Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Những câu hỏi thường gặp về bệnh gout

Bệnh gout là gì, bệnh có di truyền không, ai dễ bị gout, cách phòng chống bệnh như thế nào?... là những câu hỏi về bệnh gout mà chúng ta thường gặp.

1. Bệnh Gout là gì?

Những câu hỏi thường gặp về bệnh gout
Acid uric lắng đọng gây đau đớn ở người bệnh Gout 

Gout là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều acid uric tích tụ trong cơ thể, gây lắng đọng acid uric tại khớp. Acid uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như nội tạng động vật, thịt lên men, các loại đậu,...

2. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh Gout?

Đối tượng bị gout phần lớn là nam giới có độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chỉ có nam giới mới bị gout. Vì phần nhỏ đối tượng dễ bị gout còn lại chính là nữ giới.

Phụ nữ khi bước sang tuổi mãn kinh phải đối diện với nguy cơ bị gout cao gần như nam giới. Số liệu thống kê cho thấy bệnh gout ảnh hưởng đến 3,5% phụ nữ tuổi từ 60-69; và 5,6% phụ nữ độ tuổi trên 80.

3. Bệnh Gout có nguy hiểm không?

kiến thức bệnh gout
Sỏi thận, suy thận – biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Hậu quả trước mắt là các đợt viêm khớp gout cấp - nỗi kinh hoàng cho những bệnh nhân bị gout, tuy nhiên ở giai đoạn đầu các đợt viêm này thường không kéo dài, không thường xuyên và rất dễ chữa. Nếu bệnh không được điều trị đúng và đủ, các đợt viêm khớp sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài hơn, khó chữa hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm nhiều khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, tàn phế, sỏi hệ tiết niệu đặc biệt là sỏi thận nguy hiểm hơn cả là suy chức năng thận, đây là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các bệnh nhân gout.

4. Làm sao để biết có thể mình đã bị mắc bệnh Gout thưa bác sĩ?

Bệnh gout tương đối dễ nhận biết. Bệnh khởi phát cấp tính, thường vào nửa đêm hoặc gần sáng. Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới đặc biệt là ngón chân cái (70%) kế đó là khớp bàn chân, khớp cổ chân, các ngón chân khác, khớp gối, bàn tay và các vùng gần khớp khác. Bệnh nhân sẽ thấy sưng tấy, nóng, đỏ mọng, đau dữ dội và đột ngột ở một khớp (không đối xứng). Có thể có kèm một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, lạnh run, ớn lạnh...Thậm chí, một số trường hợp gây nhức đầu, ói mửa, cổ gượng (do phản ứng màng não). Sau 5-10 ngày bệnh tự khỏi, không để lại di chứng gì tại khớp.

5. Tôi nghe nói bệnh Gout có thể di truyền, vậy điều này có đúng không?

Cho đến nay giới khoa học xác định gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin liên quan đến một số gen, chính vì thế nếu trong nhà có người bị bệnh gout thì nguy cơ mắc bệnh gout còn lại đối với người chung huyết thống là rất cao.

6.Gout có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh gout nếu phát hiện sớm, lượng tinh thể muối urat lắng đọng còn ít thì việc điều trị tan urat sẽ dễ dàng hơn những người đã bị gout mạn tính. Nếu điều trị phục hồi các rối loạn chuyển hóa đồng thời làm sạch các tinh thể muối urat cũng có thể được coi là hết bệnh gout. Tuy nhiên dù có được điều trị hết bệnh gout, bệnh nhân vẫn cần duy trì chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý để chống tái mắc bệnh.

7. Tôi được chẩn đoán là mắc bệnh gout, bác sĩ có kê đơn cho tôi thuốc kháng viêm và giảm đau. Chỉ uống hai loại này tôi có thể khỏi bệnh không?

Các thuốc chống viêm, giảm đau chỉ giúp người bệnh giải quyết được triệu chứng của từng đợt gout cấp, song lại không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh.Theo các chuyên gia, acid uric là thủ phạm kích thích các cơn gout cấp, vì vậy giảm acid urid trong máu là yếu tố quyết định trong điều trị bệnh gout và kiểm soát các bệnh liên quan tới gout.

8. Có thể phòng tránh được bệnh gout không và bằng cách nào?

Có thể phòng tránh được bệnh gút bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Nên ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh ăn uống quá độ, tránh thường xuyên ăn các món ăn nhiều đạm như thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê, thịt chó, thịt thú rừng và các món hải sản. Nên tăng cường ăn các loại rau xanh, củ quả có nhiều chất xơ như: Su hào, súp lơ, rau cần, cà rốt…

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét