Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Thực phẩm có tính kiềm cao chữa bệnh gút

Những thực phẩm có tính kiềm cao giúp chữa bệnh gout hiệu quả hơn, giúp cho các bệnh nhân bị bệnh gút thoát khỏi lỗi lo đau đớn do gout gây ra.


Thực phẩm có tính kiềm cao chữa bệnh gút
Thực phẩm có tính kiềm cao chữa bệnh gút

Nguyên nhân gây ra bệnh gout:

Gout xảy ra khi quá nhiều acid uric tích tụ trong máu và acid uric tinh thể kết tủa trong các bộ phận của cơ thể như các khớp của bàn tay hoặc bàn chân. Mức độ cao của acid uric cũng có thể xảy ra như cục u dưới da được gọi là hạt tophi, hoặc như sỏi thận. Acid uric là một sản phẩm chất thải của quá trình oxy hóa của purin trong đó có các thành phần của axit nucleic như ADN. Acid uric thường được bài tiết trong nước tiểu để duy trì nồng độ acid uric trong máu khoảng 4 mg / dL. Khi nồng độ vượt quá 7 mg / dL, tinh thể monosodium urate bắt đầu hình thành trong các mô. Tình trạng này được gọi là tăng acid uric máu.

Những thực phẩm có tính kiềm giúp chữa bệnh gout hiệu quả:


1. Nhóm thực phẩm Rất kiềm

Gồm những loại rau non, tươi; trái cây mọc hoang được hái chín cây. Dưa tây (melon) được xem là có tính kiềm mạnh, kế đó là chà là, xoài, đu đủ, những loại nước ép trái cây tươi, nước ép dược liệu, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển…

2. Nhóm thực phẩm Kiềm nhẹ

Đậu, giá, hạt… Đậu khô có tính acid nhẹ nhưng khi thành giá, chúng trở nên có tính kiềm trung bình. Đậu tươi có tính kiềm nhẹ, đặc biệt khi chúng còn xanh

Dược liệu khô, trà dược, rau cải, các loại hạt, gia vị tươi (đặc biệt là gừng, gừng càng tươi thì kiềm tính càng cao), mật… là những thực phẩm thể hiện tính kiềm nhẹ.

3. Nhóm thực phẩm Trung tính

Dầu thực vật, sản phẩm từ đậu nành, đậu luộc, hạt rang…

4. Axit nhẹ

Trà, cà phê, gà vịt, rượu nguyên chất, bơ, phó mát (cheese), bánh nướng, khoai tây, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua….

5. Axit mạnh

Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt. Đường thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính axit mạnh. Thức uống đóng hộp là “hại” nhất vì chúng chứa đường, chất làm ngọt nhân tạo với hàm lượng cao axit phosphoric…. Các loại thức uống này sau khi tiêu hóa sẽ để lại một “kho” axit trong cơ thể chúng ta.

Các loại dịch ép trái cây nếu được uống ngay sau khi ép thì có tính kiềm, nhưng nếu đã đóng hộp hoặc lưu trữ lâu thì lại có tính axit.

Người mắc bệnh gút hàng ngày có thể ăn các loại rau có tính kiềm cao và uống nước luộc các loại rau này, và nên uống nhiều nước lọc, kết hợp với quá trình tập thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe tổng trạng, sẽ mang lại kết quả khả quan cho quá trình điều trị bệnh gút, đồng thời nên thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi sức khỏe.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét