Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Bệnh Gút và Tình Trạng Thừa Axit Uric Huyết Xảy Ra Như Thế Nào

Bệnh gút là bệnh do rồi loạn chuyển hóa chuyển hóa Purines. Quá trình này dẫn đến tình trạng tăng axit uric máu, và bệnh gút bắt đầu bằng quá trình chuyển hóa purine, là hợp chất chứa nitơ rất quan trọng trong việc tạo năng lượng. Purines có thể được chia ra thành hai loại:
Purines nội sinh được sản xuất trong các tế bào người.
Purines ngoại sinh có được từ thực phẩm.

kiến thức bệnh gout


Quá trình phân hủy purines sẽ dẫn đến sự hình thành axit uric trong cơ thể. Đa số các động vật có vú đều có một men (enzyme) gọi là uricase, men này phân hủy axit uric để nó có thể dễ dàng được thải ra khỏi cơ thể. Bởi vì cơ thể con người thiếu men uricase, do đó axit uric không dễ dàng được thải ra, cho nên nó có thể tích tụ trong các mô của cơ thể.


Lưu ý:

Purine là một hợp chất hữu cơ dị vòng (heterocyclic aromatic organic compound), bao gồm một vòng pyrimidine hợp nhất với một vòng imidazole. Purines, bao gồm các purine thay thế và các chất hỗn biến (tautomer) của chúng, là loại dị vòng chứa nitơ được phân phối nhiều nhất trong thiên nhiên.

Purines và pyrimidines tạo nên hai nhóm phân tử chứa nitơ có đặc tính bazơ (nitrogenous base), bao gồm hai nhóm bazơ nucleotit (nucleotide bases). Hai trong số bốn axit deoxyribonucleotit và hai trong số 4 ribonucleotit (là các thành phần quan trọng tạo ra DNA và RNA) là purines.

Phân tử Purine

Axit Uric và Tình Trạng Tăng Axit Uric Máu. Purines ở trong gan sản sinh axit uric. Axit uric đi vào máu, và phần lớn axit này sau đó đi qua thận và được bài tiết ra ngoài qua đường tiểu. Lượng axit uric còn lại đi vào ruột, ở đó vi khuẩn sẽ giúp phân hủy số lượng axit này.

Thông thường, các quá trình này giữ cho hàm lượng axit uric trong máu tương ở mức thích hợp, dưới 6,8 mg/dL. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric hoặc bài tiết ra ngoài quá ít. Trong hai trường hợp này, nồng độ axit uric trong máu gia tăng. Tình trạng này được gọi là tăng axit uric máu (hyperuricemia).

Nếu nồng độ axit uric đạt mức 7 mg/dL hoặc cao hơn, muối monosodium urate (MSU) sẽ hình thành các tinh thể dạng kim. Khi các tinh thể MSU tích tụ ở các khớp, chúng sẽ gây ra tình trạng viêm và đau nhức, đó là các triệu chứng đặc trưng của bệnh gút.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét