Dạo gần đây tôi thấy đau nhức các khớp ngón tay, làm việc vô cùng khó khăn khi cơn đau nhức ngày một tăng lên. Có phải dân văn phòng dễ bị bệnh thoái hóa khớp ngón tay do vận động nhiều? Không biết hiện có cách nào điều trị đau khớp ngón tay hiệu quả không? Mong Lương Y giải đáp và tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!
Tình trạng thoái hóa khớp ngón tay ở dân văn phòng.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi Lương Y Nguyễn Thị Hường có giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp ngón tay
Thoái hóa các khớp xung quanh bàn tay có nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân chính. Theo đó, các hoạt động nghề nghiệp khiến các ngón tay phải hoạt động nhiều mà không được thư giãn từng thời gian ngắn như nghề thợ may, lái xe, đánh máy tính. Đặc biệt, những nghề hay tiếp xúc với nước như nấu ăn, bán cá, làm nghề đông lạnh…
Hình ảnh bàn tay bị thoái hóa khớp.
Thời gian đầu bệnh nhân sẽ thấy đau, sưng các đốt ngón tay, làm cho các ngón tay không nắm vào, duỗi ra được. Nhất là ngón cái khi quặp vào và duỗi ra gây tiếng kêu, không nắm khít được bàn tay, không xòe các ngón tay về phía mu bàn tay được.
Điều trị thoái hóa hớp ngón tay
Ở giai đoạn đau khớp, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, tránh tất cả những hoạt động gây đau. Dùng vật lý trị liệu để làm tăng tưới máu tại chỗ cho khớp. Thông thường khi điều trị thoái hóa khớp bàn tay có thể là nẹp bất động khớp nếu quá đau, cải thiện tình trạng cứng khớp bằng việc ngâm nước nóng, xoa bóp kem có hoạt chất kháng viêm. Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm giúp đẩy lùi cơn đau tạm thời nhưng không thể điều trị dứt điểm được bệnh.
Động tác cơ bản giúp điều trị thoái khớp ngón tay.
Vận động cổ tay cũng là một cách điều trị thoái hóa khớp ngón tay.
* Tập nắm, duỗi tay: Bàn tay nắm vào và duỗi ra khoảng 50 nhịp rồi đổi bên. Động tác này giúp cơ được mềm, dẻo.
* Tập bóp bóng: Hằng ngày, bạn dùng quả bóng cao su hoặc quả bóng tennis bóp nhiều lần. Động tác này rất tốt, giúp cho toàn bộ các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay được co giãn, chống cứng khớp, vận động dễ dàng.
Ở Việt Nam, thoái hóa khớp tay chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp. Để bệnh tránh tái phát, trong đợt điều trị hoặc các đợt lạnh, người bệnh cần chú ý không nên dùng nước quá lạnh, khi đi ra ngoài đường hoặc lúc nhiệt độ xuống thấp cần đeo găng tay, để mạch khỏi co cứng…
Những trường hợp nghi ngờ bị thoái hóa khớp nên được khám bệnh sớm để xác định và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng về xương khớp.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét