Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Biến chứng nếu bệnh gút không được điều trị triệt để

Khi bệnh gút không được điều trị đúng hoặc không được điều trị bệnh để lại những biến chứng có thể dẫn tới những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. 

Dưới đây là một trong số các biến chứng của bệnh gút: 1. Tổn thương xương khớp. Đó là tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân bị tàn phế. Các hạt tophi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. 2. Nguy cơ sỏi thận do sự lắng đọng của muối urats trong thận, ngoài ra người bệnh gút còn tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.... 3. Dễ chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn. Khi bị chẩn đoán nhầm, bệnh sẽ được điều trị bằng rất nhiều loại kháng sinh khác nhau, và có nguy cơ bị dị ứng thuốc kháng sinh thậm chí có thể gây tử vong. 4. Dễ chẩn đoán nhầm với viêm khớp dạng thấp. Khi đó việc điều trị tràn lan bằng các thuốc chống viêm dễ dẫn tới các biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.... 5. Tổn thương các cơ quan như máu, thận, tiêu hóa, dị ứng do ảnh hưởng bởi các loại thuốc chống viêm trong quá trình điều trị bệnh gút.
Điều trị cho người bệnh gút
kiến thức điều trị gout


Nguyên tắc điều trị cho người bệnh gút chủ yếu là chống viêm khớp trong các đợt cấp, hạ acid uric máu để phòng ngừa những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng. Ngoài ra, cần điều trị bệnh lý rối loạn chuyển hóa đi kèm nếu có như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu , béo phì ...Quá trình điều trị nên tiến hành điều trị viêm khớp cấp trước, sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ acid urid máu, để việc điều trị có hiệu quả cần kiểm tra acid uric máu, niệu, chức năng thận thường xuyên. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ và khác nhau theo từng cấp độ bệnh: Đối với cơn gút cấp: Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo như bệnh thận hay dạ dày tá tràng.


Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát bằng cách điều trị giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế các cơn gout tái phát và ngăn ngừa hình thành gout mạn tính. Đối với các cơn gút mạn tính, mục tiêu việc điều trị là giảm acid uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn, bệnh nhân thường được sử dụng thuốc ức chế tổng hợp acid uric và co thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,... tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,...)


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét