Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Bệnh gout hay bệnh viêm khớp

phân biệt bệnh gout và bệnh xương khớp

Bệnh gout hay viêm khớp

Triệu chứng của bệnh gút rất dễ nhầm với bệnh viêm khớp do nhiễm khuẩn. Nhiều bệnh nhân đã tự mua thuốc về điều trị khi chưa đi kiểm tra, xét nghiệm chính xác về tình trạng bệnh, điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị và có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Khi dùng những loại thuốc này nhiều, bệnh sẽ càng nặng lên, thậm chí gây biến chứng khiến người bệnh bị tử vong.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút

Bệnh gút thường gặp ở nam giới lứa tuổi trung niên hoặc ở những người béo, tăng cholesterol, đường huyết hay kèm theo bệnh mỡ máu… Nguyên nhân thường do chế độ ăn quá nhiều chất đạm: thịt chó, tiết canh, lòng lợn, hải sản, các phủ tạng: tim, gan, bầu dục và uống nhiều rượu.

Cũng có trường hợp bị bệnh gút sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó (như dùng thuốc lợi tiểu hay một số thuốc gây huỷ hoại tế bào máu).

Triệu chứng: Người bị gút có biểu hiện viêm khớp. Giai đoạn đầu viêm một cách đột ngột, có thể tối hôm trước vẫn đi bình thường, nửa đêm về sáng khớp đã bị sưng vù, nóng đỏ, bệnh nhân đau rất dữ dội, đến mức không đi lại được. Những cơn gút đầu tiên có thể tự hết, sau đó 1 năm có thể tái phát một, hai lần.

Chế độ ăn cho bệnh nhân gút

Bệnh gut có thể chữa khỏi, nhưng phải tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt. Sau khi điều trị khỏi hoàn toàn vẫn phải duy trì dùng thuốc dự phòng cơn gút tái phát và thường xuyên đi khám định kỳ (giai đoạn đầu 1 tháng/ lần, sau đó 3 tháng/ lần, 6 tháng/ lần).

Người bệnh cần ăn uống bình thường, vẫn có thể ăn thịt lợn, gà, cá… nhưng không ăn quá nhiều thịt và các thực phẩm tim, gan, bầu dục, óc, trứng vịt lộn, thịt chó… Người bị gút cũng không nên ăn nhiều tôm và không uống rượu bia. Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước.

Người bị gút có nên tập thể dục?

Khi đã bị gút, tuỳ theo chức năng của khớp được cải thiện đến mức nào mà có những vận động phù hợp. Nếu bị gút mà các chức năng khớp vẫn bình thường thì người bệnh vẫn có thể chơi các môn thể thao bóng bàn, cầu lông, bơi lội…

Nhưng nếu khớp đã biến dạng, bác sĩ sẽ chỉ dẫn bài tập riêng theo tình trạng của bệnh. Các bài tập này sẽ hạn chế sự dính khớp, còn khi khớp đã dính rồi thì phải tập để khớp dính ở tư thế thẳng, có như vậy mới giảm sự khó khăn trong việc đi lại.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét