng 1 lần nữa.

Có thể sử dụng thêm rượu gạo trắng nắn bóp xung quanh phần sưng viêm đau nhằm mục đích làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông và đàu thải các cặn acid uric tốt hơn nhanh hơn. Sáng bóp 1 lần, chiều xoa bóp thêm lần nữa.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com