Tiểu đường và gout là hai bệnh phổ biến hiện nay trên thế giới, chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút.
1. Acid uric cao tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu của Vidula Bhole và các đồng nghiệp được đăng trên tạp chí Y học 123 năm 2010 của Mỹ đã chỉ ra rằng: nồng độ acid uric trong máu cao tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến purin trong cơ thể. Purin có rất nhiều trong các loại thực phẩm như: gan, cá, hải sản, thịt…Nồng độ acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thể urat ở khớp dẫn đến bệnh gout. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ acid uric máu và hội chứng kháng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường ở bệnh nhân gout.
Bệnh gout làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2
Nghiên cứu được thực hiện trên 4.883 người tham gia ban đầu trong cuộc khảo sát sức khỏe cộng đồng- Framingham. Các nhà khoa học đã xem xét, thu thập thông tin y tế của những bệnh nhân có nồng độ acid uric trong máu tăng cao và có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường có tính đến nhiều yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, hoạt động thể chất, uống rượu, hút thuốc lá, huyết áp, béo phì và lượng đường huyết và mỡ máu. Từ cuộc khảo sát họ đã thấy rằng ở những người acid uric trong máu tăng cao hơn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2. Với mỗi 1mg acid uric/ dL máu tăng hơn mức bình thường thì tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 là 20% và 15% đối với con cái họ. Điều này vẫn đúng khi bệnh nhân mắc nhiều yếu tố nguy cơ gây tiểu đường. Thông tin này giúp các cán bộ y tế xác định được những người cần được chăm sóc phòng ngừa để tránh mắc bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan.
2. Tiểu đường tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat do hormon insulin của tuyến Tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, do đó gây tăng đường huyết, nếu vượt quá gây đường niệu (nước tiểu có đường). Đường huyết tăng cao làm máu lưu thông kém khiến thận không nhận đủ chất dinh dưỡng, oxy cần thiết để hoạt động. Thận hoạt động yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể khiến acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thể urat xung quanh khớp dẫn đến mắc bệnh gout thứ phát do tiểu đường gây ra. Một nghiên cứu được xuất bản trong “ Khoa học lâm sàng” đã chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh gout có nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người bình thường.
Những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh gout hơn.
Như vậy, tiểu đường và gout là hai bệnh phổ biến hiện nay trên thế giới, chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Chúng ta cần kiểm soát chế độ ăn, ăn ít đạm, ít đường, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nguồn sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét