Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Gout và nguy cơ viêm thận

kiến thức bệnh gout


Quá nhiều nồng độ uric acid trong máu là nguyên nhân gây bệnh gout. Nhưng một số người bị gout vẫn tẩm bổ bằng thức ăn chứa nhiều hợp chất piurin như phủ tạng động vật, nấm, thịt chó… không những làm bệnh gout trở nên nặng hơn mà còn có thể gây biến chứng sỏi thận.
Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn, khi ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng piurin cao sẽ khiến nồng độ uric acid tăng trong máu. Nồng độ uric acid tăng tất yếu sẽ hình thành các tinh thể và làm cho bệnh gout phát sinh. Không những thế, tinh thể uric acid còn có thể tích tụ ở thận và gây ra sỏi thận, lắng đọng ở thận gây viêm thận.
Vì thế những người bị bệnh này không nên ăn quá 150g thịt/ngày, đặc biệt không nên ăn hoặc ăn nhiều phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…); các loại thịt đỏ (thịt chó, dê, trâu, bê); các loại hải sản (tôm, cua, cá béo); đậu hạt các loại, nấm khô, sôcôla…
Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm kalo.
Hàng ngày cần ăn thêm rau, quả để bổ sung nguồn vitamin B và C. Uống nhiều nước để có thể bài tiết qua đường nước tiểu chất piurin có hại.
Khi buồn tiểu, không nên nhịn tiểu lâu. Thường xuyên nhịn tiểu sẽ rất có hại cho thận, đặc biệt khi đang ở trong tình trạng bị gout.
Bệnh gút thường gặp ở nam giới lứa tuổi trung niên hoặc ở những người béo, tăng cholesterol, đường huyết hay kèm theo bệnh mỡ máu… Cũng có trường hợp bị bệnh gout sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó (như dùng thuốc lợi tiểu hay một số thuốc gây huỷ hoại tế bào máu).
Bị gout, giai đoạn đầu viêm biểu hiện viêm khớp một cách đột ngột, có thể tối hôm trước vẫn đi bình thường, nửa đêm về sáng khớp đã bị sưng vù, nóng đỏ, bệnh nhân đau rất dữ dội, đến mức không đi lại được.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Bệnh gout hay bệnh viêm khớp

phân biệt bệnh gout và bệnh xương khớp

Bệnh gout hay viêm khớp

Triệu chứng của bệnh gút rất dễ nhầm với bệnh viêm khớp do nhiễm khuẩn. Nhiều bệnh nhân đã tự mua thuốc về điều trị khi chưa đi kiểm tra, xét nghiệm chính xác về tình trạng bệnh, điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị và có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Khi dùng những loại thuốc này nhiều, bệnh sẽ càng nặng lên, thậm chí gây biến chứng khiến người bệnh bị tử vong.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút

Bệnh gút thường gặp ở nam giới lứa tuổi trung niên hoặc ở những người béo, tăng cholesterol, đường huyết hay kèm theo bệnh mỡ máu… Nguyên nhân thường do chế độ ăn quá nhiều chất đạm: thịt chó, tiết canh, lòng lợn, hải sản, các phủ tạng: tim, gan, bầu dục và uống nhiều rượu.

Cũng có trường hợp bị bệnh gút sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó (như dùng thuốc lợi tiểu hay một số thuốc gây huỷ hoại tế bào máu).

Triệu chứng: Người bị gút có biểu hiện viêm khớp. Giai đoạn đầu viêm một cách đột ngột, có thể tối hôm trước vẫn đi bình thường, nửa đêm về sáng khớp đã bị sưng vù, nóng đỏ, bệnh nhân đau rất dữ dội, đến mức không đi lại được. Những cơn gút đầu tiên có thể tự hết, sau đó 1 năm có thể tái phát một, hai lần.

Chế độ ăn cho bệnh nhân gút

Bệnh gut có thể chữa khỏi, nhưng phải tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt. Sau khi điều trị khỏi hoàn toàn vẫn phải duy trì dùng thuốc dự phòng cơn gút tái phát và thường xuyên đi khám định kỳ (giai đoạn đầu 1 tháng/ lần, sau đó 3 tháng/ lần, 6 tháng/ lần).

Người bệnh cần ăn uống bình thường, vẫn có thể ăn thịt lợn, gà, cá… nhưng không ăn quá nhiều thịt và các thực phẩm tim, gan, bầu dục, óc, trứng vịt lộn, thịt chó… Người bị gút cũng không nên ăn nhiều tôm và không uống rượu bia. Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước.

Người bị gút có nên tập thể dục?

Khi đã bị gút, tuỳ theo chức năng của khớp được cải thiện đến mức nào mà có những vận động phù hợp. Nếu bị gút mà các chức năng khớp vẫn bình thường thì người bệnh vẫn có thể chơi các môn thể thao bóng bàn, cầu lông, bơi lội…

Nhưng nếu khớp đã biến dạng, bác sĩ sẽ chỉ dẫn bài tập riêng theo tình trạng của bệnh. Các bài tập này sẽ hạn chế sự dính khớp, còn khi khớp đã dính rồi thì phải tập để khớp dính ở tư thế thẳng, có như vậy mới giảm sự khó khăn trong việc đi lại.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Đau đầu gối gần sáng có phải bị gút?

Tôi 21 tuổi, gần đây có hiện tượng đau đầu gối sau khi ngủ dậy, vào khoảng 3-4 giờ sáng, sau 12 tiếng là khỏi hẳn.

Tôi đã bị đau kiểu như thế hai lần, một lần sau khi ăn đám cưới và một lần sau buổi liên hoan thịt chó. Có phải tôi bị bệnh gút? Nếu bị bệnh này việc điều trị như thế nào?

(Hoàng – ĐH Quốc gia Hà Nội)

dấu hiệu nhận biết bệnh gout



Trả lời

Đau khớp đêm về sáng và khởi phát sau buổi ăn thịnh soạn là hai đặc điểm giúp thầy thuốc nghĩ đến bệnh gút. Để chẩn đoán bệnh cần làm thêm xét nghiệm như axit uric máu, chức năng thận xem thận có bị ảnh hưởng gì chưa.

Việc điều trị gồm dùng thuốc và không dùng thuốc. Thuốc gồm hai nhóm, nhóm giảm đau và nhóm thải axit uric. Phương pháp không dùng thuốc bao gồm kiêng rượu bia, không ăn tạng động vật (gan, tim, lòng), cá (hồi, mòi, trích).

Bệnh gút thường nằm trong bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa: tăng đường huyết, tăng axit uric, tăng mỡ máu, béo phì, tăng huyết áp.

Vì vậy bạn cần đi khám bệnh để được chữa bệnh toàn diện. Bác sĩ không thể cho bạn biết tên thuốc dùng khi chưa xem bệnh, vì đây là nhóm thuốc kê toa, có chống chỉ định và tác dụng phụ. Hơn nữa, khi dùng thuốc cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra định kỳ. Mong bạn thông cảm!


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Bệnh gút – Kẻ “giết người” thầm lặng

Bệnh gút là căn bệnh được mệnh danh là bệnh của nhà giàu và thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.
Bệnh gút nằm trong nhóm bệnh lắng tụ tinh thể (crystalline deposition disease), mà cụ thể là lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng axit uric tăng cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên, tức viêm các khớp chân tay – đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái. Tình trạng viêm này có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây biến dạng khớp nếu không điều trị.

kiến thức bệnh gout


Nếu mọi việc chỉ diễn tiến như vậy cũng đâu nghiêm trọng! Tuy nhiên tại hội nghị thấp khớp học của Mỹ năm 2011 (diễn ra từ ngày 4 đến 9/11 tại Chicago, Mỹ, với khoảng 16.000 bác sĩ đến từ các nước trên thế giới),

các chuyên gia đầu ngành dẫn nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ axit uric cao trong máu sẽ là tác nhân gây các bệnh lý tim mạch, bệnh lý mạch vành, bệnh lý trên thận và axit uric còn gây ra tình trạng tăng mỡ trong máu.
Những nghiên cứu tại Đài Loan cho thấy nếu kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ suy thận.
Mặc dù không phải ai có axit uric cao trong máu là bị gút, tuy nhiên nếu nồng độ axit uric trong máu cao và càng kéo dài thì càng có nguy cơ bị gút, người bệnh càng có nguy cơ tử vong vì các bệnh lý tim mạch, thận do axit uric gây ra.
Bệnh gút thường không khó chẩn đoán và thường có thể được đẩy lui bằng các thuốc. Nếu bệnh nhân chấp nhận điều trị và ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được bệnh. Nhưng đây là bệnh không thể chữa dứt, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời.
Việc điều trị gút gồm đẩy lui các cơn gút cấp, ngăn ngừa các cơn gút xảy ra bằng các loại thuốc như colchicine, kháng viêm giảm đau, thuốc ức chế sự hình thành axit uric, chế độ ăn kiêng các loại thực phẩm có quá nhiều đạm như đồ biển, gan, thận, rượu bia…, uống nhiều nước và kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicacbonat (sodium bicarbonate). Tuy nhiên không nên quá hạn chế ăn uống vì thuốc có thể kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, cần theo dõi nồng độ axit này định kỳ.
Đáng suy ngẫm là ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân mắc bệnh gút ngày càng trẻ hơn, đồng thời nhiều người bệnh này nghĩ rằng gút chỉ gây đau ở khớp và như vậy không có gì quan trọng. Họ không biết hai cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể là tim và thận cũng đang bị tấn công.
Và điều khác cần suy ngẫm là bệnh này có thể ngăn ngừa bằng cách bớt… nhậu. Nhưng nếu chúng ta vẫn tiêu thụ hàng tỉ lít rượu bia như hiện nay thì trong tương lai sẽ có nhiều thế hệ người trẻ tàn phế vì gút, tỉ lệ tử vong do tim mạch và bệnh thận sẽ cao hơn.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Hiệu quả chữa bệnh gout bằng Đông y

Bệnh gout đã xuất hiện trong từ điển y học cổ truyền từ lâu với tên: thống phong. Theo Lương y Nguyễn Thị Hường việc điều trị bệnh gout (thống phong) trong Đông y cần phân thành từng giai đoạn cụ thể. Căn cứ vào triệu chứng cụ thể của bệnh nhân để xếp vào các giai đoạn điều trị phù hợp sẽ đạt được hiệu quả tối ưu

điều trị gout bằng đông y an toàn hiệu quả

Đông y điều trị bệnh gout

Số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy có khoảng 0,3% dân số (người lớn) bị mắc bệnh gout. Trước đây bệnh gout thường chỉ xuất hiện ở những người trung niên tuy nhiên hiện nay bệnh gout có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi, nam giới mắc bệnh gout nhiều hơn ở nữ giới. Gout nếu phát hiện ở giai đoạn đầu có thể điều trị khỏi nếu sau khi điều trị bệnh nhân tuân thủ một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý. Tuy nhiên bệnh sẽ vẫn tái lại nếu sau đó người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý.
Hiện nay các loại thuốc điều trị bệnh gout chỉ có tác dụng giúp giảm sự tăng quá cao lượng axit uric trong máu, giảm rối loạn chuyển hóa đạm trong cơ thể

1. Giai đoạn đầu: khi mới phát hiện ra lượng axit uric trong máu cao
Đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp thì bệnh sẽ khỏi.

2. Giai đoạn cấp tính: khi khớp gốc ngón chân cái (hoặc các khớp nhỏ khác) đột ngột sưng, nóng, đỏ đau, động vào đau dữ dội, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng. Đó là biểu hiện các khớp đang viêm cấp tính do tinh thể axit uric ở trong khớp gây nên. Điều trị đầu tiên phải tiêu viêm, giảm đau, hạ sốt.

3. Giai đoạn mãn tính: Đây là giai đoạn mà bệnh xuất hiện đã lâu, gây ra biến chứng. Lúc này nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, lâu ngày gây tổn thương thận. Giai đoạn này việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn vì vừa phải hồi phục tạng phủ để tăng cường chức năng thải độc của cơ thể, vừa phải đào thải axit uric. 
Việc điều trị bệnh gout bằng thuốc chỉ có tác dụng nhất định, để đạt hiệu quả điều trị lâu dài cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Nguyên nhân gia tăng bệnh gout

nguyên nhân gây bệnh gout


BỆNH BÉO PHì

Bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout. Béo phì làm tăng acid uric máu và làm giảm thải acid uric niệu, kết hợp cả hai nguyên nhân ngây tăng acid uric máu. Theo các thống kê gần đây, 50% bệnh nhân gout có dư trên 20% trọng lượng cơ thể.

TĂNG MỠ MÁU

Sự kết hợp giữa tăng mỡ máu và tăng acid uric máu đã được xác định chắc chắn. Có đến 80% người tăng mỡ máu có sự phối hợp của tăng acíd uric máu và khoảng 50% – 70% bệnh nhân gout có kèm mỡ máu cao.

Ở bệnh nhân gout ngoài sự rối loạn của thành phần mỡ máu, người ta còn nhận thấy có sự rối loạn của HDL-cholesterol, một loại lipoprotein có lợi, có tính bảo vệ đối với cơ thể.

Sự liên quan giữa gout và sự rối loạn mỡ máu chính là một phần của hội chứng chuyển hóa bao gồm , béo phì vùng bụng, tăng mỡ máu, giảm HDL-cholesterol, tăng huyết áp, tiểu đường, tình trạng đề kháng insulin và nguy cơ bị bệnh mạch vành. Tăng acid uric máu kết hợp với béo phì vùng bụng là nguy cơ cao của bệnh tim mạch và liên quan đến để kháng insulin.

HUYẾT ÁP CAO

Tăng acid uric máu được phát hiện ở 22% – 38% bệnh nhân huyết áp cao không được điều trị. Tỷ lệ người bị gout ừong số người huyết áp cao là 2 – 12%. Mặc dù tỉ lệ tăng acid uric máu tăng ở đối tượng huyết áp cao nhưng người ta chưa phát hiện có sự liên quan nào acid uric máu và trị số huyết áp. Có 25% – 50% bệnh nhân gout có kèm huyết áp cao, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì. Nguyên nhân gây nên mối liên hệ giữa bệnh gout và huyết áp cao hiện nay khoa học chite biết rõ.

XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối liên quan giữa gout và xơ vữa động mạch. Tuy vậy, tăng acid uric máu không phải là nhân tố nguy cơ trực tiếp của bệnh mạch vành. Ở bệnh nhân gout các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như: huyết áp cao, béo phì, đề kháng insulin, tăng mỡ máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa acid uric máu và xơ vữa động mạch.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Ngăn ngừa bệnh gout bằng quả anh đào

phòng ngừa bệnh gout


Ngăn ngừa bệnh gout bằng quả anh đào

Theo một nghiên cứu mới của trường Đại học Boston University (BU) ở Mỹ được công bố trên các tạp chí Arthritis & Rheumatism: Thường xuyên ăn quả anh đào, hoặc các chiết xuất từ quả anh đào sẽ làm giảm 35% nguy cơ bị bệnh gout.

Các ước tính cho thấy khoảng 8,3 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc bệnh gout. Mặc dù có một số phương pháp điều trị tiêu chuẩn, nhưng với các cuộc tấn công bệnh gút có xu hướng lại xảy ra, do đó, các nhà nghiên cứu và bệnh nhân là tìm ra giải pháp thay thế. Quả anh đào đã được đề cập như là có tính chất hạ urate và làm giảm viêm.

Tiến hành nghiên cứu: Trong nghiên cứu này Zhang và các đồng nghiệp tuyển 633 người bị bệnh gout và theo dõi họ trực tuyến cho một năm. 88% người tham gia là người da trắng, có độ tuổi trung bình là 54 tuổi, và 78% trong số họ là nam giới. Họ trả lời các câu hỏi về bệnh gout khởi phát, triệu chứng, yếu tố nguy cơ, thuốc men, và việc họ ăn anh đào hoặc sản phẩm chiết xuất từ anh đào trong khoảng thời gian bao lâu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc tiêu thụ anh đào chống lại tỷ lệ mắc bệnh gout tấn công, và tìm thấy những người tham gia ăn anh đào trong hai ngày, có nguy cơ thấp hơn 35% các cuộc tấn công bệnh gout so với những người không tham gia.

Họ cũng tìm thấy rằng mối đe dọa bùng phát bệnh gout giảm tới 75% khi lượng anh đào được kết hợp với allopurinol, một loại thuốc làm giảm acid uric máu, so với không dùng thuốc hoặc có anh đào.

Những lợi ích này vẫn còn ngay cả sau khi các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh gout, chẳng hạn như giới tính, béo phì ( BMI ), lượng purine (trong các loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút), cộng với sử dụng rượu, thuốc lợi tiểu và thuốc chống bệnh gút.

Tóm lại: Nghiên cứu này cho thấy bằng chứng rằng anh đào, cùng với các loại thuốc truyền thống làm giảm acid uric, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ của các cuộc tấn công bệnh gút và, “nó đã được đề xuất rằng các hợp chất chống oxy hóa được tìm thấy trong quả anh đào có thể là chất ức chế tự nhiên của các enzym nhằm mục tiêu phổ biến các thuốc kháng viêm như ibuprofen”.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Chế độ ăn kiêng cho người bệnh gout

dinh dưỡng cho bệnh nhân gout

1. Thời kì cấp tính của bệnh gout (bệnh thống phong):

Hạn chế nghiêm ngặt hấp thu chất pu-rin, mỗi ngày chỉ nên hấp thu dưới 150mg là được. Chọn những thức ăn thấp pu-rin. Hấp thu prô-tê-in mỗi ngày 50 – 70g, chất prô-tê-in lấy trong sữa bò, trứng gà vịt (đặc biệt là lòng trắng trứng), trong các loại ngũ cốc (nhất là lương thực tinh của ngũ cốc) là nguồn chủ yếu. Trứng gà, trứng vịt và sữa bò không những có thể cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng loại a-mi-nô a-xít tất yếu của cơ thể, mà còn có chứa ít pu-rin, là thức ăn loại prô-tê-in thích hợp nhất với người bệnh gout. Kiêng ăn những thức ăn chứa hàm lượng pu-rin cao, ăn những thức ăn có chứa chất pu-rin trung bình. Ngoài ra, mỗi ngày uống khoảng 3 lít nước.

2. Thời kì bệnh Gout đã hoãn giải:

Người bệnh gout kiêng ăn những thức ăn pu-rin cao. hạn chế lượng ăn các thức ăn pu-rin ở mức trung bình. Ăn như bình thường các loại thức ăn ít pu-rin. Ví dụ như hấp thu các loại thịt nói chung mỗi ngày không quá 120g, nhất là không nên một bữa ăn vào quá nhiều. Nếu công năng của thận bị tổn hại rõ rệt thì cần hạn chế hấp thu prô-tê-in, tốt nhất là hỏi kĩ bác sĩ dinh dưỡng. Còn đối với các loại quả củ, rau tươi mỗi ngày ăn khoảng 500g – 600g, trái cây mỗi ngày ăn 100g – 200g.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

10 nguyên nhân gây bệnh Gout


nguyên nhân gây bệnh gout
Uống rượu tăng nguy cơ bệnh gout

Bệnh Gout ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đâu là những nguyên nhân gây nên căn bệnh này?
1. Gia đình có tiền sử người bị Gout thì bạn rất có nguy cơ bị bệnh.

2. Nam giới có nguy cơ bị bệnh Gout nhiều hơn nữ giới.

3. Uống quá nhiều những đồ uống có cồn cũng dễ mắc Gout.

4. Những người có vấn đề về cân nặng dễ bị Gout. Càng những người béo phì thì khả năng mắc bệnh càng cao.

5. Dùng thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

6. Những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể có nguy cơ bị Gout nhiều hơn những người bình thường.

7. Cơ thể bị nhiễm quá nhiều chì tăng nguy cơ nhiễm Gout.

8. Cơ thể tự sản sinh ra lượng axit uric vượt mức.

9. Một vài loại thuốc làm tăng nguy cơ bị Gout như thuốc lợi tiểu, thuốc chữa bệnh Packinson,thuốc aspirin.

10. Uống vitamin có chứa niacin làm tăng nguy cơ mắc Gout.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

5 đồ uống tốt cho người bị gout


phòng ngừa bệnh gout đơn giản

Nước chanh bạc hà tốt cho bệnh gout

Với 5 đồ uống vừa ngon vừa tốt cho quý ông bị bệnh gout, tại sao bạn không chế cho ông chồng mình dùng thường xuyên?

Theo các nhà khoa học, “một mức độ cao acid uric, hoặc tăng acid uric máu là sự dư thừa acid uric trong máu của bạn. Acid uric được sản xuất trong sự phân hủy của purine, chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.

Acid uric cao có thể dẫn đến các cuộc tấn công của bệnh gút (gout) nhưng điều quan trọng cần lưu ý rằng không phải tất cả những người có acid uric cao là bị bệnh gút. Ngược lại không phải ai cũng bị bệnh gút là có chỉ số acid uric cao.

Có nhiều cách thức để hạ nồng độ acid uric bằng chế độ ăn uống đúng. Sau đây là 5 đồ uống giúp cho quý ông tránh bị gút và nếu đã bị gút, đồ uống này giúp làm giảm sự hành hạ của bệnh gút.

Nước chanh mật ong, bạc hà

Vắt lấy nước ép của 3 quả chanh, thêm lá bạc hà nghiền nát, thêm 1 chút muối cùng mật ong bạn sẽ có 1 thứ nước mát, thơm.

Nước ép dứa

Kết hợp ¾ ly nước thơm với ¼ ly sữa tách kem và 4-5 cục đá. Thêm 1 muỗng cà phê đường và trộn đều trong máy xay sinh tố sau đó uống lạnh.

Nước dâu tây

Pha trộn ¼ chén dâu tây xắt nhỏ trong một máy xay sinh tố rồi để riêng một bên. Cho ½ chén sữa chua và 1/2 chén sữa vào máy xay sinh tố trong 10 giây. Sau đố, đổ dâu vào hỗn hợp trên trộn đều, thêm đường cho vừa ăn. Hạt hạnh nhân nướng xắt nhỏ cho lẫn vào và uống lạnh.

Dưa chuột mát

Bỏ hạt của 2 trái dưa chuột cỡ trung bình và cho vào máy xay sinh tố và xay cho đến khi dưa chuột biến thành một chất lỏng. Sau đó thêm sữa chua khoảng ¼ chén, một vài lá bạc hà, nước cốt chanh trộn đều và uống lạnh

Sữa tách bơ

Cho 200 ml sữa tách bơ vào một máy trộn, cho thêm vài lá bạc hà, lá rau mùi. Thêm ¼ muỗng cà phê bột thì là và muối vừa ăn. Đồ uống này dùng khi lạnh sẽ ngon hơn.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com


Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Sự tiến triển của bệnh gout

kiến thức bệnh gout


Bệnh gút tiến triển qua 2 giai đoạn.

1. Giai đoạn cấp tính:

– Người bệnh bỗng thấy ngón tay, ngón chân cái bị sưng tấy (cũng có khi ở cổ chân, khớp gối hoặc ở những ngón chân khác). Xuất hiện những cơn đau dữ dội, đau đến mức không thể chịu đựng được, nhất là về đêm. Có thể kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi và sợ lạnh.
– Cơn sưng đau kéo dài từ vài ngày đến hàng tuần, rồi tự nhiên giảm dần và trở lại gần như bình thường.
– Vài tuần hoặc vài tháng sau, những cơn đau khác lại xuất hiện, cũng dữ dội và bất ngờ như những cơn đau trước. Cứ như vậy, những cơn sưng đau trở đi trở lại, có khi tới hàng chục lần trong năm.
Cơn gút thường xảy ra vào quá nửa đêm, hoặc sau một bữa ăn nhiều rượu và thịt.
Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ kéo dài vài năm rồi chuyển thành mạn tính.

2. Giai đoạn mạn tính

Người bệnh bị sưng đau nhiều khớp, nhất là ngón chân cái, mắt cá, khớp gối và khớp đốt ngón tay. Các u cục này to nhỏ không đều, đường kính từ 2 mm đến 5 cm, hơi mềm, không đau, có thể nhìn thấy cặn trắng ở bên dưới lớp da mỏng. Khi bị vỡ, từ các u này sẽ chảy ra một thứ bột trắng như phấn, đó là axit uric lắng đọng dưới dạng muối urat. Các muối urat không những lắng đọng ở dưới da, quanh khớp mà còn lắng đọng cả ở thận, gây sỏi thận, dẫn đến tăng huyết áp, suy tim, suy thận và có thể dẫn đến tử vong.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Gút – căn bệnh “nhà giàu”

Những chiếc khớp sưng đi sưng lại, những cơn đau, có khi tới hàng chục lần trong năm, thường xảy ra lúc nửa đêm hoặc sau một bữa ăn phong phú thực phẩm, nhiều rượu và thịt. Đó là những hình ảnh cô đọng về căn bệnh không chết người nhưng cũng chẳng mấy dễ chịu này.

bệnh gout rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời


Gút (Goutte), hay còn gọi là bệnh thống phong, thực chất là một loại viêm khớp. Chỉ có điều, tất cả các loại thuốc chữa thấp khớp đều tỏ ra bất lực với bệnh này. Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm đa khớp thông thường vì có các biểu hiện: đau nhức, sưng, nóng, đỏ, căng bóng ở các khớp.
Nhiều axit uric
Bệnh xảy ra do nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, tạo thành các tinh thể lắng đọng tại khớp, gây ra những cơn đau đớn vô cùng khó chịu.

 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng axit uric tăng:

1. Sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất purin như:
– Các loại thịt đỏ (chó, bò, thú…).
– Phủ tạng động vật: gan, bầu dục…
– Một số cá (cá mòi, cá hồi, cá trích…).
– Tôm, cua, ốc …
2. Sử dụng một số thuốc như:
– Nhóm cortison.
– Aspirin, các thuốc có chứa salicylate.
– Pyrazinamid, thuốc lợi tiểu.

Xử trí

Bệnh thường “đe doạ” nam giới từ 30 tuổi trở lên, to béo, ăn uống thừa thãi (rất hiếm gặp ở phụ nữ và lứa tuổi trẻ). Theo các chuyên gia y tế, vì bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được, nên những người trên 30 tuổi, có mức sống cao, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ axit uric trong máu.
– Nếu lượng axit uric cao hơn mức bình thường (50-60 mg/l) thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm axit uric trong máu.
– Khi đã xuất hiện cơn đau, có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau, nhưng không nên quá ỉ lại vào thuốc, vì chúng chỉ có thể cắt cơn đau mà không điều trị dứt bệnh được.
– Tuyệt đối không được uống rượu và các chất kích thích.
– Uống nhiều nước (2-3 lít /ngày), tốt nhất là nước khoáng có độ kiềm cao, để tăng thải axit uric qua đường tiểu tiện.
– Tránh dùng các thực phẩm có chứa nhiều chất purin như thịt, cá, phủ tạng động vật (chỉ nên dùng dưới 100 g/ngày hoặc không quá 2 lần mỗi tuần).


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Những người có nguy cơ mắc bệnh gout cao


chuẩn đoán bệnh gout

Dấu hiệu bệnh gout

Những người mang 3 loại gien này sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout gấp 40 lần so với những người khác, các nhà nghiên cứu Mỹ công bố trên tạp chí The Lancet. Gần 15 ngàn người đã tham gia nghiên cứu này.

Phát hiện này sẽ giúp “nhận dạng” những người có nguy cơ mắc bệnh gout từ rất sớm, trước khi bệnh có triệu chứng đầu tiên. Một trong những gien này liên quan với căn bệnh gout và với kết quả nghiên cứu này, đòi hỏi phải phát triển một cách điều trị mới.

Gout là một dạng viêm khớp nặng với sự tăng tiết của axit uric. Tình trạng đau đớn là do axit uric tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc dây chằng, thường tập trung nhiều ở các khớp ngón chân.

“Chúng tôi còn tìm thấy 2 điểm rất lạ trong axit uric mà cũng được cho là liên quan với bệnh gout”, BS Caroline Fox, trưởng nhóm nghiên cứu, công tác tại Viện Tim – Phổi – Máu quốc gia, cho biết. Những gien này “có thể sẽ được sử dụng như một loại thuốc mới trong quá trình điều trị bệnh”, bà Caroline cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra sự liên quan giữa gien có nhiệm vụ chuyển hoá muối uric thông qua thận, gien này có tên SCLA29, cũng giống như 2 gien ABCG2 và SLC17A3 đều có vai trò chuyển hoá muối uric.

Nếu cơ thể có cả 3 gien này thì nguy cơ mắc gout sẽ tăng gấp 40 lần. Và điều này cũng đồng nghĩa đây là nguyên nhân số 1 gây ra bệnh gout, chứ không phải lối sống, bệnh lý, thuốc men….

BS Martin Aringer, công tác tại ĐH Y Carl Gustav Carus (Dresden, Đức) cho rằng những phát hiện này có thể làm thay đổi hoàn toàn phương thức điều trị gout hiện nay.

“Vấn đề chính yếu ở đây là khả năng bài tiết của thận. Thận của hơn 90% bệnh nhân gout không thể lọc được axit uric”, Martin nhấn mạnh, “Đây cũng là những loại gien khá phổ biến và nếu cơ thể bạn chỉ cần có từ 2 gien này trở lên là đủ để trở thành nạn nhân của gout”.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Bệnh gout là gì?


kiến thức bệnh gout

Bệnh gout là gì

Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người, mà nguồn gốc từ việc tiêu hủy các acid nhân của tế bào hoặc giảm bài xuất acid uric ra nước tiểu, gây tăng acid uric trong máu. Ở người bình thường, lượng acid uric máu từ 3-5mg% (hay 180-300 mol/1). Acid uric máu cao khi bằng hoặc trên con số 7 mg/% (hay 420 mol/!).

Tuy nhiên, không phải cứ có acid uric máu cao là bị bệnh gout. Nếu chỉ có acid uric máu cao đơn thuần, chỉ được gọi là tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng. Người bệnh nên được theo dõi sức khỏe thường kỳ, nên hạn chế protid ừong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế uống rượu, giảm cân nặng nếu có quá cân và tăng cường vận động để tránh thừa cân.

Chỉ gọi là bệnh Gout khi tình trạng tăng acid uric máu gây nhữlng hậu quả xấu cho cơ thể. Hậu quả trước mắt của bệnh là gây các đợt viêm khớp gout cấp. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các đợt viêm này thường không kéo dài, không thường xuyên và rất dễ chữa. Nếu bệnh không được điều trị đúng và đủ, các đợt viêm khớp sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài hơn, khó chite hơn và hậu quả lâu dài và cố định của bệnh sẽ ỉà viêm nhiều khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, tàn phế, sỏi hệ tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận và nguy hiểm hơn cả là suy chức năng thận, đây là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các bệnh nhân gout.

Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyến hóa, các bệnh rối loạn chuyển hóa và liên quan đến rối loạn chuyển hóa thường hay đi kèm với nhau vì vậy bệnh nhân gout thường thừa cân và mắc thêm một hay nhiều bệnh như– xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tiểu đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp. bệnh mạch vành, bệnh mạch não… Nói cách khác, bệnh nhân bị các bệnh nói trên rất đễ bị bệnh gout.

Với những hiểu biết hiện nay về bệnh gout, với những phương tiện và thuốc men hiện có bệnh gout được coi là bệnh dễ chẩn đoán, có thể chẩn đoán sớm và có thể điều trỊ đạt kết quả cao.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Phòng chống bệnh gout – Những thực phẩm cần tránh


bệnh gout nên kiêng gì?

Thực phẩm bệnh tiểu đường nên tránh

Gout là một loại viêm khớp mà có tăng acid uric trong các dịch cơ thể và tinh thể acid uric từ đó tập trung vào các khớp, thận và nơi thông qua các mô. Tinh thể acid uric sẽ gây ra viêm nhiễm và tổn thương mô, gây ra hiện tượng đau nhức, khó chịu khi thay đổi thời tiết. Để giảm tình trạng khó chịu này, bạn có thể thay đổi chế độ ăn phù hợp với bệnh, ngăn sự phát triển của bệnh. Những thực phẩm cần tránh là loại thực phẩm tăng acid uric. Purin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và theo thời gian nó sẽ hình thành acid uric. Dưới đây là những thực phẩm nên tránh:

1. Thịt đỏ, thịt bò và nội tạng bò

– Thịt bò và nội tạng bò như gan, thận hoặc lòng bò chứa lượng purin rất cao, nên bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm này để phòng tránh bệnh gout. Những thực phẩm có vỏ và loại thực phẩm chứa protein cao cũng sẽ gia tăng nguy cơ bệnh gout.

2. Thực phẩm bệnh gout cần tránh: rượu

Thực phẩm Gout cần tránh: rượu
Tránh rượu để có thể hỗ trợ phòng chống bệnh gout, mức purine trong rượu bia có thể gây bùng nổ bệnh gout. Rượu làm giảm khả năng cơ thể bài tiết axit uric và tăng sự phát triển của bệnh Gout.

3. Thực phẩm bệnh gout cần tránh: Vitamin C

Những thực phẩm chứa lượng Vitamin C cao có thể gây ra sự gia tăng sản xuất acid uric. Nếu bạn có nguy cơ bị bệnh gout hoặc từng bị bệnh gout thì cần có ý kiến của bác sĩ khi dùng các loại thuốc viên Vitamin C hoặc những thực phẩm chứa lượng vitamin C cao.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gout

1. Bổ sung nước.

– Nước giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, vì vậy cần tăng cường uống nước giúp phòng tránh được bệnh gout.

2. Tăng cường thực phẩm chứa ít purine.

Những loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ là những thực phẩm có lượng purine thấp. Những thực phẩm này có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu. Quả anh đào và quả mâm xôi được các chuyên gia khuyên nên dùng.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Chữa bệnh gout bằng Lá lốt

Viêt Nam có một kho thuốc thiên nhiên quanh ta, nếu độc giả biết cách sử dụng có thể phòng bệnh gout rất tốt. Một trong những vị thuốc phòng bệnh gout chính là Lá lốt

bài thuốc dân gian chữa bệnh gout

Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã chỉ nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu” này. Một số thuốc đông y điều trị bệnh gút cũng đã đưa vào quảng cáo thông tin có tinh chất lá lốt, như một thành phần nổi trội của thuốc. Có hay không công dụng này của lá lốt?

Loại rau ăn “kiêm” vị thuốc

Cây lốt còn gọi tất bát, có tên khoa học Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Cây thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước để lấy lá làm gia vị, ăn sống như các loại rau, hoặc làm thuốc. Lá lốt có hình tim, năm gân chính toả ra từ cuống lá.

Một số cách chế biến món ăn với lá lốt được ưa thích: luộc chấm nước mắm tỏi, gừng; xào với thịt bò, thịt heo, các loại hải sản; xắt sợi như cọng chỉ, nặn chanh vào ăn sống; nấu canh với các loại nhuyễn thể như: ngao, sò, ốc, hến… Đặc biệt, món canh lá lốt nấu với cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già có thể ăn được nhiều cơm, đồng thời chống đỡ được một số bệnh tật.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá và thân cây lốt chứa các chất ancaloit, flavonoid và tinh dầu, với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ cũng có chứa tinh dầu nhưng thành phần chính là benzylaxetat. Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau.

Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu...

Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung... sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh; chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân; mụn nhọt, đau đầu, đau răng…


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com