Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Gout cấp tính và mạn tính có gì khác nhau ?

Những người mắc bệnh gút thường nghe bác sĩ nhắc tới các khái niệm: gút cấp, gút mạn, cơn đau gút cấp,… Nhưng không phải tất cả đều hiểu tường tận về các khái niệm này. 

Bệnh gút cấp tính

gout cấp tính
Người bệnh mắc cơn đau gout cấp tính.

Trước hết ta phải hiểu như thế nào là Các bệnh cấp tính. Đó là các bệnh xảy ra đột ngột, thời gian mắc bệnh và điều trị ngắn. Trong bệnh gút, khi acid uric máu tăng cao và đến lúc nào đó kết tủa thành muối urat, có thể lần kết tủa đầu tiên này là lần đau đầu tiên của bệnh gút, với các dấu hiệu đặc trưng như: Sưng, nóng, đỏ căng như trái cà chua chín, đau dữ dội, đau hơn bất kỳ cái đau nào bạn có trước đó và đau ở chỉ một khớp.
Ở lần đau này, bạn không cần bất kỳ một loại thuốc nào hay phương pháp chữa trị nào, cơn đau cũng tự hết sau vài ngày. Và có thể là rất lâu sau cơn đau đó: 6 tháng, 1 năm, 2 năm… bạn mới bị tiếp một cơn đau như vậy. Trước khi bạn bị cơn đau đầu tiên đó, bạn chưa phải là bị bệnh gút, mà chỉ là đang có hội chứng Tăng acid uric máu. Khoảng thời gian từ cơn đau đầu tiên đến trước khi bạn bị tiếp cơn đau lần 2 là khoảng thời gian bạn bị bệnh gout cấp tính.

Bệnh gút mạn tính

gout mạn tính
Hình ảnh bệnh gout mạn tính.

Trong dân gian thường gọi là “Mãn tính”, nhưng theo y khoa thì “Mạn tính” là chuẩn xác. Cả 2 từ này đều dùng để chỉ các bệnh xảy ra từ từ và kéo dài, thời gian trị liệu thường phải lâu. Trở lại bệnh gút, từ lúc bạn xuất hiện cơn đau thứ của bệnh gút, lúc đó bạn đã bị bệnh gout mạn tính. Các cơn đau này sẽ diễn ra liên tục, các cơn đau diễn ra ngày càng dày hơn, mức độ đau ngày càng dữ dội hơn.
Bên cạnh đó, các muối urat lắng đọng tại các khớp, tại lòng mạch máu, tại van tim, tại thận sẽ ngày càng nhiều hơn, dẫn đến tình trạng Suy thận, suy yếu chức năng gan, mắc các bệnh về tim mạch, và ở trên cơ thể dần dần mọc các u cục gọi là tô-phi.
Tô-phi có thể mọc tại các khớp gây cứng khớp, mọc dưới da, trên vành tai, mọc trên tay, chân… làm con người trở thành tàn phế.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét