Thịt gà là món ăn phổ biến trong bữa cơm hàng ngày. Trong thịt gà chứa nhiều purin, vậy bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?
Trái ngược với suy nghĩ từ bỏ, kiêng cử các loại thịt của nhiều bệnh nhân gút thì ngược lại thịt gà là loại thịt nên ăn (điều độ và có kiểm soát). Nó rất tốt cho sức khoẻ nếu biết chế biến và sử dụng đúng cách. Các chất khoáng có trong thịt gà chống lại sự loãng xương, viêm khớp và làm giảm dần những nguy cơ dẫn đến các vấn đề về xương-khớp, ngăn chặn bệnh gút phát triển. Mặt khác, homocysteine - một chất gây ra bệnh tim mạch có thể được kiểm soát tốt nhất do tác dụng của một loại acid amin đặc biệt trong thịt gà.
Người bị bệnh gút có được ăn thịt gà?
(Ảnh minh họa: Internet)
Người bị gút có được ăn thịt gà ?
Thịt gà chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt một số chất có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân gút. Trong thịt gà chứa tất cả các loại vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B12) cùng các khoáng chất như sắt, đồng phốt pho, lưu huỳnh ....và nhiều loại axit amin khác, rất tốt cho sức khoẻ của mọi người. Trong số các chất khoáng có ở thịt gà thì 2 loại sau đây có tác dụng rất lớn và có thể ngăn chặn thậm chí là đẩy lùi bệnh gút.
+ Selenium đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa của các cơ quan bài tiết như thận, gan. Chất này có tác dụng ngăn chặn sự kết tủa của acid uric, làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Hàm lượng selenium trong thịt gà khá cao.
+ Phốt pho là một khoáng chất rất cần thiết, nó không chỉ hỗ trợ răng và xương phát triển bền chắc mà còn giúp tăng khả năng bài tiết của gan và thận.
Thịt gà có chứa nhiều Purin.
Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Do đó, ăn thực phẩm chứa nhiều purin sẽ có nguy cơ bị bệnh gút cao. Tuy nhiên, lượng purin trong thịt gà ở mức chấp nhận được, tuy nhiên những người mắc bệnh gút vẫn có thể ăn thịt gà miễn không vượt quá 110mg - 175mg mỗi ngày. Làm thế nào để định mức Purin có trong thịt gà?
+ 100g ức gà chứa đến 175mg acid uric.
+ 100g chân gà chứa khoảng 110mg acid uric.
Bạn có thể chế biến thịt gà để giảm hàm lượng acid uric bằng cách: bỏ da sau đó nướng hoặc luộc nhưng không nên chiên, tránh thêm nước sốt kem hoặc nước thịt vì chúng chứa nhiều purin.
Như vậy, nếu biết cách chế biến, thì người bị bệnh gút vẫn có thể ăn được thịt gà mà không lo axit uric tăng cao. Tuy nhiên cũng cần hạn chế và ăn uống hợp lý để tránh bệnh gút nặng hơn.
Nguồn: Theo Sức khỏe đời sống.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét