Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Bệnh gút giai đoạn cuối

Gút là tình trạng bệnh do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Bệnh gút thường trải qua 4 giai đoạn phát triển khác nhau. Càng về sau, người bệnh gút càng gặp nhiều nguy hiểm. Đặc biệt là bệnh gút giai đoạn cuối có thể dẫn đến suy thận, thoái hóa khớp.

Bệnh gút giai đoạn cuối
Bệnh nhân bị gút giai đoạn cuối

Bệnh gút được xác đinh là do gen SLC2A quyết định. Gen này mang tính di truyền. Khi người bệnh bị di truyền gen SLC2A sẽ làm cản trở quá trình đào thải acid uric ra ngoài và làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao.

Bệnh gút phát triển qua 4 giai đoạn khác nhau

Giai đoạn thứ nhất là lúc tăng nồng độ acid uric trong máu mà không có biểu hiện ra bên ngoài.

Giai đoạn thứ hai đã có sự tấn công của những cơn gút cấp tính, làm người bệnh cảm thấy đau đớn. Bởi nồng độ acid uric tăng cao sẽ dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat. Tinh thể muối urat có dạng hình kim sắc nhọn sẽ làm người bệnh cảm thấy đau đớn. Biểu hiện của giai đoạn này là sưng đau các khớp.

Biểu hiện của bệnh gút

Giai đoạn thứ ba, các khớp bị tổn thương do gút tấn công. Tình trạng viêm khớp, đau nhức khớp thường xuyên xảy ra.

Giai đoạn bốn là giai đoạn cuối của bệnh gút, còn gọi là gút cấp tính. Các cục tophi xuất hiện và ngày một to ra. Khi không được điều trị hiệu quả tốt, các cục tophi có thể vỡ ra và quay lại tấn công khớp gút của người bệnh. Giai đoạn này, các khớp bị gút tấn công và phá hủy.

Các cục tophi gây chèn ép lên thần kinh và mạch máu, dẫn đến các bệnh lý thần kinh ngoại biên và mạch máu. Đồng thời, các cục tophi ngày một to ra gây biến dạng các khớp và cản trở sự vận động của người bệnh. Kèm theo đó là những cơn đau tột cùng.

Bệnh gút giai đoạn cuối có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu cục tophi quá to , người bệnh sẽ phải cắt bỏ các ngón chân, ngón tay.

Bên cạnh đó, sự đào thải acid uric qua thận sẽ dẫn đến tích tự tinh thể muối urat nơi thận gây viêm thận, suy thận.

Tinh thể muối urat cũng có thể xuất hiện ở màng tim, gây nên tình trạng suy van tim và người bệnh có thể tử vong

Khi mắc bệnh gút, người bệnh không nên hoang mang lo lắng mà cần tuân thủ các bước điều trị hiệu quả của bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh gút cần kiểm soát lượng đạm nạp vào hàng ngày. Việc kiêng ăn nhiều đạm và những thực phẩm giàu nhân purin cần được thực hiện hiệu quả

Bệnh gút giai đoạn cuối cực kỳ nguy hiểm với người bệnh. Không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các bộ phận khác mà còn nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh gút nên có chế độ ăn kiêng hợp lý để rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả

Vì điều trị bằng phương pháp đông y dựa trên thể bệnh và cơ địa từng người nên việc thăm khám trực tiếp với bác sĩ có thể xác định đúng tình trạng bệnh cũng như thể chất từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị và liệu trình thuốc phù hợp để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét