Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Sống khỏe mạnh với gút bằng tăng cường chức năng gan thận và hệ miễn dịch

Những người bị bệnh gút có thể kiểm soát tình trạng này và làm giảm số lượng cơn gút cấp. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ và các phương pháp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu bằng chế độ ăn ít purin, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.

 Sống khỏe mạnh với gút bằng tăng cường chức năng gan thận và hệ miễn dịch


Tăng cường chức năng gan thận và hệ miễn dịch là điều rất quan trọng trong việc giúp đỡ người bệnh có thể sống chung với gút tốt hơn. Đào thải ra axit uric ra khỏi cơ thể, gan và thận đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Cải thiện hệ miễn dịch, sẽ giúp các phản ứng viêm không quá mãnh liệt, giúp bệnh nhân hạn chế các cơn đau do bệnh gút gây ra.

Có nhiều phương pháp tăng cường chức năng gan thận và hệ miễn dịch, trong đó, sử dụng các loại thảo dược tốt cho việc kiểm soát bệnh gút bao gồm: Cây Yucca, hạt cần tây, hạt kế sữa, quả anh đào đen, củ nghệ, lá atiso… sẽ giúp người bệnh đạt được mục tiêu này.

Ngày nay, người bệnh gút hoàn toàn có thể yên tâm khi các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng từ các loại thảo dược này, cùng kết hợp với các loại thuốc giúp giảm axit uric trong máu, chắc chắn người bệnh sẽ kiểm soát được các cơn gút cấp cho dù đã ở giai đoạn muộn, giai đoạn bệnh gút với hạt tophi và các khối u.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bệnh gút và các giai đoạn của bệnh gút mà bệnh nhân cần biết

Bệnh gút được chia làm 4 giai đoạn chính. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ bệnh tật mà người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là những gì xảy ra trong từng giai đoạn bệnh nhân mắc gút phải trải qua, giúp người bệnh xác định tình trạng bệnh của mình và biết cách để ngăn ngừa gút tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

Bệnh gút bắt đầu với tình trạng axit uric trong máu tăng cao, các tinh thể axit uric dần dần hình thành, lắng đọng gây đau đớn dữ dội cho người bệnh và cuối cùng là bệnh gút mạn tính. Bệnh có 4 giai đoạn chính dưới đây và cho dù bạn ở giai đoạn nào, việc điều trị gút đúng với chỉ định của bác sỹ sẽ giúp bạn sống chung với gút dễ dàng hơn.

Bệnh gút và các giai đoạn của bệnh gút mà bệnh nhân cần biết
Axit uric tích tụ ở khớp ngón chân cái của bệnh nhân

Giai đoạn 1: Bệnh gút không triệu chứng


Bệnh gút trong giai đoạn này đặc trưng bởi nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Ngoài ra, người bệnh thường không còn bất kỳ một biểu hiện nào khác. Axit uric là một chất tự nhiên trong cơ thể có thể tự tổng hợp được (chiếm khoảng 2/3 tổng lượng axit uric trong cơ thể) và do thức ăn có chứa nhiều purin (chiếm khoảng 1/3 tổng lượng axit uric trong cơ thể).

Không phải người nào có axit uric máu tăng cao đều sẽ mắc bệnh gút nhưng đây thực sự là một điều kiện lý tưởng để phát triển bệnh gút trong các giai đoạn tiếp theo.

Các chuyên gia y tế Mỹ khuyến cáo, người bệnh trong giai đoạn này nên tầm soát theo dõi chỉ số axit uric định kỳ. Nếu phát hiện chỉ số này tăng cao, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn kiêng và cần thay đổi lối sống, giúp nguy cơ bị cơn gút cấp tấn công trong tương lai.

Những loại thực phẩm giàu purin mà bệnh nhân nên hạn chế ăn là nội tạng động vật, thịt đỏ, đậu khô, nấm, đậu Hà Lan. Mặc dù không có triệu chứng của căn bệnh gút nhưng sự tích tụ axit uric quá nhiều trong máu khiến cơ thể người bệnh bị tổn hại.

Giai đoạn 2: Bệnh gout cấp tính


Axit uric dư thừa trong thời gian dài dần dần kết tinh thành các tinh thể hình mũi kim sắc nhọn, thường tập trung ở ngón chân cái (chiếm khoảng 80% các trường hợp gút đầu tiên) và gây đau đớn khủng khiếp cho người lần đầu mắc cơn gút cấp. 20% số bệnh nhân còn lại sẽ bị gút ở các khớp khác như mắt cá chân, khớp bàn chân, khớp đầu gối và cổ tay.

Viêm bùng phát vào ban đêm một cách đột ngột và kéo dài trong khoảng từ 3 – 10 ngày. Cơn gút cấp khiến vùng khớp bị ảnh hưởng sưng đỏ, nóng rát và đau đớn dữ dội. Sau cơn đau đầu tiên, người bệnh có thể sẽ không còn cơn đau nào khác nữa trong vòng vài tháng, vài năm, thậm chí là hàng chục năm. Tuy nhiên, kể từ khi cơn gút cấp thứ 2 xuất hiện, các cơn thứ 3 thứ 4 và nhiều hơn thế sẽ xuất hiện thường xuyên.

Cơn gút cấp có thể bị kích hoạt bởi tình trạng căng thẳng tâm lý, các chất kích thích, ăn uống quá nhiều thịt hoặc hải sản. Khi bị gút cấp người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được điều trị, trong thời gian chờ đến bệnh viện, người bệnh có thể chườm đá vào vùng bị đau để giảm bớt sưng và làm dịu khớp xương.

Giai đoạn 3: Bệnh gút gây ra các tổn thương khớp, xương vĩnh viễn


Các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và liên tục không chỉ khiến bệnh nhân đau đớn mà nó còn gây ra các tổn thương sụn khớp, xương vĩnh viễn. Trong giai đoạn thứ 3, sau một loạt các cơn gút cấp, bệnh gút sẽ bắt đầu “ngủ đông”. Người bệnh không còn bất kỳ cơn đau nào nữa, nhưng axit uric vẫn tiếp tục tích tụ trong cơ thể.

Các chuyên gia xương khớp Mỹ gọi đây là “giai đoạn yên bình trước cơn bão tố”. Các tổn thương vĩnh viễn ở sụn khớp và xương sẽ dẫn đến giai đoạn cuối của bệnh gút: Bệnh gút mạn tính. 

Nhiều bệnh nhân cho rằng mình đã khỏi bệnh gút và buông lỏng việc điều trị. Thực tế đã chứng minh rằng đây là một sai lầm đặc biệt nghiêm trọng của những bệnh nhân mắc gút bởi nó khiến bệnh chuyển biến sang giai đoạn cuối càng nhanh hơn. Điều bệnh nhân cần làm là tiếp tục điều trị, ăn uống đúng cách và uống nhiều nước hơn.

Giai đoạn 4: Bệnh gút mạn tính với hạt tophi


Bệnh gút mạn tính chắc chắn là giai đoạn tồi tệ nhất trong cuộc đời bệnh nhân mắc gút. Để tiến triển đến giai đoạn cuối, người bệnh mắc gút có thể mất đến 10 năm và thường gặp nhất ở những người bệnh không được điều trị hoặc không tuân thủ điều trị do bác sỹ chỉ định. Bệnh gút có bản chất là viêm khớp nên nó có những triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp bao gồm đau đớn, suy giảm chức năng vận động.

Axit uric tích tụ hình thành các cục u trong mô mềm xung quanh phần khớp bị ảnh hưởng. Các hạt này có tên là hạt tophi, xuất hiện dày đặc ở ngón tay, khuỷu tay và ngón chân khiến bàn chân và bàn tay người bệnh bị biến dạng, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Axit uric gây tổn hại xương và tích tụ trong thận, là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Tăng axit uric máu có phải là bệnh gút?

Bệnh gút là nỗi ám ảnh không chỉ của giới nhà giàu bởi theo nghiên cứu, bất kỳ ai cũng có khả năng mắc căn bệnh này. Rất nhiều người cầm kết quả xét nghiệm máu trên tay đang cảm thấy hoang mang vì nồng độ axit uric trong máu quá cao, vì sợ mình đã hoặc sẽ mắc bệnh gút trong thời gian tới.

Bệnh gút được biết đến là căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp cho người mắc mỗi khi cơn gút cấp xuất hiện. Căn bệnh này có nguồn gốc từ axit uric. Axit uric là một trong những chất thải của cơ thể, thải ra sau quá trình chuyển hóa purine – có nhiều trong cơ thể động vật, nguồn thức ăn chính của con người.

Thông thường, axit uric trong máu sẽ được xử lý qua thận và bài tiết ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Nếu lượng axit uric bài tiết ra ngoài bị giảm đi hoặc trong cơ thể bệnh nhân sản xuất ra càng nhiều axit uric hơn, bệnh nhân sẽ mắc một tình trạng gọi là tăng axit uric máu, có thể là một dấu hiệu cảnh báo người bệnh đã mắc bệnh gút.

Tăng axit uric máu có phải là bệnh gút?
Nồng độ axit uric trong máu cao có thể là một biểu hiện của bệnh gút

Xác định tăng axit uric máu như thế nào?


Để xác định bạn có bị tăng acid uric máu hay không, bạn cần đến bệnh viện để được làm xét nghiệm máu mới có thể đưa ra kết luận chính xác. Theo thông tin từ khoa Xương khớp, Đại học American College, Hoa Kỳ, mức độ giới hạn bình thường của axit uric máu nằm trong khoảng từ 3,5 – 7,2 mg/dL (dexilit). Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà “chỉ số axit uric khỏe mạnh” là khác nhau. Thông thường, tình trạng tăng axit uric máu được xác định theo từng giới, cụ thể: nồng độ axit uric máu cao ở nam giới được định nghĩa là > 7 mg/ dL, nồng độ axit uric máu cao ở nữ giới được định nghĩa là> 6 mg/ dL.

Nếu bạn bị tăng axit uric máu, hãy liên hệ theo số điện thoại 043.9343333 ngay để được tư vấn miễn phí.

Bệnh gút xuất hiện khi nào?


Bản thân tăng axit uric máu không phải là một căn bệnh và trong một số trường hợp, người mắc tăng axit uric máu vẫn có một cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh gút.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tăng axit uric máu là một dấu hiệu cảnh báo. Tình trạng tăng axit uric trong máu kéo dài là một điều kiện thuận lợi để các tinh thể axit uric hình thành – nguyên nhân gây ra bệnh gút. Những tinh thể axit uric này rất sắc nhọn, cứng và tích tụ trong khớp xương đặc biệt là ngón chân, mắt cá chân… mặc dù mối liên hệ giữa tăng axit uric máu và bệnh gút là hoàn toàn không rõ ràng.

Như đã nói ở trên, nhiều người bị tăng axit uric máu vẫn có một cuộc sống khỏe mạnh và ngược lại, rất nhiều bệnh nhân gút không hề bị tăng acid uric máu, thậm chí có những bệnh nhân mắc cơn gút cấp nhưng nồng độ axit uric trong máu ở mức thấp. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nếu bạn bị nồng độ axit uric trong máu cao mà vẫn chưa bị gút, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút trong thời gian tới là 1%.

Các yếu tố nguy cơ của tăng axit uric máu


Tăng acid uric máu có thể có liên quan với các yếu tố nguy cơ như rối loạn đường huyết, rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu), béo phì và huyết áp bất thường… gọi chung là hội chứng chuyển hóa.

Tăng acid uric máu sẽ xuất hiện nếu người bệnh có một lối sống không lành mạnh, đặc biệt, trong chế độ ăn có quá nhiều purin (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…), protein, rượu và carbohydrate (tinh bột). Một phần ba lượng axit uric trong cơ thể được tạo thành từ chế độ ăn uống không lành mạnh này. Hai phần ba số còn lại là do nội sinh (cơ thể tự tổng hợp).

Ý nghĩa của tăng axit uric máu?


Nếu bạn bị tăng axit uric máu trong kết quả xét nghiệm của mình và chưa mắc bệnh gút thì cũng đừng quá lo lắng. Tỷ lệ phát triển bệnh gút ở những người tăng axit uric máu là rất thấp. Tuy nhiên, đây không phải là một tin tức tốt lành với những bệnh nhân gút.

Tăng axit uric máu đối với bệnh nhân gút cũng đồng nghĩa là tăng thêm “nguyên liệu” để sản xuất các tinh thể. Các tinh thể này lắng đọng trong các khớp gây sưng khớp, đau khớp, biến dạng khớp và giới hạn phạm vi chuyển động của các khớp khiến bệnh nhân chỉ có thể nằm giường hoặc ngồi xe lăn. Nếu bạn đã kiểm soát tốt bệnh gút, không có các cơn gút cấp, các bác sỹ chuyên khoa khớp của Mỹ từ Cao Đẳng Xương khớp Mỹ (American College of Rheumatology) khuyên bạn nên duy trì nồng độ axit uric máu ở mức độ an toàn theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Một số loại thảo dược giúp kiểm soát lượng axit uric trong máu là: Hạt cần tây, hạt kế sữa, lá trà atiso, hạt cherry đen, quả dứa và củ nghệ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những thảo dược này bởi chúng có sẵn ngoài thị trường, trong một số loại thực phẩm chức năng có hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gút.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Những điều cần biết về bệnh gout

Gút là một bệnh khớp vi tinh thể, nguyên nhân do acid uric máu tăng và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp. Tuy nhiên acid uric còn có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như thận, tổ chức dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tôphi.

Gút là một bệnh khớp vi tinh thể, nguyên nhân do acid uric máu tăng và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp. Tuy nhiên acid uric còn có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như thận, tổ chức dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tôphi. Ở các nước phát triển, bệnh chiếm tỷ lệ 1-2% dân số. Ở Việt Nam bệnh gút đã trở nên rất phổ biến, ở cả thành thị và nông thôn, vươn lên đứng hàng thứ 4 trong 15 bệnh khớp nội trú thường gặp nhất.

Các biến chứng và hậu quả của bệnh gút



Những điều cần biết về bệnh gout

Khi bị mắc bệnh mà điều trị không đúng hoặc không được điều trị bệnh để lại những biến chứng, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Có 4 loại biến chứng của gút. Loại biến chứng thứ nhất liên quan đến tổn thương xương khớp. Đó là tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân tàn phế. Các hạt tôphi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. Các biến chứng thứ hai liên quan tổn thương thận như sỏi thận, thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Loại biến chứng thứ ba liên quan đến chẩn đoán nhầm. Bệnh thường chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn và được điều trị bằng rất nhiều loại kháng sinh khác nhau, và có nguy cơ bị dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí có thể gây tử vong. Một trong những chẩn đoán nhầm khác là viêm khớp dạng thấp. Từ đó dẫn đến điều trị tràn lan bằng các thuốc chống viêm không steroid, prednisolon, dexamethason, với hậu quả là biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp. Các biến chứng thứ tư liên quan đến tai biến do dùng thuốc. Ngay cả khi chẩn đoán đúng, việc điều trị gút cũng có thể gây nên tai biến. Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như máu, thận, tiêu hóa, dị ứng.

Các khó khăn khi điều trị bệnh gút


Có 3 khó khăn chính khi điều trị bệnh gút. Đầu tiên là tác dụng phụ của một số thuốc chữa bệnh gút như colchicin có thể gây tiêu chảy, allopurinol có thể gây dị ứng, các thuốc tăng thải acid uric có thể gây sỏi thận. Thứ hai là cơ địa dị ứng thuốc của bệnh nhân. Có bệnh nhân gút bị dị ứng với nhiều thuốc chữa gút như colchicin và allopurinol. Một số trường hợp xảy ra sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Thứ ba là sự thiếu tuân thủ điều trị của người bệnh. Bệnh nhân gút thường chỉ dùng thuốc trong đợt cấp rồi bỏ thuốc, dẫn đến bệnh vẫn tiến triển nặng dần. Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc corticoid dẫn đến tác dụng phụ đáng tiếc như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. Nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục ăn nhậu quá mức và sinh hoạt không điều độ, do vậy bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Nói chung những người mắc bệnh gút rất hay bị dị ứng thuốc, do đó cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, kể cả thuốc đông y và tây y. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Các nguyên tắc điều trị bệnh gút


Bệnh nhân gút phải xác định tư tưởng điều trị lâu dài, tránh bỏ thuốc khi bệnh thuyên giảm. Khi đó mới có thể giữ bệnh khỏi tái phát trong thời gian dài. Bệnh nhân gút cần tích cực hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị, ngăn ngừa biến chứng bệnh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc men. Các thuốc thường dùng điều trị bệnh gút là colchincin, allopurinol (zyloric), benemid, các thuốc chống viêm không steroid. Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, chức năng thận. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần được chẩn đoán và điều trị các bệnh kèm theo như rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường, tăng huyết áp...

Gút - Bệnh của “đấng mày râu”?


Bệnh gút trong dân gian còn gọi là bệnh thống phong. Trước đây người ta xem bệnh gút là bệnh của nhà giàu, bởi lẽ nó liên quan đến các loại thức ăn ngon. Bệnh gút là bệnh phổ biến ở các nước phát triển và ở Việt Nam bệnh cũng đang có xu hướng gia tăng. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tổng kết thấy tỷ lệ mắc bệnh gút ở các “đấng mày râu” thường cao hơn rất nhiều tỷ lệ gặp ở các quý bà. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Các bệnh lý đi kèm với Gout

Trong điều kiện xã hội phát triển, đời sống vật chất ngày càng nâng cao, cùng với việc lạm dụng bia rượu... Tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng nhiều. Đi kèm với gout là các bệnh liên quan tới chế độ dinh dưỡng làm cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải có cách nhìn tổng thể và một kế hoạch điều trị kết hợp hoàn hảo.

Trong điều kiện xã hội phát triển, đời sống vật chất ngày càng nâng cao, cùng với việc lạm dụng bia rượu... Tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng nhiều. Đi kèm với gout là các bệnh liên quan tới chế độ dinh dưỡng làm cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải có cách nhìn tổng thể và một kế hoạch điều trị kết hợp hoàn hảo. Các bệnh thường đi kèm với gout bao gồm:

Các bệnh lý đi kèm với Gout
Các bệnh lý đi kèm với Gout

Béo phì: Có sự liên quan giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ acid uric máu. Tỉ lệ bệnh gout tăng rõ rệt ở những người có trọng lượng cơ thể tăng trên 10 %. Béo phì làm tăng tổng hợp acid uric máu và làm giảm thải acid uric niệu, kết hợp của cả 2 nguyên nhân gây tăng acid uric máu. Theo các thống kê gần đây, 50 % bệnh nhân gout có dư cân trên 20 % trọng lượng cơ thể.

Tăng lipid máu:

Sự kết hợp giữa tăng TG máu và tăng acid uric máu đã được xác định chắc chắn. Có đến 80 % người tăng TG máu có sự phối hợp của tăng acid uric máu, và khoảng 50 % - 70 % bệnh nhân gout có kèm tăng TG máu. 

Ở bệnh nhân gout, ngoài sự rối loạn của thành phần TG, người ta còn nhận thấy có sự rối loạn của HDL, một loại lipoprotein có lợi, có tính bảo vệ đối với cơ thể. Sự liên quan giữa gout và rối loạn lipid máu chính là một phần của hội chứng chuyển hoá bao gồm tăng BMI, béo phì vùng bụng, tăng TG, giảm HDL, tăng huyết áp, tiểu đường, tình trạng đề kháng insulin và nguy cơ bị bệnh mạch vành. Tăng acid uric máu kết hợp với béo phì vùng bụng là nhóm nguy cơ cao của bệnh tim mạch có liên quan đến sự đề kháng insulin.

Tiểu đường:

Bệnh lý đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ II là bệnh lý thường gặp đi kèm với Gout. Bệnh lý đái tháo đường nằm trong hội chứng rối loạn chuyển hoá chung. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, mà nguyên nhân chính do thiếu hụt Insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh lý đái tháo đường ở bệnh nhân Gout thường do sự đề kháng Insulin. Việc kết hợp nhiều bệnh làm cho việc điều trị gặp khó khăn, đòi hỏi phải kết hợp tốt điều trị nhiều bệnh cùng một lúc, và một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tăng huyết áp:

Tăng acid uric máu được phát hiện ở 22 – 38 % bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị. Tỉ lệ bệnh gout trong dân số tăng huyết áp là 2 –12 %. Mặc dù tỉ lệ tăng acid uric máu tăng ở đối tượng tăng huyết áp nhưng không có sự liên quan giữa acid uric máu và trị số huyết áp. Có 25 – 50 % bệnh nhân gout có kèm tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì. Nguyên nhân gây nên mối liên hệ giữa bệnh gout và tăng huyết áp hiện nay chưa được biết rõ.

Vữa xơ động mạch:

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối liên quan giữa gout và xơ mỡ động mạch. Tuy vậy tăng acid uric máu không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh mạch vành. Tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch liên quan nhiều đến tình trạng béo phì hơn là liên quan đến sự tăng acid uric máu. ở bệnh nhân gout, các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, béo phì, đề kháng insulin, tăng TG máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa acid uric máu và xơ mỡ động mạch. Các yếu tố nguy cơ này tự nó làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch, và như vậy, acid uric máu chỉ gián tiếp làm tăng nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch thông qua việc kết hợp với các bệnh lý có nguy cơ cao nói trên.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bia dễ gây bệnh gout hơn rượu

Tác động của các loại đồ uống có cồn đối với lượng axit uric trong máu là rất khác nhau. Do đó, nguy cơ mắc bệnh gout khi uống các đồ uống này cũng không giống nhau. Trên thực tế, dân nghiền bia có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn dân nghiền rượu.

Bia dễ gây bệnh gout hơn rượu
Bia dễ gây bệnh gout hơn rượu

Tác động của các loại đồ uống có cồn đối với lượng axit uric trong máu là rất khác nhau. Do đó, nguy cơ mắc bệnh gout khi uống các đồ uống này cũng không giống nhau. Trên thực tế, dân nghiền bia có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn dân nghiền rượu.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard tại Boston (Mỹ) đã tìm hiểu mối liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ axit uric trong máu trên 14.809 người có độ tuổi thấp nhất là 20.

Kết quả cho thấy nồng độ axit uric trong máu ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uống nhiều rượu mạnh. Trong khi đó, các chuyên gia không nhận thấy mối liên quan giữa việc uống rượu vang và nồng độ axit uric.

Kết quả này là như nhau ở cả nam và nữ, cũng như đối với mọi mức trọng lượng.

Bệnh gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa axit uric gây tăng Acid Uric trong máu. Nồng độ axit uric trong máu càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Chính vì vậy, việc uống các đồ uống có cồn khác nhau gây nguy cơ mắc bệnh khác nhau, tiến sĩ Hyon K. Choi và Gary Curhan tại Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard, thành viên của nhóm nghiên cứu, khẳng định.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Bệnh gout đến từ đâu?

Bệnh gút sẽ biểu hiện bằng các cơn viêm khớp cấp tính, khớp có thể bị sưng to, nóng, đỏ có thể có tràn dịch ổ khớp. Đặc biệt là ngón chân cái (khớp bàn ngón) hay bị nhất, tuy nhiên các khớp khác đều có thể bị. Cơn đau rất nặng được mô tả dữ dội và nhiều khi bệnh nhân không dám đắp mền vì chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây ra cơn đau dữ dội.

Bệnh gout nằm trong nhóm bệnh lắng tụ tinh thể .

Bệnh gout đến từ đâu?
Bệnh gout đến từ đâu?

Cụ thể ở bệnh này là lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng acid Uric cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên tức là viêm các khớp chân tay đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái.

Tình trạng viêm này là do các bạch cầu được ví như các lính chiến đấu trong cơ thể đi dọn dẹp các tinh thể này.

Tình trạng viêm này có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ra biến dạng khớp nếu không điều trị. Không phải tất cà những người có acid uric cao trong máu đều bị gout. Nếu nồng độ acid Urictrong máu cao và kéo dài càng lâu thì càng có nguy cơ bị gout.

Thế tại sao lại bị tăng acide urique trong máu? Đó là do thận không thải được acide urique hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều (do ăn uống, do bịnh lý như ung thư máu dạng lim phôm, thiếu máu tán huyết, vảy nến.. ) hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acide này.

Bệnh sẽ biểu hiện bằng các cơn đau ở các khớp, khớp có thể bị sưng to đỏ có thể có nước trong khớp đặc biệt là ngón chân cái (khớp bàn ngón) hay bị nhất, tuy nhiên các khớp khác đều có thể bị.Cơn đau rất nặng được mô tả dữ dội và nhiều khi bệnh nhân không dám đắp mền vì chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây ra cơn đau dữ dội.

Cơn gout hay xảy ra sau 1 chấn thương nhẹ, sau bữa nhậu linh đình. Cơn gout có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần và có thể tự bớt, nhưng nếu không điều trị những cơn này sẽ xuất hiện thường hơn và gây ra biến dạng hủy khớp gây tàn phế.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bệnh gout và cách phòng tránh

Sau một bữa tiệc thịnh soạn với đầy rượu thịt, nếu có cơn đau dữ dội nổi lên ở các khớp, nhiều khả năng là bạn đã bị bệnh gút (thống phong). Bệnh xuất hiện do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, triệu chứng điển hình là nổi u cục hoặc viêm ở các khớp.

Bệnh gout và cách phòng tránh
Bệnh gout và cách phòng tránh

Các u cục có đường kính từ vài mm đến nhiều cm, không đau, thường xuất hiện ở khớp ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, sụn vành tai... Đôi khi, chỗ da bọc khối u bị loét và chảy nước vàng. Còn tình trạng viêm thường xuất hiện ở các khớp bàn chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, diễn tiến chậm và gây đau nhẹ (trừ những cơn đau cấp sau bữa ăn có nhiều rượu thịt).

Bệnh gút tiến triển trong 10-20 năm. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân mất khả năng vận động, có nhiều biến chứng ở thận, suy kiệt dần, có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng tránh, điều trị bệnh gút và hạn chế sự phát triển của bệnh gút, cần kiêng rượu và các chất kích thích như cà phê, ớt. Hạn chế dùng bia và các thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.

Những người bị gút có thể làm giảm triệu chứng bệnh bằng cách hái lá sake già để nấu nước uống thay trà hằng ngày (hoặc nhúng lá tươi vào nước sôi rồi đem phơi khô, nấu lấy nước uống).

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Ăn gì khi acid uric trong máu cao

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric. Trong mươi năm gần đây, cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu và bệnh tiểu đường, số lượng những người có acid uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới.


Ăn gì khi acid uric trong máu cao
Ăn gì khi acid uric trong máu cao

Trong mươi năm gần đây, cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu và bệnh tiểu đường, số lượng những người có acid uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới. Một bộ phận đã có những biểu hiện của bệnh “gút” thực sự với những triệu chứng đau khớp cấp hoặc mạn tính, nhưng phần đông hầu như chưa có chứng trạng gì đặc biệt.

Có thể nói, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric. Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh. Để giữ cân bằng, hàng ngày acid uric phải được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo nước tiểu, một phần qua phân và các con đường khác. Vì lý do nào đó lượng acid uric trong máu tăng cao thì sẽ lắng đọng dưới dạng tinh thể ở một số tổ chức và cơ quan, đặc biệt là ở khớp mà gây ra bệnh “gút”. Bởi vậy, một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống acid uric trong máu tăng cao là nên chọn dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Có thể dẫn ra một số thực phẩm thông dụng như sau:

Rau cần:

Cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Cả hai loại đều có thể dùng, đặc biệt tốt trong giai đoạn “gút” cấp tính. Rau cần rất giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày.

Xúp lơ:

Là một trong những loại rau rất giàu sinh tố C và chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75 mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, xúp lơ tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và thông tiện nên là thực phẩm rất thích hợp cho người có acid uric máu cao.

Dưa chuột:

Là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và nhiều nước. Muối kali có tác dụng lợi niệu nên người bị gút cần ăn nhiều dưa chuột. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ, sinh tân chỉ khát và giải độc nên loại rau có khả năng bài tiết tích cực acid uric qua đường tiết niệu.

Cải xanh:

Cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng “lợi tiểu tiện”, rất thích hợp với người bị thống phong (bệnh “gút”).

Cà:

Cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

Cải bắp:

Là loại rau hầu như không có nhân purin, rất giàu sinh tố C và có tác dụng lợi niệu. Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tuỷ, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric máu cao.

Củ cải:

Tính mát, vị ngọt, có công dụng “lợi quan tiết”, “hành phong khí, trừ tà nhiệt” (Thực tính bản thảo), “trừ phong thấp” (Tuỳ tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.

Khoai tây:

Là một thực phẩm kiềm tính, giàu sinh tố C và muối kali. Trong thành phần hoá học hầu như không có nhân purin. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, khoai tây tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí, kiện tỳ, là thực phẩm thích hợp cho những người tỳ vị hư nhược, mắc các chứng bệnh ung thư, viêm loét đường tiêu hoá, cao huyết áp và thống phong.

Bí đỏ:

Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng nam qua (bí đỏ) có tác dụng thông kinh hoạt lạc và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.

Bí xanh:

Tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố (đặc biệt là sinh tố C) và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.

Dưa hấu :

Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị “gút” trong giai đoạn cấp tính.

Đậu đỏ:

Còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. SáchBản thảo cương mục viết: “Xích tiểu đậu hành tân dịch, lợi tiểu tiện, tiêu chướng trừ thũng”.Trong thành phần hoá học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh “gút”.

Lê và táo:

Đây là hai loại quả tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân dieu tri benh gut cấp tính và mạn tính.

Nho:

Tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Sách Danh y biệt lục viết: “quả nho trục thuỷ, lợi tiểu tiện”. Sách Bách thảo kính cho rằng nho có tác dụng “trị gân cốt thấp thống, lợi niệu rất tốt”. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin.

Sữa bò:

Là loại thực phẩm bổ dưỡng rất giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh “gút” cả cấp tính và mạn tính.

Đậu tương:

Có thể là đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương, là các thực phẩm kiềm tính, có chứa ít nhân purin, giàu chất đạm, nhiều sinh tố và khoáng chất, có khả năng tăng cường bài xuất acid uric qua đường tiết niệu.

Ngoài ra, người có acid uric máu cao cũng nên ưu tiên dùng các thực phẩm như cà rốt, cà chua, măng, mướp, dưa gang, cải trắng, mã thầy, hành tây, mía, chuối, cam, quýt, đào, anh đào, mơ, hạt dẻ... Tăng lượng nước uống để kích thích thải acid uric ra ngoài.

Nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tuỵ...), thịt lợn, thịt hun khói, thịt dê, bò, cừu, thịt chó, thịt gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, cá chép, cá chạch, cá thờn bơn, cá hồi, lươn, nghêu, sò, cua, rau chân vịt, rau câu, đậu hà lan, nấm... và không dùng các thức uống và gia vị có tính kích thích như nước trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt... Người bị “gút” nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột, mỗi ngày ăn 1,5 kg chia 3 - 4 bữa; nếu ăn rau xanh, mỗi ngày 1,5 kg chia nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Bệnh gout và những điều người bệnh cần nắm rõ

Có nhiều loại thực phẩm đem lại lợi ích cho người bị bệnh gút. Thảo dược là một trong những ưu tiên vì chúng có thể chế biến như một dạng nước uống, dễ sử dụng.

Thảo dược cho người bệnh gout

Gút là một tình trạng viêm khớp do sưng viên các khớp, thường tấn công bất ngờ và có thể gây đau đớn cực kỳ. Tuy nhiên, tin tốt là đây chỉ một loại viêm khớp, và có bằng chứng y khoa rõ ràng cho thấy rằng một sự thay đổi trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến những lợi ích đáng kể.Nhưng nó có yếu tố di truyền.

Vấn đề từ chất purin


"Gút xảy ra khi tinh thể axit uric - một dạng chất thải tự nhiên trong cơ thể - hình thành trong các khớp xương” Kate Di Prima - phát ngôn viên của Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng của Úc đưa ra giải thích. "Thực phẩm có chứa hàm lượng cao purin sản xuất nhiều axit uric hơn, vì vậy hãy bắt đầu bằng cách tránh xa những thứ thực phẩm đó nếu bạn đang phải chịu đựng bệnh gút".

Các loại thịt, cá cần hạn chế


Thịt đỏ, nội tạng và lá lách, nước sốt, viên súp và các chiết xuất lên men như Vegemite (một loại sốt mặn màu nâu chế biến từ rau, dùng để phết lên bánh mì) trong danh sách cần tránh xa của mình. Một số động vật có vỏ và một số loại cá như cá trích, cá mòi, cá thu và cá cơm cũng có nhiều purin, là chất hóa học tự nhiên được tìm thấy trong cả tế bào thực vật và động vật.

Thật không may, đây cũng là những loại cá có chứa chất béo omega-3, được phát hiện để làm giảm sưng viêm của một số loại viêm khớp. Tuy nhiên, loại thực phẩm giàu omega-3 còn bao gồm hạt lanh, dầu hạt cải và quả óc chó.

Tránh xa rượu bia


Tiêu thụ quá mức rượu (và đặc biệt là bia) và đắm chìm trong nhậu nhẹt có liên quan đến bệnh gút, vì vậy bị nên hạn chế uống rượu bằng cách đặt ra tiêu chuẩn uống trong một ngày. Trong suốt quá trình bị bệnh gút cấp tính tấn công, tốt nhất là cắt bỏ rượu hoàn toàn.

Nên ăn quả đào, dâu tây


Trong khi các loại thực phẩm giàu purin và rượu có thể tránh được, một số thực phẩm thực sự là tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút. "Một phương thuốc phổ biến chữa bệnh là quả ào," chuyên gia về liệu pháp thiên nhiên cơ thể và tâm hồn Mim Beim nói. "Đào chứa anthocyanidins giúp hạ thấp axit uric. Ăn một chén anh đào tươi hoặc đóng hộp mỗi ngày. Dâu tây và quả việt quất cũng rất tốt".

Thảo dược rất tốt


Bà cũng nói rằng các loại thảo dược làm tăng đào thải lượng axit uric ra ngoài cơ thể bao gồm lá cây tầm ma, gốc sồi, rau mùi tây, hạt giống cần tây và bạch dương. "Uống nước sắc thảo dược có chứa cây tầm ma giúp cơ thể giải thoát acid uric dư thừa. Và một loại nước làm từ hai phần ba củ cà rốt, một phần ba cần tây và một số nhánh mùi tây có thể giúp giảm sưng viêm khi bị gút tấn công”.

Vấn đề lối sống


Một thái độ sống lành mạnh tổng thể chính là việc ăn uống và tập thể dục làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Người bị bệnh gút điển hình bị thừa cân, thường xuyên ăn thịt đỏ và uống một lượng lớn rượu, đặc biệt là bia. Chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt cũng góp phần dẫn đến bệnh gút.

"Rượu, ăn quá nhiều, ăn kiêng và mất nước có thể kích hoạt tấn một cuộc công từ bệnh gút", tiến sĩ John Carnie, bộ trưởng bộ Y tế của tiểu bang Victoria nói. "Giảm trọng lượng dư thừa của cơ thể . Cắt giảm việc tiêu thụ rượu quá mức, uống nhiều nước và tránh chất fructôzơ - được tìm thấy ở nhiều nước uống không cồn".

Nhìn chung những người bị bệnh gút có thể chú ý. "Lựa chọn lối sống lành mạnh kết hợp với một chương trình điều trị chính xác có nghĩa là bệnh gút có thể được chế ngự thành công".

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Nguồn gốc của bệnh gout

Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan tới thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý của nhiều người gây ra. Và nó nằm trong nhóm bệnh lắng tụ tinh thể.

Acid uric là thủ phạm. Cụ thể ở bệnh này là lắng tụ tinh thể monosodium urat ở bao khớp, gân do tình trạng acid uric tăng cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên tức là viêm các khớp chân tay đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái.

Nguồn gốc của bệnh gout

Tại sao lại bị tăng acid uric trong máu?


- Đó là do thận không thải được acid uric hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều (do ăn uống, do bệnh lý như bệnh bạch cầu, u lympho ác tính, thiếu máu huyết tán, vảy nến.. ) hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acid này.

- Tình trạng viêm này là do các bạch cầu tới ăn các tinh thể này và giải phóng các tác nhân trung gian hóa học gây nên phản ứng viêm. Nó có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ra biến dạng khớp nếu không điều trị. Không phải tất cả những người có acid uric cao trong máu là bị cơn gout, tuy nhiên nếu nồng độ acid uric trong máu cao và kéo dài càng lâu thì càng có nguy cơ bị bệnh gout.

Biểu hiện của bệnh gout


- Bệnh sẽ biểu hiện bằng các cơn đau ở các khớp, khớp có thể bị sưng to đỏ có thể có nước trong khớp đặc biệt là ngón chân cái (khớp bàn ngón) hay bị nhất, tuy nhiên các khớp khác đều có thể bị. Cơn đau rất nặng được mô tả dữ dội và nhiều khi bệnh nhân không dám đắp mền vì chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây ra cơn đau dữ dội.

Làm sao để chẩn đoán bệnh gout?


- Các BS sẽ cho bệnh nhân đi thử nồng độ acid uric trong máu và tùy theo thông số của mỗi loại máy thử mà cho các con số khác nhau, bình thường nhỏ hơn 7mg/dL. Tuy nhiên cơn gút khá đặc biệt nên đôi khi có thể chẩn đoán qua hỏi bệnh sử và khám bệnh nhân vì nồng độ acide urique trong máu cao giúp chẩn đoán nhưng không chuyên biệt.

Nếu lấy dịch khớp đem soi dưới kính hiển vi để thấy các tinh thể urate hình kim là chắc chắn nhất nhưng ít được làm vì nhiều lí do khác nhau.

- Chụp xQuang khớp cho thấy hình ảnh tổn thương xương dưới sụn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bệnh gút và chế độ dinh dưỡng cần thiết

Để chữa bệnh gút cần phải có thời gian, có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý đảm bảo chất lượng. Nếu không bệnh sẽ tái phát nặng hơn rất nhiều.

Bệnh gút và chế độ dinh dưỡng cần thiết
Bệnh gút và chế độ dinh dưỡng cần thiết

Đây là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.

Người bị bệnh gút phải kiêng ăn những thứ sau:

- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như: Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như: Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…

- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:

+ Đạm động vật: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…

+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…, các chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

Bệnh gút và chế độ dinh dưỡng cần thiết
Bệnh gút không nên ăn nhiều chất đạm

- Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

+ Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

+ Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.

Và kiêng các đồ uống:

- Bệnh gout không nên uống rượu, bia. Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như: Rượu, bia, cơm rượu, nếp than…

- Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

- Giảm các đồ uống có tính toan như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:

- Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Acid uric và bệnh gout

Acid uric trong bệnh gout là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến purine. Là một acid yếu nên thường bị ion hóa thành muối urate hòa tan trong huyết tương.

Acid uric và bệnh gout
Acid uric và bệnh gout

Đại đa số tồn tại dưới dạng monosodium urate. Giới hạn hoà tan của muối urat khoảng 420 μmol/l ở nhiệt độ 37 0C.Ở nồng độ cao hơn các tinh thể urate sẽ bị kết tủa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các tinh thể urate không bị kết tủa, phải chăng do ảnh hưởng của một số chất hòa tan trong huyết thanh

Trong nước tiểu, acid uric hòa tan dễ dàng hơn trong nước. pH nước tiểu ảnh hưởng lớn đến sự hòa tan acid uric, bình thường lượng acid uric thải qua nước tiểu là trên 800 mg/ngày. Do vậy, pH càng kiềm càng thuận lợi cho việc thải acid uric và ngược lại nước tiểu càng toan thì càng khó khăn cho việc đào thải acid uric.

- pH 5,0: Acid uric bảo hòa với nồng độ từ 390-900 μmol/L

- pH 7,0: Acid uric bảo hòa với nồng độ từ 9480-12000 μmol/L

Xác định diễn biến của bệnh gout thông qua các chỉ số acid uric:

* <6 mg/dl, <350 µmol/l, <0,35 mmol/l: Tốt: Ở mức độ này sẽ không cho hình thành các tinh thể urat và giải phóng các tinh thể urat lắng đọng ở khớp

* 6-7 mg/dl, 350-400 µmol/l, 0,35- 0,4 mmol/l: Cảnh báo: Xuất hiện một vài biểu hiện như tê, ngứa và đỏ da, hoặc các triệu chứng thông thường của bệnh gút

* >7 mg/dl, >400 µmol/l, > 0,4 mmol/l: Tình trạng xấu: Các tinh thể urat hình thành nhiều hơn, các tinh thể urat lắng đọng không được giải phóng tạo nên các cục tophy (tophi). Tình trạng ngày càng xấu.

Để rà soát bệnh gout, bệnh nhân gout nên giữ cho nồng độ acid uric của bạn dưới ngưỡng 360 μmol/l. Hãy sử dụng các sản phẩm làm giảm acid uric để duy trì nồng độ acid uric ở mức không có các mối nguy hiểm hoặc rủi ro. Thương tổn khớp giữa các đợt gout cấp giai đoạn giữa các cơn gout cấp, bạn không phải trải qua sự đớn đau. Điều quan yếu là bạn phải nhớ rằng: ngay cả khi không phải gout cấp thì bạn vẫn bị gout. Trong thực tế , nghiên cứu cho thấy rằng khi acid uric máu cao, các tinh thể acid uric tinh thể gây ra các cơn đau cấp vẫn hiện diện trong các khớp. Bởi vậy, ngay cả khi không lộ rõ ra cơn đau, tinh thể acid uric vẫn tiếp tục gây thương tổn khớp. Để rà soát bệnh gout, hiện nay các khuyến cáo đưa ra: nồng độ acid uric máu nên duy trì dưới 360 μmol/l. Giảm nồng độ acid uric máu, có nghĩa làm giảm các nguy cơ của gout trong thời kì tới. Hãy chữa trị giảm acid uric máu ngay khi Lộ rõ ra cơn gout đi hàng đầu.

Bệnh gout mãn tính giai đoạn cuối của bệnh gout được làm gọi là gout tophi kinh niên. Theo thời gian, giai đoạn giữa các cơn gout cấp ngắn và biến mất, sau đó viêm khớp liên tục, biến dạng khớp, và lắng đọng các tinh thể acid uric làm nên các hạt tophi. Tophi có khả năng gây đau kinh niên và kéo dài, phá hủy khớp, các mô xung quanh tổn thương, và cũng có khả năng dẫn đến khuyết tật. Và cơn gout cấp cũng lộ rõ ra ngay cả thời điểm này.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Ngăn ngừa bệnh gout bằng sữa ít béo

Bên cạnh những phương pháp tập luyện hàng ngày cùng với chế độ ăn hợp lý thì việc sử dụng các loại sữa ít béo trong chế độ ăn hàng ngày cũng là cách tốt để ngăn ngừa bệnh gút hiệu quả.

Ngăn ngừa bệnh gout bằng sữa ít béo
Ngăn ngừa bệnh gout bằng sữa ít béo

Từ thế kỷ 17, thịt đỏ, hải sản và các sản phẩm sữa đã bị kết tội là thủ phạm gây ra bệnh gút - căn bệnh của nhà giàu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Mỹ đã "giải oan" cho sữa, theo đó uống sữa ít béo mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Bệnh gút từ lâu được xem là "bệnh của vua và cũng là vua của các loại bệnh". Nó từng tấn công những nhân vật nổi tiếng như Benjamin Franklin, Charles Darwin, Leonardo da Vinci, và đang là nỗi ám ảnh cho hàng triệu người trên thế giới. Gút là một dạng viêm khớp đặc biệt, do sự kết tụ axit uric trong các ổ khớp ở mắt cá chân hoặc bàn chân gây nên. Bệnh có thể gây sưng tấy, cử động cứng nhắc và đau đớn khủng khiếp. Nếu không chữa trị kịp thời, gút có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn. Từ thế kỷ 17, nhà triết học lừng danh John Locke đã khuyến cáo nên tránh xa thịt và các sản phẩm sữa để phòng bệnh

Để kiểm chứng lời khuyên của Locke, nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là tiến sĩ Hyon Choi từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, đã tiến hành điều tra thói quen ăn uống của hơn 47.000 đàn ông, bao gồm các bác sĩ nha khoa, nhãn khoa, chuyên gia nắn xương, dược sĩ và bác sĩ thú y. 

Nhóm nhận thấy, nếu ăn quá nhiều thịt mỗi ngày, đặc biệt là thịt bò, lợn, cừu, thì nguy cơ phát triển bệnh gút sẽ tăng 21%. Nếu tiêu thụ nhiều hải sản mỗi tuần sẽ làm tăng 7% nguy cơ. Trong khi đó, nếu uống từ 1 tới 5 cốc sữa ít béo mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh giảm tới 43%.

"Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy các sản phẩm sữa có khả năng ngăn ngừa bệnh gút hiệu quả", tiến sĩ Choi cho biết. Nhóm của Choi cũng phát hiện ra một số loại rau mà người ta từng cho rằng có thể khiến bệnh gút thêm trầm trọng như các loại đậu hạt, đậu Hà Lan, nấm, rau bina, súp lơ... thực tế không những không nguy hiểm mà còn rất tốt cho người bệnh.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thực phẩm có tính kiềm cao chữa bệnh gút

Những thực phẩm có tính kiềm cao giúp chữa bệnh gout hiệu quả hơn, giúp cho các bệnh nhân bị bệnh gút thoát khỏi lỗi lo đau đớn do gout gây ra.


Thực phẩm có tính kiềm cao chữa bệnh gút
Thực phẩm có tính kiềm cao chữa bệnh gút

Nguyên nhân gây ra bệnh gout:

Gout xảy ra khi quá nhiều acid uric tích tụ trong máu và acid uric tinh thể kết tủa trong các bộ phận của cơ thể như các khớp của bàn tay hoặc bàn chân. Mức độ cao của acid uric cũng có thể xảy ra như cục u dưới da được gọi là hạt tophi, hoặc như sỏi thận. Acid uric là một sản phẩm chất thải của quá trình oxy hóa của purin trong đó có các thành phần của axit nucleic như ADN. Acid uric thường được bài tiết trong nước tiểu để duy trì nồng độ acid uric trong máu khoảng 4 mg / dL. Khi nồng độ vượt quá 7 mg / dL, tinh thể monosodium urate bắt đầu hình thành trong các mô. Tình trạng này được gọi là tăng acid uric máu.

Những thực phẩm có tính kiềm giúp chữa bệnh gout hiệu quả:


1. Nhóm thực phẩm Rất kiềm

Gồm những loại rau non, tươi; trái cây mọc hoang được hái chín cây. Dưa tây (melon) được xem là có tính kiềm mạnh, kế đó là chà là, xoài, đu đủ, những loại nước ép trái cây tươi, nước ép dược liệu, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển…

2. Nhóm thực phẩm Kiềm nhẹ

Đậu, giá, hạt… Đậu khô có tính acid nhẹ nhưng khi thành giá, chúng trở nên có tính kiềm trung bình. Đậu tươi có tính kiềm nhẹ, đặc biệt khi chúng còn xanh

Dược liệu khô, trà dược, rau cải, các loại hạt, gia vị tươi (đặc biệt là gừng, gừng càng tươi thì kiềm tính càng cao), mật… là những thực phẩm thể hiện tính kiềm nhẹ.

3. Nhóm thực phẩm Trung tính

Dầu thực vật, sản phẩm từ đậu nành, đậu luộc, hạt rang…

4. Axit nhẹ

Trà, cà phê, gà vịt, rượu nguyên chất, bơ, phó mát (cheese), bánh nướng, khoai tây, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua….

5. Axit mạnh

Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt. Đường thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính axit mạnh. Thức uống đóng hộp là “hại” nhất vì chúng chứa đường, chất làm ngọt nhân tạo với hàm lượng cao axit phosphoric…. Các loại thức uống này sau khi tiêu hóa sẽ để lại một “kho” axit trong cơ thể chúng ta.

Các loại dịch ép trái cây nếu được uống ngay sau khi ép thì có tính kiềm, nhưng nếu đã đóng hộp hoặc lưu trữ lâu thì lại có tính axit.

Người mắc bệnh gút hàng ngày có thể ăn các loại rau có tính kiềm cao và uống nước luộc các loại rau này, và nên uống nhiều nước lọc, kết hợp với quá trình tập thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe tổng trạng, sẽ mang lại kết quả khả quan cho quá trình điều trị bệnh gút, đồng thời nên thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi sức khỏe.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Rau Cải Xanh Chữa Trị Gout

Cải xanh được sử dụng phổ biến trong việc nấu canh. Cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có tác dụng phòng chống được nhiều bệnh. Vì thế, các bệnh nhân Gout xôn xao rằng cải xanh có giúp trị Gout, giảm đau không? Và các bạn có biết rằng vì sao trong các món lẩu đều có sự xuất hiện của cải xanh?


 Rau Cải Xanh Chữa Trị Gout
Rau Cải Xanh Chữa Trị Gout


Chất xơ trong rau cải xanh sẽ giúp đào thải lượng lớn chất độc, cặn bả ra ngoài, trong đó có axit uric. Ngoài ra, cải xanh chứa nhiều nước, giúp thải trừ axit uric qua đường nước tiểu nhanh chóng hơn.

Theo công trình ngiên cứu của Thụy Điển cho thấy, nếu hằng ngày, bạn nấu cải xanh này uống hằng ngày thì nó ức chế các Axit Uric, đào thảo Axit Uric ra ngoài bằng đường tiểu, từ đó bạn sẽ giảm những cơn đau do Gout. Vì thế, bạn nên thay thế uống trà bằng việc uống nước rau cải mỗi ngày.

Các bà nội trợ chú ý: Cải xanh chứa nhiều vitamin C nên khi nấu cần phải đậy nắp, khi sôi chín tới bắc ra ngay. Làm như vậy có thể tiêu diệt được ký sinh trùng bám trên rau, không làm mất vitamin C. Nếu ăn lẩu thì bạn nhúng rau vào rồi cho ra ngay.

Nếu cơn Gout của bạn đang bị đau thì bạn rã nát rồi đắp vào chỗ Gout sưng đau, cơn đau Gout sẽ giảm, không còn cảm thấy nóng, rát nữa.

Ngoài ra, cải xanh có phòng chống được rất bệnh như: thanh nhiệt, mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa, táo bón, tiểu đường, viêm ruột. Vì thế, bạn hãy đưa cải xanh vào thực đơn của mình để bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội