Mưa lạnh đầu mùa, thời tiết hơi se se lạnh như mấy ngày hôm nay là điều kiện thuận lợi cho các cơn đau gút tái phát. Khi thời tiết chuyển mùa người bệnh thường bị kéo theo những cơn đau gút. Các cơn đau gút cấp làm cho khớp bị viêm, sưng tấy đỏ, gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Ngay cả với những người có chỉ số axit uric cao nhưng chưa từng xuất hiện cơn đau gút cũng cần phải dè chừng trong thời gian này.
Nguy cơ tái phát cơn đau gút vào thời điểm chuyển mùa (ảnh minh họa)
Nguyên nhân làm cho bệnh gút tái phát khi chuyển mùa
Vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cho độ nhớt của dịch khớp và máu tăng lên. Sự thay đổi nội môi này làm tăng khả năng kết tủa các tinh thể muối urat tại khớp. Khi lắng đọng tại khớp, các muối urat sẽ gây viêm, những tinh thể muối sắc nhọn hình kim này làm tổn thương các phần cơ xung quanh khớp gây nên các cơn đau gút cho người bệnh.
Không khí chuyển lạnh và thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế dẫn đến lượng máu nuôi dưỡng khớp bị thiếu hụt. Khi đó các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích cộng với các muối urat tại khớp càng làm cho cơn đau trầm trọng hơn.
Bệnh gút tái phát với các khớp sưng tấy đỏ, vô cùng đau đớn
Ngoài ra vào mùa lạnh, mọi người thường có thói quen uống ít nước hơn so với bình thường. Lượng nước đưa vào cơ thể giảm sẽ hạn chế khả năng đào thải axit uric trong máu qua thận theo đường nước tiểu. Mặt khác cung cấp đủ nước giúp bôi trơn ổ khớp, làm giảm các triệu chứng đau. Khi thiếu nước, khớp trở nên khô điều này làm cho tình trạng viêm đau càng trở nên tồi tệ hơn.
Chế độ dự phòng hợp lý giúp ngăn ngừa bệnh gút tái phát trước sự thay đổi của thời tiết
Khi trở lạnh, người bệnh cần giữ ấm cơ thể mình (đặc biệt là chân và tay). Để làm tốt điều đó cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi gang, chân đi tất. Không nên ra ngoài lúc trời rét đậm, mưa phùn, khi ra khỏi nhà cần mặc ấm hơn để không bị cảm lạnh.
Khi có dấu hiệu xuất hiện cơn đau gút cấp, ngoài việc phải sử dụng thuốc người bệnh nên áp dụng một số biện pháp đơn giản giúp giảm các triệu chứng đau như ngâm chân với nước muối ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng hay tắm dưới vòi nước nóng đều mang lại hiệu quả giảm đau nhanh.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh gút. Theo đó người bệnh cần hạn chế các món ăn giàu đạm, cai rượu bia nhằm kiểm soát mức axit uric máu ổn định ở ngưỡng an toàn.
Uống đủ nước hàng ngày giúp ngăn ngừa bệnh gút tái phát
Hãy uống nước ngay cả khi bạn không khát, đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể mỗi ngày từ 2-4 lít nước. Uống đủ nước hàng ngày giúp tăng cường đào thải axit uric và làm trơn, mềm ổ khớp, giảm các triệu chứng đau.
Hàng ngày nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay, nhất là lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp.
Khi bị tái phát cơn đau gút, người bệnh nên đi khám để xác định được mức độ nặng nhẹ và có biện pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét