Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Bệnh gout và một số bệnh liên quan.

Việc rối loạn acid uric trong máu có thể dẫn đến một số bệnh liên quan đến bệnh gout.

Bệnh gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người, nguồn gốc từ việc tăng tiêu hủy các acid nhân của các tế bào, giảm bài xuất acid uric qua thận, gây tăng acid uric trong máu, gây các đợt viêm khớp cấp, các cục tophi, gây sỏi thận, suy thận và nhiều bệnh lý liên quan.

Bệnh gout và các bệnh lý liên quan.

Béo phì

Độ tuổi trung niên và cơ địa béo phì là hai yếu tố nguy cơ của các bệnh rối loạn chuyển hóa như gout, tăng mỡ máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch,…Hội chứng chuyển hóa gồm các bệnh trên đang là một xu hướng bệnh tật phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do một chế độ dinh dưỡng “quá dư thừa”.
Có sự liên quan giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ acid uric máu. Béo phì làm tăng tổng hợp acid uric máu và làm giảm thải acid uric niệu, kết hợp của cả 2 nguyên nhân gây tăng acid uric máu. Theo các thống kê gần đây, 50% bệnh nhân gout có dư cân trên 20% trọng lượng cơ thể.

Nam giới to béo thường mắc bệnh gout.
(Ảnh minh họa: Internet)

Tăng mỡ máu

Sự kết hợp giữa tăng mỡ máu và tăng acid uric máu đã được xác định. Có đến 80% người tăng mỡ máu có sự phối hợp của tăng acid uric máu, và khoảng 50 %-70% bệnh nhân gout có kèm tăng mỡ máu.
Ở bệnh nhân gout, ngoài sự rối loạn của thành phần mỡ máu, người ta còn nhận thấy có sự rối loạn của cholesterol, một loại lipoprotein có lợi, có tính bảo vệ đối với cơ thể.
Sự liên quan giữa gout và rối loạn lipid máu chính là một phần của hội chứng chuyển hoá bao gồm tăng BMI, béo phì vùng bụng, tăng mỡ máu, giảm HDL, tăng huyết áp, tiểu đường, tình trạng đề kháng insulin và nguy cơ bị bệnh mạch vành. Tăng acid uric máu kết hợp với béo phì vùng bụng là nhóm nguy cơ cao của bệnh tim mạch có liên quan đến sự đề kháng insulin.

Tăng huyết áp

Tăng acid uric máu được phát hiện ở 22 – 38 % bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị. Tỉ lệ bệnh gout trong dân số tăng huyết áp là 2 –12 %. Mặc dù tỉ lệ tăng acid uric máu tăng ở đối tượng tăng huyết áp nhưng không có sự liên quan giữa acid uric máu và trị số huyết áp. Có 25–50 % bệnh nhân gout có kèm tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì. Nguyên nhân gây nên mối liên hệ giữa bệnh gout và tăng huyết áp hiện nay chưa được biết rõ.

Bệnh gout có liên quan đến bệnh tăng huyết áp.
(Ảnh minh họa: Internet)

Xơ mỡ động mạch

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối liên quan giữa gout và xơ mỡ động mạch. Tuy vậy tăng acid uric máu không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh mạch vành. Tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch liên quan nhiều đến tình trạng béo phì hơn là liên quan đến sự tăng acid uric máu. ở bệnh nhân gout, các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, béo phì, đề kháng insulin, tăng mỡ máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa acid uric máu và xơ mỡ động mạch. Các yếu tố nguy cơ này tự nó làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch, và như vậy, acid uric máu chỉ gián tiếp làm tăng nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch thông qua việc kết hợp với các bệnh lý có nguy cơ cao nói trên.
Nguồn: Sưu tầm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét