Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Biện pháp phòng ngừa bệnh gút khi trời lạnh?


Tôi đã bị gout được hơn 3 năm nay. Mỗi khi đến mùa đông, tình trạng bệnh nặng hơn khiến cơ thể luôn cảm thấy đau nhức, tê cứng, khó vận động. Chính vì vậy, những ngày lạnh gần như tôi không thể duy trì chế độ vận động, luyện tập thể dục như mọi khi. Vậy xin hỏi việc không luyện tập thể dục có ảnh hưởng gì lớn đến tình trạng bệnh?

kiến thức về bệnh gout
Bệnh gout có diễn biến xấu khi trời trở lạnh.

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi Lương Y Nguyễn Thị Hường có giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Bệnh gout nặng hơn khi trời trở lạnh

Trong những ngày trời lạnh, số lượng bệnh nhân bị gút và các bệnh về xương khớp nhập viện cũng gia tăng. Nguyên nhân là do khi trời rét khiến các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn, dẫn đến các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Thêm vào đó là do sự lắng đọng của các axit uric vào các khớp đó gây sưng và đau. Tuy nhiên, khi trời lạnh, mọi người cũng ít vận động khiến các khớp càng xơ cứng hơn.

Do vậy, cho dù trời lạnh, các bệnh nhân bị gút hoặc mắc các bệnh xương khớp khác vẫn nên duy trì chế độ luyện tập nhẹ nhàng trong nhà cùng với việc giữ ấm cơ thể. Khi ra đường, người bệnh mắc bệnh gút nên giữ ấm toàn thân, đi găng tay, tất chân, đội mũ, quàng khăn ấm, bảo đảm chân tay không bị lạnh.

Buổi tối, người bệnh có thể ngâm chân vào nước muối ấm hoặc sử dụng túi chườm để chân tay được ấm hơn. Đối với người bệnh gút cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, tuyệt đối không bê vác nặng. Ngoài ra, đối với người bị gút hoặc các bệnh xương khớp cần có chế độ ăn hợp lý, bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng tránh ăn nhiều chất đạm.
Phòng ngừa bệnh gout khi trời lạnh

phòng ngừa bệnh gout
Một số phương pháp giúp giảm đau khớp hiệu quả khi trời lạnh.

Theo y học cổ truyền, bệnh gút là do phong, hàn và thấp nên chúng ta phải dùng những phương thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp. Đơn giản nhất có thể dùng những vị thuốc như: Thương truật, Hoàng bá, Ý dĩ… để chữa trị cho những bệnh nhân bị bệnh gút. 

Trong điều trị bệnh gút, song song với việc điều trị bệnh gout bằng thuốc thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong thời tiết lạnh mùa đông, người bị bệnh gút phải lưu ý:

- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân, tay.

- Không nên ra ngoài lúc trời rét đậm, mưa phùn.

- Rèn luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe cơ thể.

- Về ăn uống, tránh ăn những thức ăn giàu đạm và giàu chất béo như: thịt trâu, thịt bò, chịt chó, rượu bia… vì dễ làm tăng triệu chứng của bệnh gút.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét