Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Hỏi phương pháp điều trị đau khớp ngón tay cho dân văn phòng?

Dạo gần đây tôi thấy đau nhức các khớp ngón tay, làm việc vô cùng khó khăn khi cơn đau nhức ngày một tăng lên. Có phải dân văn phòng dễ bị bệnh thoái hóa khớp ngón tay do vận động nhiều? Không biết hiện có cách nào điều trị đau khớp ngón tay hiệu quả không? Mong Lương Y giải đáp và tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!
bệnh đau khớp cổ tay có nguy hiểm
Tình trạng thoái hóa khớp ngón tay ở dân văn phòng.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi Lương Y Nguyễn Thị Hường có giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp ngón tay

Thoái hóa các khớp xung quanh bàn tay có nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân chính. Theo đó, các hoạt động nghề nghiệp khiến các ngón tay phải hoạt động nhiều mà không được thư giãn từng thời gian ngắn như nghề thợ may, lái xe, đánh máy tính. Đặc biệt, những nghề hay tiếp xúc với nước như nấu ăn, bán cá, làm nghề đông lạnh…

khớp ngón tay bị thoái hóa
Hình ảnh bàn tay bị thoái hóa khớp.
Thời gian đầu bệnh nhân sẽ thấy đau, sưng các đốt ngón tay, làm cho các ngón tay không nắm vào, duỗi ra được. Nhất là ngón cái khi quặp vào và duỗi ra gây tiếng kêu, không nắm khít được bàn tay, không xòe các ngón tay về phía mu bàn tay được.

Điều trị thoái hóa hớp ngón tay

Ở giai đoạn đau khớp, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, tránh tất cả những hoạt động gây đau. Dùng vật lý trị liệu để làm tăng tưới máu tại chỗ cho khớp. Thông thường khi điều trị thoái hóa khớp bàn tay có thể là nẹp bất động khớp nếu quá đau, cải thiện tình trạng cứng khớp bằng việc ngâm nước nóng, xoa bóp kem có hoạt chất kháng viêm. Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm giúp đẩy lùi cơn đau tạm thời nhưng không thể điều trị dứt điểm được bệnh.
điều trị thoái hóa khớp cổ tay
Động tác cơ bản giúp điều trị thoái khớp ngón tay.
Vận động cổ tay cũng là một cách điều trị thoái hóa khớp ngón tay.
* Tập nắm, duỗi tay: Bàn tay nắm vào và duỗi ra khoảng 50 nhịp rồi đổi bên. Động tác này giúp cơ được mềm, dẻo.
* Tập bóp bóng: Hằng ngày, bạn dùng quả bóng cao su hoặc quả bóng tennis bóp nhiều lần. Động tác này rất tốt, giúp cho toàn bộ các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay được co giãn, chống cứng khớp, vận động dễ dàng.
Ở Việt Nam, thoái hóa khớp tay chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp. Để bệnh tránh tái phát, trong đợt điều trị hoặc các đợt lạnh, người bệnh cần chú ý không nên dùng nước quá lạnh, khi đi ra ngoài đường hoặc lúc nhiệt độ xuống thấp cần đeo găng tay, để mạch khỏi co cứng…
Những trường hợp nghi ngờ bị thoái hóa khớp nên được khám bệnh sớm để xác định và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng về xương khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Phân biệt Gút và bệnh khớp.

Bệnh khớp và bệnh gút có điểm chung là đều có biểu hiện bệnh lý ở khớp với các triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ khớp. Vì vậy, nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa 2 bệnh trên.

Bệnh viêm khớp và bệnh gout khác nhau ở lượng Axit uric trong máu.

Để phân biệt bệnh khớp với bệnh gút nên dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa purin, sự bài tiết axit uric trong máu tăng lên, axit uric di chuyển đến khớp nào thì gây viêm ở khớp đó. Vì vậy, đặc điểm lâm sàng ở bệnh gút rất dễ nhận biết, thông thường 95% biểu hiện bệnh lý bệnh gút xuất hiện ở người đàn ông tuổi trung niên trở lên. Tình trạng viêm khớp xảy ra đột ngột, rầm rộ thành những đợt đau cấp tính ở các khớp như: khớp ngón cái, khớp bàn chân, khớp ngón tay, cổ tay, đặc biệt hay xuất hiện ở mắt cá chân và khớp khủy tay. Bệnh diễn biến lâu ngày thì tại tổ chức viêm ở khớp sẽ mọc lên các hạt tophi do sự lắng đọng lâu ngày gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh gút và viêm khớp khác nhau.
  • Trường hợp bệnh gút, dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết là xét nghiệm máu, nếu lượng axit uric trong máu tăng cao, chỉ số >420 µmol/ l đối với nam và >360 µmol/l đối với nữ, có thể bạn đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh gút. Để phát hiện sớm bệnh gút, mọi người cần chú ý lắng nghe cơ thể, khi thấy một trong các dấu hiệu tại khớp nên đi kiểm tra chỉ số axit uric để sớm phát hiện bệnh. Để cẩn thận hơn nên duy trì chế độ khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/ lần và kiểm soát chế độ ăn uống chặt chẽ, luyện tập thể dục thể thao điều độ để dự phòng bệnh gút.
  • Đối với bệnh khớp thông thường cũng như viêm khớp dạng thấp thì không có biểu hiện nồng độ axit uric tăng cao như bệnh gút. Đặc điểm bệnh khớp khác bệnh gút ở chỗ: bệnh diễn biến tái đi tái lại, các khớp thường đau đối xứng. Bệnh khớp giai đoạn sớm hay muộn thường có biểu hiện bị cứng khớp vào buổi sáng, bệnh nhân ngủ dậy vận động khó khăn. Đặc biệt, bệnh lý của khớp biểu hiện không rầm rộ như biểu hiện của gút. 
Hiện nay, trong việc điều trị bệnh gout, con người tiến tới gần gũi với thiên nhiên hơn. Bệnh khớp và bệnh gút là những bệnh mãn tính, bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con người nên người ta hay lựa chọn các dược liệu trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị bệnh. Bởi nguyên tắc điều trị của Đông y là vừa trị bệnh vừa bổ thận để nâng cao sức khỏe của người bệnh giúp thắng các tác nhân gây bệnh, nhờ vậy có thể trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh gout

Hiện nay, bệnh gout không còn là bệnh hiếm gặp như trước, tỷ lệ mắc bệnh gout ở nam giới ước đạt trên 90% ở những người to béo mà lý do chính là do chế độ ăn uống thừa chất, thường xuyên bia rượu và sinh hoạt luyện tập không đảm bảo.

món ăn trị bệnh gout
Canh hẹ chữa bệnh gout.

Món ăn phòng bệnh gout

Bệnh gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến yếu tố thận giảm sự đào thải chất acid uric. Theo Y học cổ truyền, bệnh gout thuộc hội chứng bệnh cơ khớp mà chủ yếu do phong thấp nhiệt tý. Vậy nên, người bệnh gút cần hạn chế ăn đạm động vật và thực phẩm ít chất purin; nên ăn món bổ mát, dưỡng can thận, kiện tỳ lợi thấp, thông kinh mạch. Sau đây là một số món ăn –bài thuốc ngăn ngừa bệnh gút.
Gout đang đau tốt nhất chọn các món:
1. Canh rau hẹ
Rau hẹ 200g, đậu hủ non 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Canh hẹ giúp bệnh nhân gút giảm nhẹ triệu chứng
2. Canh thập cẩm
Củ cải 100g, cà rốt 50g, khoai tây 50g, hành ta 5 củ, trứng cút 3 – 4 quả gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
3. Canh dưa leo

Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân gout.

Dưa leo 2 – 3 trái, nấm mèo 20g, đậu hủ 30g, hành khô 3 củ gia vị băm nhỏ nhồi vào quả dưa nấu ăn.
Cháo ức gà: thịt ức gà 30g luộc xé nhỏ, gạo mới 100g nấu nhừ cho thêm hành hoa, rau mùi tàu gia vị mắm muối vừa ăn.
4. Cá rô om lá lốt:
Cá rô đồng 2 – 3 con 100g làm sạch, lá lốt 30g, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 – 2 lát gia vị kho ăn.
Nếu bệnh lâu nên dùng bài: sinh địa 20g, đương quy, xuyên khung 14g, xích thược 14g, ngưu tất 14g, đào nhân, thương truật, hoàng bá, trạch tả mỗi vị 12g sắc uống hay tiềm với ức gà ăn, liều 3 – 5 tháng.
Ngoài ra, nên tăng cường ăn nhiều rau củ quả tươi bổ mát tăng đào thải acid uric giúp trị bệnh gout như: dưa leo, đậu bắp, rau đắng, rau ngổ, rau bợ, càng cua, rau diếp, rau cải, rau lang, rau má, rau đay, khèo nèo, mướp hương, hành hoa, kinh giới, tía tô, rau ngò các loại rau thơm; trái cây như: đu đủ, chuối, dưa hấu, dưa bở, na…; uống nước atisô, râu mèo, diệp hạ châu, mã đề, hoa cúc…

Kinh nghiệm dân gian trị bệnh gout


lá lốt chữa bệnh
Chữa bệnh gout hiệu quả bằng lá lốt.
Nếu gút kèm bị tiêu chảy nên dùng lá lốt 10 – 150g sắc nước uống.
Nên ăn chất bột có trong gạo lứt, bánh mì, gạo, ngô, khoai củ các loại tươi mới; ăn chất béo có trong dầu vừng, dầu ô liu… Nên ăn chất đạm có trong trứng, sữa, phomat, sữa chua, các chế phẩm từ sữa và cá rô, cá lóc, cá kèo, cá bống…
Bệnh gút thường thiên về “nhiệt”, do đó hạn chế tối đa các loại thức ăn có tính nóng, giàu đạm như thịt chó, dê, bò, chim, thịt thú rừng, nhất là phủ tạng động vật. Đồng thời, kiêng ăn hải sản như: cá trích, cá mòi, cá nục, cá ngừ, mực, tôm, cua; gia vị như: tiêu ớt, tỏi, ca ri, nước mắm; rượu bia cà phê, trà đặc, sô cô la, ca cao… Đang đau cữ rau dền, đậu đũa, đậu hà lan, giá đậu, lạc, súp lơ, rau ngót, nấm khô và trái cây như: cam, chanh, bưởi, me và vị quá chua có thể tăng đọng acid uric gây đau tăng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Điều trị gout bằng kinh nghiệm dân gian

Gút là loại bệnh lý được xếp vào hàng lâu đời nhất của loài người với và được coi là "bệnh nhà giàu". Bệnh cần chữa trị lâu dài, kiên trì, mới có thể khỏi dứt nên chi phí điều trị gút rất tốn kém. Bài viết dưới đây lương y Nguyễn Thị Hường có chia sẻ một số bài thuốc dân gian chữa bệnh gout hiệu quả.

Đậu xanh chữa bệnh gout

bài thuốc dân gian trị bệnh gout



Đậu xanh được xem là một loại thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc điều trị gout hiệu quả, ngoài ra đậu xanh còn có tác dụng làm hạ huyết áp hiệu quả.

Đậu xanh dùng để điều trị gút được chế biến như sau:

- Hạt đậu xanh để cả vỏ, cho vào nồi ninh nhừ lưu ý không cho thêm bất kỳ gia vị gì.

- Đậu xanh sau khi đã được ninh nhừ chia ra và ăn 2 lần mỗi ngày, buổi sáng 1 bát ăn thay bữa sáng, buổi tối trước khi đi ngủ ăn 1 bát còn những bữa ăn khác thì ăn bình thường.

Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà đậu xanh có thể được nấu kho hoặc nhão cho dễ ăn. Lưu ý trong thời gian này phải kiêng tất cả những gì mà bác sỹ yêu cầu như rượu, bia, chất kích thích, nội tạng của các loại động vật…

Áp dụng phương pháp này trong vòng 1 tháng bạn sẽ thấy có hiệu quả ngay lập tức. Mỗi ngày ăn 2 bát đậu xanh chi phí bỏ ra không đáng kể, tuy nhiên cần phải kiên trì và ăn cho hết, bởi ăn vài ngày là bạn sẽ thấy ngán.

đậu xanh trị gout
Đậu xanh được xem như bài thuốc chữa bệnh gout hiệu quả, an toàn.

Một lưu ý nhỏ đối với những người bị huyết áp thấp đó là đậu xanh ngoài tác dụng chữa bệnh gout thì nó còn có tác dụng làm hạ huyết áp. Vì thế đối với những người bị huyết áp thấp khi sử dụng đậu xanh để trị bệnh gút cần bổ sung trong chế độ ăn uống những đồ ăn khác để bù lại và duy trì huyết áp ổn định. Nếu trong thời gian điều trị gout mà huyết áp không ổn định thì bệnh sẽ không khỏi được. Vì vậy cần theo dõi huyết áp thường xuyên và giữ luôn ở mức ổn định.

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh gút


chữa bệnh gout bằng thảo dược
Thuốc nam chữa dứt điểm bệnh gout.

Bài 1: Lá cây phù lượng vừa đủ, phơi khô, nghiền thành bột, trộn với nước chè nguội, đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 2: Bạch giới tử nghiền thành bột, trộng vào lòng trắng trứng gà, đắp vào chỗ đau, khoảng 3 giờ thì rửa đi.

Bài 3: Xương bồ 120g, cốt toái bổ tươi 250g. Tất cả giã nát, sao nóng, đắp vào chỗ đau, lấy vải băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 4: Xuyên ô, thảo ô, thương truật mỗi vị 30g. Tất cả nghiền thành bỏ, trộn vào rượu đun nóng lên, đem đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 5: Củ hành ta 10g, lá ngải cứu sống 60g, cốt toái bổ tươi 15g, nửa chén nước gừng tươi. Tất cả giã nát, đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 6: Bột đại hoàng tẩm nước ấm đắp ở vùng khớp xương đau.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Tại sao tía tô được dùng trong điều trị bệnh gút ?

Tía tô được dùng làm rau thơm và gia vị trong các món ăn hàng ngày, đồng thời đây cũng là một cây thuốc quý được nhân dân sử dụng rất nhiều. 

Tác dụng dược lý của cây tía tô.

Tất cả các bộ phận trên cây đều được sử dụng làm các vị thuốc khác nhau như: Tô diệp (lá), Tô ngạnh (cành, thân), Tô tử (hạt). Đặc biệt, tía tô có công dụng rất tốt trong các trường hợp đau nhức của cơn đau gút cấp và phòng tránh bệnh gút tái phát.

tía tô điều trị bệnh gút
Tía tô là một vị thuốc quý chữa nhiều bệnh khác nhau.
(Ảnh minh họa: Internet)

Theo y học cổ truyền: các bộ phận trên cây tía tô đều có vị cay tính ấm, quy vào hai kinh Phế và Tỳ. Tùy theo từng bộ phận được xếp vào các chương thuốc khác nhau như:
• Tô diệp: thuộc chương thuốc giải biểu, phát tán phong hàn, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, giảm đau, chữa ngộ độc nôn mửa do ăn chất tanh như cua, ốc, cá.
• Tô tử: thuộc chương thuốc tiêu đờm, chữa ho, giảm hen suyễn.
• Tô ngạnh: có tác dụng như Tô diệp nhưng tác dụng ít hơn. Tô ngạnh và Tô diệp có tác dụng an thai.
Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: thành phần chủ yếu chứa trong cây tía tô là tinh dầu có tác dụng giãn mạch, tăng tiết mồ hôi, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giảm đau chống viêm, giảm co thắt cơ trơn phế quản, giảm tiết dịch và đờm trong phế quản.

Tác dụng của tía tô với bệnh gút

Do trong tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gút.
Trong cơn gút cấp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao lắng đọng ở các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến cho các khớp sưng tấy, đỏ và đau rất nhiều. Khi sử dụng lá và cành tía tô giã nát đắp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm quá trình viêm tấy đỏ.
Ngoài ra khi sử dụng dịch chiết từ lá và cành tía tô hoặc dùng nước sắc lá tía tô uống vừa có tác dụng chống viêm lại có tác dụng lợi tiểu nên tăng cường đào thải acid uric trong máu giúp giảm nhanh các triệu chứng.
tía tô điều trị bệnh gút
Nước sắc từ tía tô có thể giảm đau do gút.
(Ảnh minh họa: Internet)

Một số ứng dụng của tía tô.

  • Chữa cảm lạnh: sử dụng lá và cành tía tô nấu nồi nước xông cùng lá bưởi, lá chanh, lá tre, gừng, muối,… có tác dụng làm cho mồ hôi ra nhiều nhanh chóng giải cảm.
  • Chữa ho có đờm, viêm phế quản mạn: bài thuốc Tam tử dưỡng thân thang bao gồm Tô tử 8g, La bạc tử 10g, Bạch giới tử 6g.
  • An thai: Tía tô 8g, Xuyên khung 8g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Đẳng sâm 16g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 8g. Sắc uống.
  • Chữa nôn mửa: Tô diệp 6g, Hoàng liên 4g. Hãm uống như trà.
  • Giải độc: giã một nắm lá tía tô lấy nước uống.
  • Giảm mùi tanh của cua cá: các món nấu từ cua, cá, ốc,… nên sử dụng lá tía tô như gia vị nấu cùng và rau thơm ăn kèm như bún ốc, bún cá, ốc nấu đậu.
  • Lá tía tô giúp giảm mùi tanh của các món chế biến từ cá, ốc
  • Chữa sưng vú, tắc tia sữa: tía tô giã lấy nước uống bã đắp vào vú.
  • Giảm đau trong cơn gút cấp: Lá và cành non của cây tía tô giã nát đắp vào khớp bị viêm. Hoặc sử dụng lá tươi, lá khô sắc lấy nước uống.
  • Phòng tránh bệnh gút tái phát: dùng lá tía tô phơi khô sắc uống hoặc hãm nước uống hàng ngày.

Nguồn: Sưu tầm

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Chất xơ - người bạn của bệnh gút

Chất xơ là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Chất xơ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh và phòng chống nhiều bệnh khác nhau như: táo bón, trĩ, gout...

Chất xơ là loại thực phẩm quan trọng.

Chất xơ thực phẩm được coi là thành phần không thể thiếu trong thực đơn bữa ăn hàng ngày. Chúng được cấu tạo từ các loại đường đơn, thuộc nhóm carbohydrate. Đây là thành phần nằm trong mô tế bào thực vật, khi ăn vào cơ thể chúng ta không tiêu hóa được nhưng lại đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nếu thiếu chất này trong các bữa ăn sẽ gây ra nhiều các bệnh lý đặc biệt là các bệnh rối loạn chuyển hóa. Do đó, chất xơ rất cần thiết đối với sức khỏe con người. Với bệnh gout, chất xơ được ví như người bạn đồng hành tin cậy, giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

chất xơ quan trọng với người bệnh gút
Chất xơ rất quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày.
(Ảnh minh họa: Internet)

Chất xơ thực phẩm được chia làm hai loại là chất xơ tan có khả năng hòa tan trong nước khi vào hệ tiêu hóa dưới dạng gel thường gặp ở lá các loại rau xanh, vỏ quả, các loại rau nhớt như rau đay, rau tơi, nha đam,…, các loại hạt đậu. Loại chất xơ thứ hai là chất xơ không tan trong nước có nhiều trong các loại ngũ cốc như: lúa, gạo, ngô, khoai, sắn,.. và các loại hoa quả, rau xanh.

Công dụng của chất xơ với bệnh gout.

Chất xơ hòa tan khi vào cơ thể gắn kết với các acid mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa cholesterol của thức ăn, thẩm thấu, nối kết với các cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể. Đồng thời nó còn ngăn chặn việc hấp thu các chất béo tại ruột, tăng cường thải trừ các chất béo xấu ra ngoài cơ thể.  Hơn nữa chất xơ cũng làm hạn chế hấp thu các chất đạm, giảm quá trình chuyển hóa protein thành nhân purin, từ đó giảm hình thành acid uric máu.



chất xơ quan trọng với người bệnh gút
Chất xơ làm hạn chế hấp thu các chất đạm.
(Ảnh minh họa: Internet)

Ngoài ra chất xơ còn có lợi đối với các bệnh tiêu hóa. Chất xơ giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn vừa ngăn chặn táo bón lại cũng có thể cầm tiêu chảy, ngăn ngừa các bệnh về đại trực tràng như: viêm túi thừa manh tràng, polyp đại trực tràng, ung thư, viêm đại tràng, trĩ,... Chất xơ làm cho thức ăn di chuyển trong ruột một cách nhịp điệu và nhẹ nhàng, thức ăn không bị tống ra ngoài nhanh quá cũng như không bị ứ trệ lại. Chất xơ còn giúp hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. Đến đại trực tràng khi cần thì chất xơ trương nở hút nước để chất cặn bã được tống ra ngoài dễ dàng, đến đoạn cuối kết tràng chất xơ định hình phân thành khuôn giúp việc đi ngoài không bị cản trở. Từ đó, thông qua hệ tiêu hóa các chất độc hại và cặn bã được thải trừ ra ngoài nhiều hơn. Cũng trong quá trình đó một phần acid uric cũng được đưa ra ngoài nhiều hơn, từ đó giúp làm giảm acid uric cho người bệnh gout.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com



Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Vì sao dưa chuột tốt cho người bị gút?

Dưa chuột là thực phẩm đứng đầu danh sách tốt cho bệnh gút và đau khớp. Nước ép dưa chuột có thể giảm cơn đau do gút.

Vì sao dưa chuột tốt cho người bị gút?

Dưa chuột là một trong những loại thực phẩm tốt cho bệnh gút. Nước ép từ trái dưa chuột rất tốt bởi nó giúp hạ nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, dưa chuột có khả năng loại bỏ các axit uric đã được kết tinh trong các khớp, nhất là các trường hợp của bệnh gút. Chất Silica có trong dưa chuột thúc đẩy sức khỏe chung bằng cách tăng cường các mô liên kết, giảm cơn đau gút.
Khi bắt đầu thử nghiệm cho người bệnh gút uống rượu và sử dụng thêm một ly nước ép dưa chuột, người bệnh có thể sẽ cảm thấy giảm đau hơn. Đây là dấu hiệu tốt vì nó báo hiệu rằng loại nước ép này đang tác dụng trực tiếp lên vùng bệnh và các độc tố sẽ sớm bị loại bỏ.
Nếu được, hãy cho thêm một vài lát gừng và một chút cần tây. Chúng cũng là những thực phẩm có ích trong việc giảm viêm khi cơ thể bắt đầu quá trình thanh lọc độc tố, đẩy lùi các axit uric.

vì sao dưa chuột tốt cho người bị gút
Dưa chuột đứng đầu danh sách tốt cho bệnh gút.
(Ảnh minh họa: Internet)

Cách làm nước ép dưa chuột.

Nguyên liệu:
  • 2 thân cây cần tây
  • 1 quả dưa chuột cỡ vừa
  • 1 lát chanh
  • Gừng.
Rửa và làm sạch tất cả các thành phần, cho dưa chuột và thân cây cần tây vào ép. Vắt chanh và cho gừng thái mỏng vào hỗn hợp nước ép dưa chuột và cần tây.
Dùng hỗn hợp nước ép thường xuyên và hàng ngày để đạt kết quả tốt nhất.
Cuối cùng, đặt hỗn hợp nước ép này vào tủ lạnh và dùng dần. Chúng sẽ góp phần đánh bay những axit uric kết tinh trong khớp xương. Nên dùng hàng ngày để có được kết quả tốt nhất.
Nguồn: Sưu tầm

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Món ngon cho người bị gút.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gút là do chế độ ăn uống. Người bị bệnh gút thường phải kiêng khem khổ sở. Vậy, người bệnh gút có thể ăn những món ăn nào?

1.Cháo rau cần. 

món ngon cho người bị gút

Rau cần tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy, là món ăn tốt cho người bệnh gút giai đoạn cấp tính. Lấy 1 nắm rau cần, nguyên rễ rau. Sau đó rửa sạch thái nhỏ. Cho rau, gạo tẻ và nước vào nồi ninh nhừ. Khi ăn thêm gia vị cho vừa miệng.

2. Khoai tây trộn. 

món ngon cho người bị gút

Khoai tây là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin nên rất tốt cho người bị gút. Khoai tây rán vàng rồi trộn với xì dầu, chút muối và gia vị, ăn trong ngày. Món ăn này dùng rất tốt trong trường hợp bệnh gút tái phát đau trở lại. 

3. Bắp cải xào. 

món ngon cho người bị gút

Đây không chỉ là món ăn thanh đạm, nhiều vitamin mà còn rất thích hợp với giai đoạn điều trị củng cố bệnh gút. Bắp cải rửa sạch, thái nhỏ để ráo nước. Đun nóng dầu trong chảo thì cho bắp cải vào xào. Thêm chút gừng đập dập và nêm gia vị vừa ăn. Bắp cải chín mềm là có thể dùng được. 

4. Canh củ cải.

món ngon cho người bị gút

Canh củ cải cũng có thể dùng hàng ngày khi bệnh gút chưa phát. Củ cải cải rửa sạch, thái sợi. Cho củ cải vào xào với dầu thực vật, cho thêm bá tử nhân và nước. Đun hỗn hợp đến chín, cho gia vị vừa ăn. 

5. Cà tím luộc. 

món ngon cho người bị gút

Cà tím là thực phẩm kiềm tính và hầu như là thực phẩm không chứa nhân purin do đó, rất tốt cho người bị gút. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định. Cà tím rửa sạch, ngâm lại với chút muối, sau đó luộc chín và thái thành miếng. Cho cà vào cái đĩa rộng lòng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, chút muối và gia vị vừa đủ, trộn đều, ăn cách nhật. 
Nguồn: Sưu tầm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Người bị gút tập luyện như thế nào?

Tập thể dục có thể giúp ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh gút. Với những động tác đơn giản như bài tập giãn cơ, cardio, bạn có thể đẩy lùi căn bệnh này.

Bệnh gút vận động thế nào là hợp lý?

Không nên vận động và hoạt động quá mạnh hay kéo dài vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên mặt khớp, dẫn đến hư sụn khớp, ảnh hưởng không tốt đến xương khớp bị tổn thương. Chế độ sinh hoạt hợp lý, điều độ, vận động nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi về cả tinh thần và thể chất. Tập thể dục, đi bộ, chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng. Song cần phải nghỉ ngơi hợp lý và ngừng tập trong giai đoạn tái phát cơn gút cấp.

Bệnh gút nên tham gia các môn thể thao nào?

Tập thể dục có thể giúp ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh gút. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tập luyện cũng có thể dẫn đến nguy cơ viêm cơ. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ và thảo luận để có phương pháp luyện tập tốt nhất, phù hợp với bản thân để đẩy lùi căn bệnh này.

tập luyện giảm cơn đau gút
Tập luyện để giảm cơn đau gút.
(Ảnh minh họa: Internet)

Dưới đây là những bài tập tốt nhất bạn có thể thử nếu bị gút:
Bài tập giãn cơ.
Giãn cơ có thể giảm được sự tích tụ axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.
Bài tập lưng và cơ đùi sau.
Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt. Vươn mình về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Giữ tư thế trong 15 giây và cố gắng làm thêm 3 lần nữa.
Bài tập vai.
Đầu tiên dành vài phút để khởi động, nhất là phần cơ thể trên. Sau đó cuộn người về phía trước trong 30 giây rồi cuộn người về phía sau trong 30 giây. Tay luôn để sát theo cơ thể.
Bài tập cổ tay.
Tay nắm hình nắm đấm, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 30 giây, đổi chiều ngược lại tiếp tục tập trong 30 giây.
Bơi lội.
Bơi và aerobic dưới nước là một cách tuyệt vời để tăng cường các chức năng của cơ, bởi khi bạn di chuyển trong nước, các cơ của bạn sẽ phải chịu ít lực hơn.
Bắt đầu từ từ và dần dần tăng thời gian đi bơi. Hãy nhớ rằng tốc độ và khoảng cách không quan trọng bằng tổng thời gian dành để bơi. Bắt đầu với 2 ngày một tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút. Mục tiêu của giai đoạn này là bơi 30-45 phút một tuần.
Bài tập Aerobic nhẹ nhàng và bài tập Cardio.
Tập luyện tim mạch giúp tăng cường khả năng sử dụng oxy để chuyển hóa axit ở trong cơ thể và cải thiện chức năng phổi. Nó còn giúp tăng cường sức mạnh của các cơ bắp dưới.
Chọn các bài tập Aerobic nhẹ nhàng như leo cầu thang, đi bộ fitness và tập nhảy. Bắt đầu với 10 phút hàng ngày và càng về sau càng kéo dài thời gian. Hãy chú ý rằng, mục tiêu của bạn là 30-45 phút một ngày, một tuần 5 ngày.
Nếu bạn không quen vận động, đừng vội vàng bắt đầu các bài tập nặng vì nó chỉ khiến bệnh gút tồi tệ hơn. Nếu không biết bắt đầu thế nào, hãy tìm đến huấn luyện viên và tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã vạch ra cho bạn.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Nguy hiểm với biến chứng suy thận từ bệnh gút.

Gút không chỉ gây tổn thương các khớp xương mà còn tác động đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Một trong những biến chứng nặng nề và nguy hiểm do bệnh gút là suy thận. 

Gút (thống phong) là kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat ở khớp làm tăng axit uric máu trong thời gian dài. Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân gút là những đợt viêm cấp tính xuất hiện đột ngột, dữ dội, hay xảy ra vào ban đêm với biểu hiện: viêm sưng các khớp xương (nhất là ngón chân cái), phù nề, căng bóng; kèm theo những dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, khát nước,... Nếu không có chế độ dự phòng, điều trị thích hợp, những đợt viêm cấp sẽ tái diễn thường xuyên và chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ rất phức tạp, gây nhiều biến chứng, trong đó, biến chứng bệnh gút nguy hiểm nhất đe dọa tính mạng bệnh nhân gút là suy thận.
biến chứng của bệnh gút
Suy thận biến chứng nguy hiểm của bệnh gút
(Ảnh minh họa: Internet)

Theo thống kê, 10-15% bệnh nhân gút có những tổn thương tại thận, chủ yếu là viêm ở khe thận, cầu thận. Bên cạnh đó, nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Chính những tổn thương này là lý do khiến bệnh nhân gút dễ mắc suy thận. Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút nhưng gây độc cho thận (probenecid, sulfinpyrazone, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid, colchicin,... ) khiến nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận. Vì vậy, việc theo dõi định kỳ nồng độ axit uric trong máu và chức năng gan, thận rất cần thiết để bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Trước khó khăn trong điều trị và những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút, hiện nay, nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân đang lựa chọn sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị gút mà vẫn đảm bảo an toàn cho thận.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Uống nước có đường tăng nguy cơ bị bệnh gút.

Một người tiêu thụ 300 ml nước có đường mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gút lên 13%, theo khuyến cáo của các nhà khoa học New Zealand.
Trong một công bố mới đây trên trang Xinhuanet, các nhà khoa học Viện nghiên cứu New Zealand khuyến cáo bệnh nhân gút nên đưa thức uống có đường vào danh mục những thực phẩm không nên dùng với người bị gút. Nó làm cho bệnh trở nặng, gia tăng cảm giác đau đớn và tê liệt ở người bệnh.

uống nước có đường tăng nguy cơ gút
Thức uống có đường không tốt cho bệnh nhân gout.
(Ảnh minh họa: Internet)

Thịt đỏ, hải sản và bia là những thực phẩm có nồng độ axit uric cao, gây ra các bệnh viêm khớp. Mới đây các nhà nghiên cứu của ĐH Otago và Auckland đã tìm thấy biến thể gene SLC2A9 trong cơ thể con người có thể giúp lọc và đào thải chất độc như axit uric trong máu ra ngoài và hỗ trợ cho quá trình bài tiết ở thận.
“Tuy nhiên, khi những biến thể gene này tương tác với đồ uống có đường, các chức năng vốn có của chúng sẽ bị đảo ngược. Thay vì đào thải axit uric ra ngoài thì biến thể gene SLC2A9 tiếp xúc với đường trong thức uống sẽ đẩy axit uric đi ngược vào trong máu và gây ra bệnh gút", phó giáo sư Tony Merriman, khoa Sinh hóa, ĐH Otago và Auckland nói.
“Đường không chỉ gia tăng axit uric trong máu thông qua gan mà còn xuất hiện khi bài tiết qua thận. Đây là một sự tương tác chưa từng được phát hiện trước đây". Vị phó giáo sư cũng khẳng định, một người tiêu thụ trung bình 300 ml thức uống có đường mỗi ngày thì tỷ lệ mắc bệnh gút sẽ tăng 13% so với người bình thường.
Bệnh gút xuất hiện khi axit uric trong máu kết tinh ở các khớp xương và gây viêm. Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh viêm khớp tại New Zealand, đặc biệt là đối với nam giới. Bệnh này liên hệ chặt chẽ với các bệnh tiểu đường, tim và thận. Qua nghiên cứu lần này, ông Tony khuyên, ngoài việc dùng thuốc theo quy định thì người bị bệnh gút nên tránh những thức uống có đường.
Nguồn: VN express
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Cây sói rừng chữa bệnh gout và xương khớp.

Cây sói rừng có hiệu quả chống viêm cao được sử dụng trong điều trị bệnh gout và các bệnh xương khớp khá hiệu quả.
Cây sói rừng còn gọi là cây cửu tiết trà, cửu tiết phong, tiếp cốt mộc, cửu tiết lan,… có tên khoa học là Sarcandra glabra (thumb). Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta như tại các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Kon Tum, Lâm Đồng,…
Cây sói rừng thường gặp nhất ở các vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm ướt. Là loại cây nhỏ, cao từ 1 – 2m, có nhánh tròn, không lông, lá mọc đối dài 7 – 18cm, rộng 2 – 7cm, đầu nhọn, mép có răng nhọn. Theo Y học cổ truyền cây sói rừng có vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng rộng rãi trong dân gian với công dụng thải trừ chất độc, giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa hệ miễn dịch.

cây sói rừng chữa bệnh gút và xương khớp
Cây sói rừng (Ảnh minh họa: Internet)

Cây sói rừng thường được dùng trong điều trị bệnh gout vì tác dụng chống viêm của nó. Theo các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dịch tiết từ cây sói rừng có tác dụng chống viêm đạt hiệu quả lên tới 98% không gây tác dụng phụ, đặc biệt phần lá cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất.
Hiện nay, tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp điều biến miễn dịch của sói rừng đã được ứng dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Hiệu quả này càng được tăng cường khi sói rừng được kết hợp với thành phần chính là hy thiêm giúp giảm đau nhức xương khớp cùng nhiều dược liệu quý khác như: bạch thược, tiền hormone pregnenolone,… có tác dụng tăng cường hồi phục vận động khớp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau xương khớp.
Chính vì những công dụng thần kỳ của nó mà cây sói rừng đã được rất nhiều người sử dụng trong việc điều trị bệnh gout và các bệnh về xương khớp.
Nguồn: Sưu tầm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com

Đồ uống thích hợp cho người bệnh gút.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh gút, bạn nên lựa chọn đồ ăn và nước uống phù hợp.
Bệnh gút là một bệnh làm cho người bệnh cảm giác vô cùng nhức nhối và khó chịu, Người bệnh không chỉ khó chịu với căn bệnh này mà còn khó chịu với cả các chế độ ăn uống. Đối với người bị bệnh gout chế độ ăn uống điều độ và đúng mực cực kỳ quan trọng vì chế độ ăn uống hợp lý góp phần đáng kể vào việc giảm acid uric máu. 
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh gút, bạn nên lựa chọn đồ ăn và nước uống phù hợp. Nước khoáng kiềm giúp thải acid uric được tốt hơn và cũng là một biện pháp phòng tránh cơn gút cấp.

Sau đây là một số đồ uống tốt cho bệnh gút:

Nên uống nhiều nước lọc.

đồ uống thích hợp cho người bệnh gút

Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân gút uống nhiều nước trong ngày sẽ tăng cường thải acid uric qua đường tiểu tiện. Bệnh nhân gút nên uống nhiều nước, tối thiểu là 1,5 lít /ngày. 

Uống sữa ít béo: 

Trước kia, người ta vẫn cho rằng sữa là một trong những thủ phạm gây ra bệnh gút, và những người bệnh gút được khuyên rằng không nên uống sữa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây đã "minh oan " cho sữa. Theo đó, mỗi ngày uống từ 1 tới 5 cốc sữa ít béo thì nguy cơ mắc bệnh gút giảm tới 43%.

Uống café làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút.


Nghiên cứu cho thấy những người uống 3-4 tách café một ngày đều phát hiện thấy giảm acid uric trong máu. Trong café có nhiều hợp chất khác nhau và chúng có tác dụng phức tạp trong cơ thể người. Một số chất đặc hiệu được tìm thấy trong café có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

Uống nước sắc lá sake 

Các bài thuốc dân gian dùng lá sakê tươi nấu nước uống trong ngày cho bệnh nhân gút, tuy nhiên hiện vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nghiêm túc nào nói đến cơ chế tác dụng của thuốc, tỉ lệ thành công cũng như những ảnh hưởng lâu dài trên cơ thể người bệnh khi dùng bài thuốc kinh nghiệm này.

Đồ uống không nên dùng.

Không nên uống bia rượu: Bia rượu làm trầm trọng bệnh gút thêm, bạn nên hạn chế một cách tối đa. Trong trường hợp của bạn, có thể do đặc thù công việc phải tiếp khách nhiều, bạn nên uống lượng ít hơn.

Hạn chế uống nước ngọt 

Những người đàn ông uống nhiều hơn 2 cốc nước ngọt có đường mỗi ngày sẽ tăng 85% nguy cơ bị bệnh gút, so với những ai uống ít hơn 1 cốc trong cả tháng. Bệnh nhân nên hạn chế uống nước ngọt.
Nước ngọt không đường thì không làm gia tăng nguy cơ bệnh gút nhưng nước quả và những trái cây nhiều fructose như táo và cam đều gia tăng nguy cơ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng mọi người cần phải cân bằng chế độ rau quả để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.

Không uống các thuốc làm tăng acid uric máu

Đó là các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (hypothiazide), nhóm giảm đau, hạ sốt salicilat (aspirin). Tuyệt đối không dùng các thuốc nhóm corticoid (prednisolon, dexamethason…) vì chúng có thể làm giảm đau nhanh nhưng lại làm tăng acid uric máu, đẩy nhanh bệnh sang thể mạn tính.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt chỉ hỗ trợ một phần trong điều trị bệnh gút, bạn cần phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sỹ.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong.com